Học thi mùa World cup
Thời điểm diễn ra World Cup cũng chính là thời điểm teen 12 đang bước vào giai đoạn ôn thi cấp tốc cho mùa thi Đại học sắp đến. Đây quả là tình thế khó khăn đối với nhiều teen boy giữa một bên là World cup và một bên là ĐH. Liệu teen 12 có vượt qua niềm đam mê bóng đá của mình để hướng đến tương lai hay là ngược lại?
Sức hút từ mùa World Cup
Chờ đợi đến 4 năm mới được xem một trận World cup nhưng không ngờ năm nay lại trúng vào đợt thi tuyển sinh ĐH, bỏ thì tiếc nhưng coi thì bỏ chuyện học. Rời vào tình thế như thế, teen buộc phải lựa chọn giữa bóng đá và việc học. Cũng rất may là thi Tốt nghiệp không trùng với lịch thi đấu WC nếu không sẽ không biết có bao nhiêu teen phải bỏ học mà lao vào cuộc “vui chơi cùng trái bóng”.
Chúng ta không thể phủ nhận sự hấp dẫn và lôi cuốn từ những trận đấu nhưng chúng ta lại càng không thể vì trái bóng đó mà bỏ dở cả 12 năm đèn sách. Nhiều teen đã quyết tâm học thật chăm nhưng rồi cũng bỏ cuộc vì những sức hút mãnh liệt của World Cup.
V.T (teen 12 THPT Hòa Vang) vốn là một học sinh giỏi chăm. Trước sự kì vọng của gia đình, V.T quyết tâm đậu vào Học viện cảnh sát, T chăm chỉ học hành nhưng khổ nổi T vốn là một fan bóng đá số 1 thế nên T không thể nào bỏ lỡ được WC kì này. Thay vì học bài cho đến khuya như mọi hôm thì nay T thức khuya để xem bóng đá, vì được gia đình tin tưởng nên phòng riêng của T có sẵn máy vi tính. Thế là T thức tới 3h sáng để xem. Việc thức xem bóng đá khiến cho T học càng ngày càng sa sút, đi học thêm thì cứ ngủ gục lên gục xuống. Thế là nhiều bữa T trốn học ở nhà ngủ bù để tối có sức xem bóng đá, ba mẹ có hỏi thì T nói dối là mình học nhiều quá nên mệt làm cho cả gia đình lo lắng không yên.
Ngoài ra nhiều teen đam mê tới mức lấy tiền học thêm để đi cá độ, trốn học để đi coi bóng đá. Hậu quả tất yếu là teen sẽ bị tụt lùi, bài vở bỏ bê mà chỉ còn hơn 2 tuần nữa là tới kì thi rồi.
Video đang HOT
World cup làm cho một số sĩ tử không thể tập trung vào việc học. (Ảnh minh họa)
Sự lựa chọn đúng đắn.
Hỏi một số teen tại sao lại không lo học mà lại chú tâm quá vào bóng đá thì phần lớn cho rằng “WC 4 năm mới tổ chức một lần còn thi ĐH thì năm nào cũng thi”. Đó là sự lựa chọn với những teen đặt bóng đá lên vị trí đầu tiên, còn với những bạn có cái nhìn sáng suốt hơn thì sẽ nghĩ khác.
Bóng đá chỉ là một công cụ để giải trí vào những lúc căng thẳng, nhất là trong giai đoạn thi cử này. Không nên vì bóng đá mà đánh mất cả tương lai phía trước. Nhiều bạn đã cố gắng suốt cả nhiều năm trời để đến với ngưỡng cửa ĐH thế thì tại sao lại phải vì một WC mà bỏ bê chuyện học như thế? Nếu teen là fan đam mê không thể không coi WC thì hãy phân bố thời gian hợp lý và tốt nhất không nên coi trực tiếp mà hãy dành vào thời gian rảnh hoặc lúc căng thẳng xem lại trên mạng hoặc ti vi. Như thế vẫn giữ được việc học mà lại thỏa thích với niềm đam mê của mình nữa chứ!
