Học tiếng Anh về ngày Black Friday
Khi thấy một mặt hàng được quảng cáo “money back guarantee”, bạn có hiểu ý nghĩa của nó?
Dù không có ý nghĩa về tôn giáo, Black Friday khá liên quan tới thời điểm Giáng sinh. Tại một số quốc gia phương Tây, nhiều cửa hàng bắt đầu đổ đầy đồ trang trí và quà tặng Giáng sinh ngay khi mùa hè vừa kết thúc. Bắt đầu từ tháng 9, những mặt hàng cho dịp lễ quan trọng nhất năm dần xuất hiện. Khoảng tháng 10 và tháng 11, không khí Noel phủ ngập trung tâm mua sắm.
Các nhà tiếp thị nhận ra rằng mọi người cần một lý do để tiêu tiền. Những từ như “sale”, “discount”, “buy one, get one free” xuất hiện nhiều trên TV và ngoài biển hiệu cửa hàng.
Ngày Black Friday ra đời ở Mỹ như một cách kích thích việc mua bán. Black Friday được xác định là ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn (Lễ Tạ Ơn là ngày thứ năm lần thứ tư trong tháng 11), là hồi chuông khởi đầu cho mùa mua sắm Giáng sinh ở Mỹ từ những năm 1950. Năm nay, nó rơi vào ngày 23/11.
Thời gian mở cửa vào Black Friday thường dài hơn bình thường, trong đó nhiều nhà bán lẻ sẵn sàng từ sớm tinh mơ. “Opening hours from 4.00am to 10.00pm” là câu khá phổ biến.
Video đang HOT
Ảnh: EF English Live
Hiệu ứng mua sắm trong ngày này dẫn đến sự ra đời của cụm từ “Black Friday weekend”. Tuy nhiên, nghĩa của từ “weekend” đã bị biến đổi. Thông thường, nó chỉ thứ bảy và chủ nhật, những ngày người lao động được nghỉ ngơi. Trong dịp Black Friday, nó lại có nghĩa từ thứ sáu đến chủ nhật, thậm chí từ thứ sáu đến thứ hai.
Quảng cáo
“Guarantee” có nghĩa mặt hàng được bảo hành, bạn có thể mang đến kiểm tra nếu gặp trục trặc.
“Money back guarantee” có nghĩa nếu không hài lòng với chất lượng sản phẩm, bạn có thể được hoàn tiền.
“Extended warranty” có nghĩa mặt hàng có hạn bảo hành lâu hơn thời gian tiêu chuẩn, được người bán sử dụng để thuyết phục người mua về chất lượng.
Người mua sắm có thể dùng rất nhiều câu hỏi để tìm thông tin từ nhân viên bán hàng. Cách thông thường để bắt đầu một câu hỏi như vậy là “Excuse me”, thể hiện tính lịch sự và hướng sự chú ý về mình.
Sau đó, bạn chỉ cần vận dụng những mẫu câu đơn giản như “Do you have any…?”, “Do you sell…?”, “Where can I find…?”, “I’m looking for…?”. Chẳng hạn: “Excuse me, do you have any socks?” hay “Excuse me, do you sell hair bands?”.
Dù câu “Excuse me, I’m looking for the…? không có từ để hỏi như “how”, “what” hay “where”, người nói vẫn thường lên giọng ở cuối.
Bạn có thể không mua được gì khi bước vào cửa hàng đầu tiên, do không có mặt hàng hoặc mức giá phù hợp. Để chọn một món quà hay đồ dùng không quá đắt tiền, bạn nên hỏi người bán: “Have you got anything cheaper?”. Khi không tìm được món hàng muốn mua, câu cần dùng là “Do you stock this item?” hay “Do you know anywhere else I could try?”.
Khi quyết định mua món đồ nào đó, bạn nói với nhân viên bán hàng: “I’ll take it”. Để thanh toán, bạn hỏi tiếp: “Where can I pay for this item?”.
Câu “Do you deliver?” dùng để hỏi về dịch vụ vận chuyển đối với những món hàng cồng kềnh.
Để xin túi đựng hàng, bạn nói: “Can I have a bag with that/those, please?”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ở một số nước như Anh, hầu hết cửa hàng tính phí túi khi đi mua sắm. Đây là nỗ lực của chính phủ giảm số lượng túi nylon gây ô nhiễm môi trường.
Thùy Linh
Theo EF English Live
Những cách nói thay thế 'good luck'
Để chúc người khác may mắn, bạn có thể nói "Break a leg!" hoặc "Finger crossed!".
Theo 7 ESL
Những cách nói thay thế 'Sorry' "Oh, my bad" là một trong những câu mà bạn có thể dùng khi nhận lỗi, thay vì dùng từ "sorry" quen thuộc. Theo 7 ESL