Học tiếng Nhật: Luyện nghe chủ đề “Mùa đông ở xứ sở mặt trời mọc”
Cùng luyện nghe và bổ sung từ vựng tiếng Nhật thông qua bài nghe “ Mùa đông Nhật Bản” ngày hôm nay với thầy giáo Mochizuki nhé!
Học tiếng Nhật: Luyện nghe theo chủ đề “Mùa đông ở xứ sở mặt trời mọc”
Một số từ vựng và mẫu câu nổi bật trong bài:
12 ( – juuni gatsu): Tháng 12
( – nihon): Nhật Bản
( – fuyu): Mùa đông
( – hajimarimasu): Bắt đầu (Động từ)
3 ( – san kagetsukan): (khoảng thời gian) 3 tháng
( – haru): Mùa xuân
( – sakura): Hoa anh đào
( – sakimasu): nở (hoa)
( – yuki): Tuyết
( – masshiro): trắng xóa
( – sekisetsu): lượng tuyết đọng (dùng để đo lượng tuyết rơi)
: trượt tuyết
É54; ( – ninki ga arimasu): được yêu thích
( – yuki matsuri): Lễ Hội Tuyết
( – shashin): ảnh chụp
Nếu bạn mới học tiếng Nhật, có thể bắt đầu với những bài ngắn, chậm và đơn giản như Video chủ đề mùa đông phía trên. Khi đã quen dần và vốn từ vựng tăng rồi thì có thể luyện tập với những bài dài hơn, nhanh hơn và nhiều từ phức tạp hơn.
Các bước luyện nghe tiếng Nhật:
Bước 1: Nghe sơ lược, cố gắng nắm nội dung chính. Ở bước này, hãy cứ nghe một lượt hết cả bài và thử đoán nội dung dựa trên những gì nghe được.
Lưu ý: Nếu bạn nghe hết cả bài mà không bắt được một từ hay một câu nào thì có khả năng là bài nghe đó vượt quá trình độ hiện tại của bạn, nên đổi sang một bài khác đơn giản hơn.
Nghe xong hãy ghi lại ý chính của bài theo suy đoán của bạn. Nếu đó là một bài nghe có câu hỏi kèm theo, hãy trả lời câu hỏi dựa trên những gì bạn nghe được.
Bước 2: Đọc phụ đề hoặc Script nghe, ghi lại các từ vựng hoặc mẫu câu mình chưa nắm rõ. Hãy lưu ý những từ lặp đi lặp lại trong bài, vì đó thường là những từ quan trọng.
Đến lúc này, kiểm tra lại suy đoán và câu trả lời của bạn ở bước 1 có đúng hay không. Nếu chưa đúng, hãy ghi chú lại để tìm ra lý do trong những bước sau.
Bước 3: Vừa nghe, vừa đọc phụ đề. Đây là bước kết hợp cả 2 bước trên. Việc này giúp bạn ghi nhớ được từ vựng và mẫu câu mới lâu hơn, vì bạn vừa được nghe phát âm, được nhìn mặt chữ và hiểu được nghĩa.
Ở bước này, bạn sẽ phát hiện ra các từ, các câu mình nghe nhầm, hiểu nhầm – Từ đó rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Bước 4: Nghe, nhìn phụ đề và tập nói theo. Bước này giúp bạn ghi nhớ được cách phát âm và ngữ điệu của người Nhật. Đồng thời giúp bạn kết nối việc Nghe – Nói, luyện phát âm chuẩn, cách nói tự nhiên, trơn tru. Rèn luyện nhiều, bạn có thể tăng cường cả phản xạ giao tiếp của mình nữa.
Bước 5: Nghe, nói và không nhìn phụ đề
Mục đích của bước này cũng là để luyện giọng giống người Nhật. Nhưng không nhìn phụ đề là để luyện phản xạ, nói câu trước phải nghĩ liền đến câu đáp lại nếu không thì sẽ không nói kịp. Hơn nữa, khi không có gì để nhìn thì sẽ không phụ thuộc vào gì cả, và thế là chữ ở trong đầu cứ thế mà tuôn ra.
Bây giờ, hãy luyện tập lại theo 5 bước trên với Bài nghe “Mùa đông Nhật Bản” vừa rồi nhé!
Để hoàn thành một bài nghe ngắn theo đầy đủ cả 5 bước có thể mất khoảng 30 phút. Thời gian tuy không dài, nhưng bạn sẽ vừa luyện được kĩ năng nghe, bổ sung vốn từ vựng, lại luyện được phát âm chuẩn và phản xạ nói. Kiên trì rèn luyện mỗi ngày, việc học tiếng Nhật của bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Học tiếng Nhật: Tự tin giới thiệu bản thân chỉ sau hai phút
Khi giao tiếp với một người Nhật Bản, làm sao để họ quan tâm và đồng ý kết bạn lâu dài? Hãy bắt đầu từ những bước đơn giản đầu tiên - học cách giới thiệu bản thân thật thông minh nhé!
