Học thiết kế- mỹ thuật- kiến trúc có cần năng khiếu?

Theo dõi VGT trên

Khối ngành đặc thù thiết kế- mỹ thuật- kiến trúc luôn có sự hấp dẫn đặc biệt với những người trẻ đam mê sáng tạo. Vậy người học có cần năng khiếu khi theo học các ngành này?

Học thiết kế- mỹ thuật- kiến trúc có cần năng khiếu? - Hình 1

Thí sinh dự thi năng khiếu tuyển sinh đầu vào tại một trường ĐH tại TP.HCM – ĐÀO NGỌC THẠCH

Vào 14 giờ ngày mai (15.3), Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “ Chọn ngành học cho tương lai: Học thiết kế- mỹ thuật- kiến trúc có cần năng khiếu?”.

Chương trình diễn ra ở các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.

Trong khi kỹ thuật là một khối ngành truyền thống luôn có nhu cầu nhân lực lớn, thì khối ngành đặc thù thiết kế- mỹ thuật- kiến trúc luôn có sự hấp dẫn đặc biệt với những người trẻ đam mê sáng tạo. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ, các khối ngành này cũng có những thay đổi không ngừng về xu hướng nguồn nhân lực.

Chương trình tư vấn trực tuyến ngày mai sẽ cung cấp cho thí sinh những thông tin cụ thể và hết sức cần thiết về các ngành học này trong giai đoạn sắp tới. Đặc biệt trong chương trình, các chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi có cần năng khiếu khi theo học các ngành thiết kế- mỹ thuật- kiến trúc hay không.

Chương trình gồm 2 đợt theo 2 khung giờ sau:

*Đợt 1 (14 giờ -15 giờ 15) gồm các chuyên gia:

- PGS-TS Nguyễn Trọng Phước, Trưởng khoa Xây dựng Trường ĐH Mở TP.HCM ;

-PGS-TS Phạm Thành Dương, Phó khoa kỹ thuật Trường ĐH Việt Đức ;

-Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm thông tin-truyền thông Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM ;

-Thạc sĩ Nghệ thuật thị giác Đào Chí Đắc, Phó trưởng khoa Truyền thông-thiết kế Trường ĐH Công nghệ TP.HCM .

*Đợt 2 (15 giờ 30-16 giờ 30) gồm các chuyên gia:

- T iến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;

- T hạc sĩ-KTS Từ Phú Đức, Trưởng khoa Thiết kế và nghệ thuật Trường ĐH Hoa Sen;

- T hạc sĩ Lương Xuân Hiếu, quyền Trưởng khoa Kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng Trường ĐH Duy Tân.

Video đang HOT

Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi để tương tác với chuyên gia chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến chọn ngành học tương lai liên quan khối ngành kỹ thuật-thiết kế-mỹ thuật-kiến trúc.

Nhìn lại những thay đổi trong cách ra đề và chấm thi tuyển sinh đại học

Làm đề thi sao cho chuẩn mực mà sáng tạo, vừa kiểm tra kiến thức toàn diện của học trò, vừa phân loại, vừa phát hiện năng khiếu chuyên ngành là một thách thức.

LTS: Tiếp tục chủ đề về tuyển sinh đại học, thầy Trần Hinh hiện giảng dạy tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ về chủ đề đề thi, chấm thi, điểm thi.

Nội dung, văn phong bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả. Tiêu đề bài viết do toà soạn đặt.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

(Kỳ 1)

Đề thi là vấn đề muôn thuở. Trước đây, người ta đã từng bàn cãi và nay vẫn tiếp tục bàn cãi. Với hai cấp phổ thông và sau đại học, có lẽ vấn đề đỡ phức tạp hơn. Nhưng với cấp đại học, thì làm một đề thi sao cho chuẩn mực mà vẫn sáng tạo, vừa đảm bảo được tiêu chí kiểm tra kiến thức toàn diện của học trò, vừa phân loại, phát hiện được năng khiếu chuyên ngành của họ luôn là một thách thức.

