Học tín chỉ bậc phổ thông
Học tín chỉ không xa lạ gì với học sinh viên đại học, nhưng với học sinh phổ thông thì nó lại đang là một vấn đề rất mới.
ảnh minh họa
Đề xuất học tín chỉ từ bậc phổ thông của ngành giáo dục nước ta mới đây đã thổi vào dư luận một luồng gió mới làm thay đổi hoàn toàn cục diện suy nghĩ về việc dạy và học phổ thông từ trước đến nay.
Hình thức giáo dục ở bậc phổ thông truyền thống vẫn được thực hiện theo kiểu một chương trình áp dụng cho mọi năng lực, mọi nhu cầu.
Vì thế khi học sinh lên bậc đại học thường khá lúng túng trong việc vận dụng kỹ năng mềm và lựa chọn ngành nghề…
Phải nói rằng đây là một đề xuất mới tiến bộ đưa nước ta đến gần hơn với thế giới.
Đó là một hình thức giáo dục “mở” chuyển đổi từ hình thức giáo dục truyền thống theo biên chế sang một hình thức khác linh động hơn, phù hợp hơn với từng điều kiện, hoàn cảnh của học sinh và địa phương.
Video đang HOT
Không ít người nhận xét và cho rằng đây cũng chính là xu hướng nhân văn của giáo dục hiện đại, phát triển theo năng lực cá nhân để phát huy tính cơ động của xã hội, thúc đẩy phát kiến mới.
Với cách học này học sinh nào có năng lực học tập tốt thì học sinh đó có thể ra trường sớm hơn, và chuyện “16 tuổi vào học đại học” đã không còn là chuyện viển vông xa vời nữa.
Học tín chỉ sẽ chấm dứt việc học theo thời khóa biểu hoặc học theo kiểu “dàn hàng ngang” như trước đây.
Với hình thức đào tạo mới này, học sinh có thể học tại trường, nhà, trực tuyến; thời lượng giảng dạy các môn học cũng mở, ít hay nhiều tùy từng trường, từng môn học.
Khi có nhu cầu học sinh có thể đăng ký học trong cả thời gian nghỉ hè để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình bậc học, sớm tiếp cận bậc học cao hơn và tự phát triển được bản thân nhiều hơn.
Bên cạnh đó việc học tín chỉ còn giải quyết bài toán chọn môn học tự chọn theo chương trình giáo dục phổ thông mới, sẽ tạo ra nhiều cơ hội và đem đến nhiều sự lựa chọn cũng như chủ động hơn cho các kế hoạch trong tương lai.
Hy vọng mô hình đào tạo mới này sẽ là điều kiện tốt để học sinh làm quen với cách học tín chỉ của chương trình đại học.
Đặc biệt còn hạn chế được tình trạng dạy và học theo kiểu “cào bằng” như hiện nay.
Ngược lại, nếu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và năng lực học tập kém thì hình thức học này sẽ gây tác dụng ngược. Học sinh sẽ dễ dàng học lệch dẫn đến việc phá vỡ yếu tố tương quan giữa các môn học khiến cho phụ huynh và học sinh ngày càng cảm thấy áp lực hơn.
Dự kiến hình thức đào tạo này sẽ được dạy thí điểm tại TPHCM từ 2019 -2020 đã được nhiều sự quan tâm từ dư luận.
Mô hình học tín chỉ từ bậc phổ thông này có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là học tín chỉ phải gắn liền với định hướng nghề nghiệp sau này.
Không chỉ thế, muốn phù hợp với hình thức đào tạo này học sinh phải nghiên cứu thật kỹ “thị trường các môn học”, chủ động làm chủ quỹ thời gian và phải cố gắng hết mình mới có thể thành công được.
Theo Daidoanket.vn
Bắc Giang hướng dẫn tham gia các cuộc thi cho học sinh phổ thông
Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa có văn bản hướng dẫn tham gia các cuộc thi cấp quốc gia cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018.
ảnh minh họa
Theo đó, tiếp tục tham gia các cuộc thi cấp quốc gia theo các văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cụ thể:
Kỳ thi THPT quốc gia; thi chọn học sinh giỏi; thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông;
Hội khỏe Phù đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức- 4 năm/lần); Cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Sở GD&ĐT cũng đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn của đơn vị, tham gia tổ chức tốt các cuộc thi: "Giao thộng học đường" do ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chủ trì;
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" do Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chủ trì; "Viết thư quốc tế UPƯ' do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.
Đối với các cuộc thi: Giải Toán và Vật lý trên mạng, tiếng Anh trên mạng, giải toán trên máy tính cầm tay, các đơn vị rà soát điều kiện thực tế, nguyện vọng và nhu cầu của học sinh tổ chức cuộc thi.
Yêu cầu đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, không tạo áp lực cho học sinh, không thu kinh phí, không yêu cầu các trường thành lập đội tuyển, không xét giải cấp trường, cấp huyện, không lấy thành tích cuộc thi để đánh giá thi đua đối với các đơn vị tham gia.
Các đơn vị tham gia tổ chức các cuộc thi báo cáo Phòng GD&ĐT đối với các trường tiểu học và trường THCS; báo cáo Sở GD&ĐT đối với các đơn vị trực thuộc.
Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT căn cứ danh sách các trường đăng ký tổ chức cuộc thi bố trí cán bộ giám sát theo đúng quy định.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nguy cơ tốt nghiệp trễ vì mua bán tín chỉ ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM mới đây phát hiện và tiến hành khóa các tài khoản có hành vi mua bán, chuyển nhượng tín chỉ, học phần. ảnh minh họa Cuộc chiến đăng ký học phần là câu chuyện muôn thuở của sinh viên theo học cơ chế tín chỉ. Gần đây, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM phát hiện nhiều bạn...