Học tiếng Nhật: Tự học bảng chữ cái Hiragana chỉ trong 10 phút
Tiếng Nhật có hai bảng chữ cái cơ bản là Hiragana và Katakana. Hôm nay, hãy cùng học bảng chữ cái Hiragana qua phương pháp vô cùng nhanh và hiệu quả trong video sau đây nhé!
Bảng chữ cái tiếng Nhật là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình học tập tiếng Nhật của những ai muốn theo đuổi giấc mơ Nhật Bản. Tuy nhiên, đây cũng là bước đi đầy khó khăn và đầy thách thức đánh gục rất nhiều những bạn đam mê tiếng Nhật nhưng thiếu phương pháp học.
Trong video này, chúng tôi giới thiệu với các bạn về bảng chữ cái tiếng Nhật hiragana cơ bản bao gồm 46 chữ cái được chia thành 5 hàng: a, i, u, e, o. Việc học thuộc và nhớ bảng chữ cái Hiragana là điều kiện tiên quyết cho việc gắn bó với chặng đường học tiếng Nhật.
Học tiếng Nhật: Tự học bảng chữ cái Hiragana chỉ trong 10 phút
Ngoài việc tự học qua video vừa rồi, các bạn cũng có thể tự ôn tập theo các cách sau:
1. Cách thứ nhất và cũng là cách học thông dụng đã được nhiều người áp dụng thành công đó là học bằng flash card : Bạn sử dụng tấm bìa cứng, cắt ra thành từng ô vuông nhỏ. Mặt trước ghi chữ cái Hiragana, mặt sau ghi cách đọc bằng Romaji ( loại chữ la tinh phiên âm cách đọc ) . Sau đó trộn tất cả các tấm bìa lại với nhau. Học theo từng tấm bìa một. Cái nào chưa nhớ hoặc khó nhớ bạn có thể để riêng ra một chỗ và luyện tập lại.
2. Cách thứ hai, bạn tải bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và in ra giấy, sau đó bạn có thể luyện viết chữ bằng cách viết đè lên các chữ cái. Luyện tập theo cách này sẽ giúp bạn nhớ được thứ tự nét viết. Vậy là bạn không chỉ học thuộc bảng chữ cái tiếng nhật mà còn nhớ luôn được cách viết chúng.
Chúng tôi tin rằng, sau khi học qua video và luyện tập theo hai phương pháp ở trên thì 46 chữ cái Hiragana sẽ không thể làm khó bạn được đâu.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Muộn 5 phút coi như nghỉ học: Doanh nghiệp than phiền về kỉ luật thời gian của sinh viên
Đại diện nhiều công ty, doanh nghiệp cho biết, tính kỉ luật về thời gian là điều kiện tiên quyết, quyết định tới năng suất và chất lượng kinh doanh.
Nội quy mới của Học viện Báo chí - Tuyên truyền tạo nên sự chú ý, đặc biệt là kỉ luật về thời gian.
Quy định sinh viên muộn 5 phút coi như nghỉ học không lý do của Học viện Báo chí - Tuyên truyền khiến không ít sinh viên phản đối. Dù hiện tại nhà trường đã cho thu hồi nội quy để điều chỉnh nhưng đại diện của nhiều doanh nghiệp cho rằng, đây thực sự là một quy định cần thiết để sinh viên nhận thức tầm quan trọng của việc đúng giờ khi ra làm việc tại các công ty, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Quang - Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải cho biết, đa số sinh viên mới ra trường thiếu rất nhiều kĩ năng làm việc mà doanh nghiệp mong muốn. Thậm chí, nhiều sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi nhưng thực tế làm việc không tương xứng với tấm bằng đỏ.
Những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc qua thời gian doanh nghiệp có thể bồi đắp thêm cho các bạn sinh viên bởi các bạn còn trẻ, không thể đòi hỏi các bạn biết rõ mọi việc. Tuy nhiên, chưa kể đến kĩ năng, kiến thức làm việc, điều mà doanh nghiệp cần ở các bạn sinh viên mới ra trường trước hết là kỉ luật về thời gian.
"Tôi không hiểu ở các trường đại học, các bạn sinh viên có được rèn luyện để nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của sự đúng giờ hay không. Nhưng khi làm việc tại doanh nghiệp, chúng tôi đòi hỏi rất cao tính kỉ luật này. Nhất là doanh nghiệp chúng tôi làm về kĩ thuật thì tính chính xác về thời gian là vô cùng quan trọng. Chậm một vài giây là có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống vận hành, ảnh hưởng đến năng suất lao động của cả tập đoàn" - ông Quang nói.
Ông Quang cho biết thêm, nhiều sinh viên mới ra trường rất hay đi muộn 5 phút, 10 phút và cho rằng 5 phút đó, 10 phút đó là không đáng kể. Nhưng 5 phút đó doanh nghiệp có thể sản xuất ra hàng chục, hàng trăm sản phẩm, không thể nói là không đáng kể được.
Nội quy mới của Học viện Báo chí Tuyên truyền. Ảnh: Welcome to AJC 2018.
Ông Dưỡng Hữu Thành - Công ty cổ phần địa ốc Phú Tài Land, chi nhánh Tây Đô cho biết, tính kỉ luật về giờ giấc rất quan trọng đối với doanh nghiệp, việc chậm trễ giờ giấc ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh, khiến các hoạt động kinh doanh bị trì trệ.
"Doanh nghiệp của chúng tôi luôn coi trọng tính kỉ luật về giờ giấc, đúng giờ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và tạo cho doanh nghiệp một môi trường làm việc chuyên nghiệp".
Ông Thành cho biết, sinh viên mới ra trường do vẫn giữ thói quen nề nếp cũ hồi còn đi học nên việc chấp hành kỉ luật về thời gian không tốt. Nhà trường nên rèn luyện cho sinh viên tính kỉ luật, cách phân bổ thời gian hợp lý, rèn luyện khả năng chịu được áp lực thời gian, loại bỏ thói quen đi trễ phổ biến hiện nay.
Trước đó, Học viện Báo chí - Tuyên truyền cho ra nội quy mới, trong đó có những nội dung gây chú. Về nội quy trên lớp, giảng viên lên lớp muộn 10 phút thì buổi học đó bị tính là giảng viên bỏ giờ không lý do. Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do. Giờ giải lao, sinh viên vào muộn sẽ bị tính một buổi nghỉ học không phép.
NGUYỄN HÀ
Theo laodong.vn
Muốn con vào lớp 1 tự tin, vững vàng, bố mẹ nhất định phải dạy trước cho con những kĩ năng này Biết đọc biết viết không phải là kĩ năng quan trọng nhất, còn có nhiều kĩ năng cần thiết khác bố mẹ cần chuẩn bị cho con vào lớp 1. Sau khi tốt nghiệp mẫu giáo, trẻ bước vào lớp 1 với bao háo hức để học hỏi, khám phá những điều mới mẻ. Trong giai đoạn này, nhiều cột mốc quan trọng...