M.T (teen 12 THPT Thái Phiên) chia sẻ: “Tớ là fan ruột của bóng đá nhưng đồng thời cũng rất xem trọng việc học. Tớ đã quyết tâm đậu năm đầu nên đã cố gắng rất nhiều. Tớ không thể không coi WC nhưng lại càng không thể vì WC mà rớt ĐH được. Vì thế tớ đã thu xếp thời gian hợp lý để theo dõi. Thỉnh thoảng tớ vẫn xem vài trận trực tiếp còn lại thì tớ xem tường thuật trên Tivi. Nghe những tiếng hò hét cổ vũ tớ cũng ham lắm nhưng đành ngậm ngùi coi sau. Trước sau gì mình cũng coi được nên tớ không lo khoảng này, phải gấp rút chuẩn bị cho kì thi sắp tới nữa chứ!”.
Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của WC nhưng teen nên sáng suốt để nhận ra cái gì đang là quan trọng nhất đối với mình. Chỉ còn 2 tuần nữa là thi rồi, teen hãy nhanh chóng định hướng lại việc học của mình nếu không teen sẽ hối hận đấy! Một năm trời ròng rã ôn lại sẽ rất vất vả trong khi hiện tại mình đang có năng lực thì sao không cố gắng đậu luôn năm nay, đúng không?
Theo PLXH
Cố lên các sĩ tử 12
Mùa tuyển sinh đại học đã cận kề, hẳn các bạn 12 đang rất lo lắng trước kỳ thi quan trọng của cuộc đời.
Ước mơ con cái được học hành đến nơi đến chốn, được bước vào giảng đường đại học và vững vàng khi cầm tấm bằng cử nhân trên tay, có công việc tốt sau này... là mong muốn của tất cả các phụ huynh. Tuy nhiên, chính vì mong ước đó của cha mẹ mà không ít các bạn trở nên bị áp lực.
Tôi cũng từng bị áp lực, không phải vì sự ép buộc của gia đình, mà vì niềm hy vọng mà gia đình dành cho tôi quá lớn. Tôi là đứa con gái út, các chị của tôi chưa ai thi đỗ vào đại học và cha mẹ luôn mong muốn tôi phải vào đại học cho bằng được.
Bằng sức lực của một đứa bị hỏng kiến thức do không chú tâm học hành và vướng vào chuyện mộng mơ chàng hoàng tử trong lớp, tôi đã phải cố gắng ròng rã hai năm để có thể thực hiện được mơ ước của cha mẹ. Các bạn ở tình thành luôn được có điều kiện hơn tụi mình ở quê lên tỉnh học. Các bạn ấy quen biết với nhiều giáo viên và thường được phụ huynh gửi cho bạn bè hoặc người thân công tác bên lĩnh vực sư phạm để chỉ dẫn trong học tập.
Mình chẳng có tiền và cũng chẳng có sự quen biết đó. Mình được đứa bạn thân học ở tỉnh dẫn dắt vào lớp học " bao cua" của nhóm nhỏ, và điều tất nhiên là phải có tiền học phí trả cho giáo viên. Đối với mình đó là một số tiền không nhỏ. Mình tiết kiệm trong ăn uống cũng như trong sinh hoạt, vì từ năm lớp 10 mình đã phải xa gia đình lên tỉnh học. Rồi năm 12, mình cũng đi làm gia sư để có tiền đi luyện thi đại học. Mình được một bà lão tốt bụng nhờ dạy cho đứa cháu gái thông minh của bà. Vì học trò thông minh quá nên cô gia sư chỉ mới học lớp 12 như mình phải chịu bao nhiêu là vất vả. Có khi con bé tinh nghịch quá, mà mình bảo nó chẳng nghe, thế là cha của nó la mình. Lúc đó mình buồn và nén lại những giọt nước mắt, nhưng mắt mình đã đỏ hoe. Thì ra kiếm tiền không dễ dàng gì.