Trong giao tiếp ứng xử, nhất là đối với người lạ trong lần đầu gặp mặt, điều quan trọng nhất để gây ấn tượng và ghi điểm trong mắt người đối diện đó là ngoại hình và lời nói.
Ngoại hình ban đầu ưa nhìn, bắt mắt sẽ làm cho đối phương bị thu hút, nhưng để họ gắn bó và trò chuyện lâu dài thì bạn cần có một cách nói chuyện khéo léo và thông minh.
Vậy khi giao tiếp với một người Nhật Bản, làm sao để họ quan tâm và đồng ý kết bạn lâu dài. Hãy bắt đầu từ những bước đơn giản đầu tiên - học cách giới thiệu bản thân thật thông minh nhé!
Học tiếng Nhật: Tự tin giới thiệu bản thân chỉ sau hai phút
Trong video vừa rồi hai bạn Daru và bạn Ngân đã giới thiệu về bản thân mình cho nhau nghe. Cùng mình ôn lại một số mẫu câu và từ vựng quan trọng đã xuất hiện trong bài nhé ! Hajimemashou !
1. (Hajimemashite) : Rất vui được gặp bạn
2. ( Watashi) : Tôi
3.( Yoroshiku Onegaishimasu) : Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn
4.... .: Tên tôi là...
Nhật Bản là đất nước được biết đến với nền văn hóa đa màu sắc và nhiều nét đẹp cuốn hút. Điều này được thể hiện ngay cả trong văn hóa giao tiếp hàng ngày của người Nhật Bản, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé !
Văn hóa cúi đầu trong lần đầu giao tiếp
Trong lần đầu tiên gặp gỡ của một người Nhật Bản, nghi thức cúi chào thường không thể thiếu. Cúi chào, giờ đây đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu của người Nhật. Độ của góc cúi đầu thể hiện mức độ thân thiết và lịch sự.
Nếu là cúi đầu xã giao sẽ cúi khoảng 15 độ, còn nếu thể hiện sự tôn kính với người đối diện trong lần đầu gặp mặt sẽ cúi khoảng 30 độ, góc cúi 45 độ thể hiện sự cảm ơn sâu sắc và muốn được hợp tác.
Văn hóa cúi đầu tại Nhật lại có sự khác nhau giữa nam và nữ. Đối với nam, tư thế chào đúng chuẩn là hai bàn tay duỗi thẳng, khép chặt các ngón, khép hai cánh tay sát bên sườn và cúi xuống.
Đối với nữ, tư thế cúi chào cũng là hai tay duỗi thẳng đặt trước người tạo thành hình chữ V, bàn tay phải phải đặt lên bàn tay trái, các ngón tay khép lại và từ từ cúi chào.
Sau khi kết thúc nghi thức chào hỏi, người Nhật sẽ trao danh thiếp cho nhau.
Trang phục của người Nhật
Người Nhật thường rất coi trọng trang phục của mình, họ lựa chọn trang phục dựa trên hai nguyên tắc chính là : sang trọng và hợp mốt.
Trong văn hóa, người Nhật quan niệm, cách ăn mặc tuềnh toàng, lôi thôi là thiếu lịch sự đối với người đối diện. Đặc biệt, người Nhật cũng hay để ý đến đôi tất bạn đi vì trong một số trường hợp bạn sẽ phải ngồi để giao tiếp.
Quà tặng khi đến chơi nhà người khác
Nếu bạn mới quen một người bạn Nhật Bản và một hôm nào đó bạn muốn mua một món quà để tặng khi sang nhà người bạn đó chơi, trước khi mua món quà đó, bạn hãy ghi nhớ 3 điều tối kị sau :
Không tặng những bức tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn bởi nó thể hiện sự thiếu tao nhã. Trong văn hóa Nhật Bản, điều đó có ý nghĩa là "mắn đẻ" hoặc sự thủ đoạn.
Không mua những thứ như dao, kéo,.. vì theo họ đó là điềm báo của sự chia ly.
Thường khi tặng quà, người Nhật luôn kèm theo câu nói: "Mặc dù món quà không có giá trị gì nhưng xin ông/bà hãy vui lòng nhận cho".
Một số lưu ý quan trọng khác
Nên hạn chế những hành động thân mật như bắt tay, ôm, hôn,...Luôn kiềm chế cảm xúc để không làm ảnh hưởng đến người đối diện. Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, bạn đừng quên nói lời cảm ơn nhé.
Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu được phần nào về văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản, tránh những hiểu lầm không đáng có.
Cuối cùng, bạn đừng quên ôn tập lại các mẫu câu giao tiếp vừa học nhé. Chúc bạn chinh phục tiếng Nhật thành công.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Cùng học tiếng Nhật qua bài hát Sakura anata ni deaete yokatta Học tiếng Nhật qua bài hát là một cách học hiệu quả, giúp bạn làm quen với tiếng Nhật dễ dàng và tự nhiên hơn. Mời bạn cùng thực hành qua bài Sakura anatani deaete yokatta nhé! Cùng học tiếng Nhật qua bài hát Sakura anata ni deaete yokatta Bạn đã học được từ gì mới qua bài hát này rồi? Chúng ta...