Bởi lẽ, để có được những sinh viên chuyên ngành đại học giỏi, thì trước hết phải biết họ là những người nắm kiến thức nền (phổ thông) tốt; và cũng phải thể hiện được năng khiếu riêng nổi bật về một chuyên ngành nào đó.

Tất nhiên, tôi xin được nhắc lại điều đã khẳng định từ bài viết trước, ngay cả khi đã bước chân vào học đại học, việc học hành của sinh viên cũng chỉ là "vỡ vạc" bước đầu.

Đại học khác với phổ thông, đó là nơi sinh viên làm quen với kiến thức chuyên ngành nhưng lại trên diện rộng. Kiến thức chuyên ngành thì nhiều vô kể. Ngay cả một môn chuyên ngành cũng chứa đựng nhiều chuyên ngành nhỏ khác. Học đại học là thời điểm sinh viên tiếp tục khám phá tiềm năng, tư chất, sở trường của mình.

Cần phải lựa chọn ngành học như thế nào? Sở trường của mình thì học cái gì là thích hợp? Tôi nghĩ trong suốt quá trình học đại học và cao hơn nữa, người học sẽ phải không ngừng tự khám phá và phát hiện tiềm năng đó.

Đừng nói rằng, cứ vào học một chuyên ngành nào của đại học, thì khi ra trường phải làm đúng chuyên ngành ấy. Học một chuyên ngành đại học, không có nghĩa là đóng khung trong ngành học đó. Nếu suy nghĩ như vậy, nghĩa là người ta đã tự thu hẹp khả năng vốn có của mình.

Trên thực tế, tôi nhận thấy, không ít người học đại học một chuyên ngành này, mà khi ra trường lại làm việc ở một chuyên ngành khác. Có người vươn tới đỉnh cao trong nghề nghiệp ở lĩnh vực vốn không thuộc môi trường đào tạo đại học của mình. Điều đó không hề mâu thuẫn gì cả.

Để có được một kết quả đại học tốt, trước tiên cần phải có sự trải nghiệm trên một bài thi tuyển sinh đại học thích hợp, sự đánh giá chuẩn xác của người thầy, đó chính là những mầm ươm được lựa chọn đúng đắn.

Nhìn lại những thay đổi trong cách ra đề và chấm thi tuyển sinh đại học - Hình 1

Ảnh minh họa: Thùy Linh

Vậy đề thi đại học bấy lâu nay ở ta như thế nào và việc chấm thi, điểm thi đại học ở ta ra sao? Làm thế nào để có được những đề thi phù hợp, chấm thi chính xác, điểm thi phản ánh đúng khả năng vào học đại học của học trò?

Là một giáo viên giảng dạy khoa học xã hội nhân văn, cụ thể là môn Ngữ văn, tôi không dám chắc mình có cái nhìn đầy đủ, toàn diện tất cả các môn thi đại học.

Nhưng tôi biết chắc chắn, kể từ năm 1970, thời điểm chúng ta chính thức thực hiện kì thi tuyển sinh đại học đầu tiên, phương thức thi, đề thi, chấm thi thay đổi khá nhiều, nhưng lại không căn bản.

Cụ thể, trong khoảng từ 1970 đến 2015, ở nước ta, kì thi tuyển sinh đại học bao giờ cũng được tiến hành ngay sau kì thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Các kì thi khi được tiến hành tại trường chuyên ngành, khi thì được tổ chức thi tại địa phương.

Đến năm 1981, khi hệ thống giáo dục chuyển từ hệ 10 sang 12 năm, lớp vỡ lòng được bỏ, chương trình giáo khoa đổi mới, việc thi đại học, cao đẳng lại có những tiêu chí mới: mỗi học sinh chỉ được phép lựa chọn duy nhất một nguyện vọng, tùy theo năng lực và sở thích của mỗi người.

Kỳ thi này được duy trì đến 1989. Từ 1990, việc tuyển sinh đại học lại một lần nữa thay đổi: các trường được tự chủ tổ chức kỳ tuyển sinh riêng, không cùng thời gian. Đề thi lấy sẵn theo Bộ đề chung do Bộ biên soạn và quản lý.

Thời kỳ đó, chỉ những trường có đủ năng lực như Đại học Tổng hợp hay Đại học Sư phạm, mới có quyền tự ra đề thi.