Làm gia sư,mình cũng có được số tiền kha khá để thanh toán tiền học thêm. Lúc mình đi ôn thi đại học ở trường chuyên, mình lại là chuyên gia trốn học. Lý do đơn giản vì các lớp luyện thi cấp tốc thường không đạt hiệu quả cao như lời quảng cáo. Tiếc số tiền đóng mà không thể theo lớp đó vì giáo viên dạy không phù hợp với phương pháp trắc nghiệm mà giáo viên " dạy cua" đã dạy mình. Các bạn sĩ tử sắp thi trong kỳ thi đại học 2010 biết mình đã học một tháng cuối như thế nào không?
Mình ôn tập lại những vấn đề đã học trên lớp, phải ôn những vấn đề dễ trước. Vì trắc nghiệm thì kiến thức không cần phải sâu, mà đặc biệt là phải rộng, và phải chính xác. Một sự nhầm lẫn nhỏ cũng gây kết quả sai.
Luyện tập cách tính nhanh và chính xác. Không phải học thuộc đáp án vì dạng đề thi chỉ giống ở dạng chứ không phải con số. Vậy nên cách giải một bài toán nhanh, không cần lời giải rườm rà, chỉ cần các bạn hiểu được cái nút thắt của vấn đề và chứng minh nó bằng vài dòng để thế số vào tính toán là ổn.
Đối với các bài hóa học, các bạn nên chú ý các hệ số cân bằng phương trình. Với một chất đã học, thì bạn nên nghĩ nếu nó phản ứng với nhóm nguyên tố hóa trị 1 thì hệ số sẽ là những số nào, nếu chất đó phàn ứng với nguyên tố hóa trị 3,..., chất này đặc tính là gì? Các phương trình phản ứng của chất này mà ta được giáo viên đứng lớp dạy như thế nào?
Đối với môn vật lý, các bạn nên vững lý thuyết, và phải tận dụng các công thức mà bạn đã chứng minh đúng để tính nhanh các bài toán nhỏ. Có thể lúc lên lớp, giáo viên sẽ chứng minh thật dài mới ra được công thức đó. Thì giờ đây với trắc nghiệm, bạn hoàn toàn có thể áp dụng công thức đó mà không cần phải chứng minh. Hiểu được cách chứng minh các công thức từ những công thức cơ bản giúp các bạn có thể tính nhanh và chính xác. Trong trường hợp bài thi không có sẵn các công thức mà chúng ta biết thì bạn có thể chứng minh nhanh hoặc bỏ qua và quay lại khi có thời gian.
Mình chỉ lại cho các bạn kinh nghiệm học của mình khi chuẩn bị thi đại học. Nhưng các bạn thân mến! Có khi đại học kề bên nhưng cũng quá xa tầm tay. Đừng lo lắng. Hãy lạc quan lên nhé!
Hẫy cố gắng hết sức để hoàn thành tốt bài thi. Và hãy luôn đặt hy vọng rằng, nếu vì tỷ lệ chọi hay vì ngành của mình lấy điểm cao thì hãy cố gắng trong kỳ thi. Vì nếu nguyện vọng 1 không may trược thì bạn cũng có một số điểm khá cao để tham gia xét tuyển các ngành khác.
Bạn đừng bao giờ quá mơ mộng vào ngành bạn đã chọn. Ví dụ như: mơ ước của bạn là học ngành đó và nếu không học được ngành đó, thì bạn sẽ không học ngành khác. Thật sự có rất nhiều con đường dẫn đến sự thành công các bạn ạ. Mỗi ngành nghề đều có một sự thú vị và thử thách riêng. Khi đã chọn nghề rồi thì quyết tâm theo học. Đừng nản chí nhé, chỉ cần có niềm tin và ý chí, thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn thôi. Cố lên các sĩ tử lớp 12 nhé!
Theo Mực Tím
Những điều thí sinh Đại học cần lưu ý Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 Đây là khẳng định của Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), vì vậy các bạn học sinh ở những nơi không có điều kiện học thêm, luyện thi hãy yên tâm và tự tin bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học, cao...