Nhiều kỳ thi được tổ chức ở những thời điểm khác nhau cũng giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội vào đại học: trong một thời gian ngắn, học sinh có thể tham gia thi tuyển vào nhiều trường đại học khác nhau.

Tôi nhớ, hồi đó, để cẩn thận, thậm chí có những học sinh "chạy xô" dự thi lên tới tới 5 hay 6 trường. Cũng từ đó, việc dạy và học luyện thi phát triển như "vũ bão", chẳng khác gì cảnh "trăm hoa đua nở". Đang sôi nổi, ồn ào như thế, đến năm học 2002, một lần nữa, Bộ lại tiến hành thay đổi kỳ thi.

Sau "thi riêng", kỳ thi lần này có tên "ba chung" (chung đề, chung đợt và chung kết quả xét tuyển). Do hình thức tổ chức thi theo khối (A,B,C,D), nên kỳ thi này diễn ra trong hai đợt. Nghĩa là mỗi thí sinh vẫn có đủ hai cơ hội tham gia. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn được duy trì. Chỉ những học sinh đạt kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp mới đủ điều kiện thi tuyển sinh đại học.

Thế nên mới có chuyện dở khóc, dở cười: có những học sinh đã thi đỗ đại học nhưng vẫn không được thừa nhận, vì không đạt kết quả thi tốt nghiệp. Kỳ thi "3 chung" được duy trì cho đến hết năm 2014.

Do hệ quả khôn lường của nó (tình trạng luyện thi diễn ra tràn lan, việc học tủ, học lệch của thí sinh, tiêu cực trong chấm thi của các thầy cô giáo), một lần nữa, hình thức thi tuyển sinh đại học lại thay đổi.

Chính thức từ 2015, Bộ chỉ còn giữ duy nhất một kỳ thi với mang tên "hai trong một", hay còn gọi là "2 chung": một kỳ thi duy nhất nhưng nhắm tới hai mục đích, xét tốt nghiệp xét tuyển đại học.

Trong hai năm đầu (2015-2016), kỳ thi Trung học phổ thông gồm 8 môn (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ).

Đến năm 2017, 8 môn thi cũ được rút gọn trong 4 môn, có 3 môn riêng biệt là Toán, Văn, Ngoại ngữ, hai môn tổ hợp khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), và khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).

Tưởng thế đã ổn, nhưng dư luận nói chung vẫn không ngừng băn khoăn: một kỳ thi với chủ đích chính là xét tuyển tốt nghiệp, liệu có thể đáp ứng việc xét tuyển đại học.

Những người có trách nhiệm giải thích: chỉ cần một đề thi với hai phần, phần cơ bản dành để xét tốt nghiệp, phần nâng cao khó hơn dành tuyển chọn vào đại học. Nghe có vẻ xuôi.

Sau hai năm kỳ thi được tiến hành, dư luận nói chung cũng tỏ ra hài lòng. Không ngờ, đến kỳ thi 2018, bất ngờ xảy ra vụ "khủng hoảng điểm thi" tại một số địa phương (Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La), thì người ta không còn tin nữa. "Hai chung" đã chính thức bị bãi bỏ.

Từ 2019, giáo dục Việt Nam chỉ còn giữ lại duy nhất kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài phương án tự chủ riêng của một số trường đại học, phần lớn các trường còn lại đều xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp này.

Những "vấp váp" không ai ngờ tới trong kì thi 2018, chắc chắn không chỉ từ năm này. Nó có thể đã xảy ra từ trước đó. Chỉ có điều, đến thời điểm đó, "vụ việc" mới "vỡ lở", người ta đã buộc phải nhìn lại.

Trong cái sai của việc tuyển sinh, ngoài vấn đề phương thức tổ chức, sắp xếp con người, tiêu chí xét tuyển, còn có cả vấn đề nội dung đề thi.

Do không nắm vững các môn khoa học tự nhiên, tôi chỉ xin được phép đi sâu vào môn thi của ngành mình.

Đề thi Văn, kể từ khi bắt đầu (1970), chỉ có một câu hỏi duy nhất, rất rộng, không bó hẹp trong khuôn khổ bài học.

Ví dụ: Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù, anh/chị hãy bình luận câu nói trên; hay " Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Giải thích và chứng minh câu nói qua cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Hồ Chủ tịch"; hoặc: Bình luận 4 câu thơ sau đây trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu: "Nếu là con chim, là chiếc lá/ Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không trả/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

Những năm sau khi thay đổi, đề thi có thể tăng lên hai câu, rồi ba câu, thêm câu hỏi nghị luận xã hội, hình thức có thể thay đổi, nhưng nội dung về cơ bản vẫn thế.

Đề thi cứ lặp đi lặp lại hết năm này sang năm khác, trong khi toàn bộ chương trình sách giáo khoa, cả 11 và 12, chỉ vẻn vẹn trong vài ba chục bài, những bài thường xuyên được lựa chọn còn hẹp hơn: chỉ trong khoảng 10 bài.

Trong khi đề thi bắt buộc phải thuộc chương trình học. Tới mức, có năm, trong khi chấm thi các thầy cô ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, đã phải "sáng tác" hẳn một bài vè: "Nực cười thi cử nước ta/ Đầu vào Thị Nở đầu ra Chí Phèo/ Khối C thì huyện phố nghèo (Hai đứa trẻ)/ Khối D Tiếng hát con tèo (con tàu) lại ra/ Năm ngoái Ông lão Sông Đà/ Năm nay lại gặp ông già Nguyễn Tuân/ Đề thi như đèn kéo quân/ Ra đi ra lại luân luân hồi hồi".

Còn đề thi cứ buộc phải bám theo chương trình, đến mức, có năm đề ra liên quan đến vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, có học sinh vì không nhớ bài học, đã viết những câu thơ "tếu táo" thế này: " Vũ Như Tô, Vũ Như Tô/ Cớ sao cháu khổ vì cô thế này/ Cháu ngồi cháu học ngày ngày/ Cớ sao chẳng thấy cô này ở đâu/ Cháu ngồi cháu học rất lâu/ Mà sao chẳng thấy ở đâu cô này?...".

Thật khó tin nổi? Một học sinh đã viết được những câu lục bát chuẩn thế này, thì tư chất văn chương không đến nỗi tồi. Nếu đề thi không buộc học trò phải viết lại những bài văn đã học, mà chỉ cần một bài viết tự do, thì biết đâu em học sinh này vẫn có được kết quả tốt.

Từ năm 2015, đề thi vào đại học đã đa dạng hơn. Bên cạnh những dạng đề thi "cổ điển", đã xuất hiện thêm hai dạng đề thi Đánh giá năng lực của hai đại học Quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và đề thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa, Hà Nội.

Tôi không dám lạm bàn sang môn Toán, mà chỉ đề cập môn Văn và Tiếng Việt, hình thức thi đã chuyển hẳn sang trắc nghiệm.

Người ta không sợ đề thi Văn hay tiếng Việt theo hình thức trắc nghiệm sẽ đánh mất khả năng viết tự luận của học sinh.

Tôi nghĩ, một bài thi tuyển sinh vào đại học, chỉ như một "khảo sát" nhỏ (tất nhiên dù "nhỏ" vẫn phải đảm bảo tính toàn diện), trong khi việc làm văn với họ đã gần như được thực hiện suốt gần 12 năm học rồi. Nỗi lo ấy là không cần thiết. Điều quan trọng nhất với một đề thi đại học là kiểm tra được năng lực tư duy của học trò. Viết một bài luận là câu chuyện của muôn thuở.

Trong khi, đề thi tuyển sinh đại học, kể cả Văn và Toán, ngoài yêu cầu kiểm tra kiến thức nền, nội dung của đề vẫn cần được nâng cao để học trò thi vào đại học phải thể hiện được năng lực riêng của bản thân mình.

Chỉ như vậy, chúng ta mới tuyển chọn được học sinh đủ năng lực, nắm vững kiến thức, có đủ năng lực vào học đại học chứ không phải phổ thông cấp 4...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

Thế giới

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?