Học thêm: Nhu cầu từ phía phụ huynh, học sinh
Việc tạm ngưng dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường sẽ gây không ít khó khăn cho học sinh, phụ huynh. Bởi lẽ học thêm là nhu cầu có thật và thiết thực của không ít gia đình.
Giao viên môt cơ sơ day thêm tai TP.Biên Hoa tô chưc day thêm cho hoc sinh bâc THCS
* Nhu cầu thiết thực của học sinh cuối cấp
Hiện nay, em Nguyễn Trương Trà My, học sinh lớp 12A12 Trường THPT Vĩnh Cửu (H.Vĩnh Cửu) đang đi học thêm 2 môn: Toán, Tiếng Anh. Cả 2 môn này em đều cùng bạn bè lên TP.Biên Hòa để học, các em tự chọn giáo viên dạy thêm cho mình. Mỗi lớp học thêm có khoảng 15 học sinh. Mức học phí cho môn Tiếng Anh là 500 ngàn đồng/tháng, môn Toán là 300 ngàn đồng/tháng. Theo Trà My, đây là mức học phí phù hợp. Ngoài 2 môn này, Trà My còn đi học thêm tiếng Nhật ở trung tâm với mức học phí 1,5 triệu đồng/tháng.
“Em lựa chọn khối xã hội để thi tốt nghiệp nhưng vì học yếu môn Toán và môn Tiếng Anh nên em chủ động đi học thêm 2 môn này. Cha mẹ cũng hối thúc em đi học thêm để đảm bảo kết quả học tập cho năm cuối cấp. Em thấy việc học thêm là cần thiết đối với em và thực sự sau khi đi học thêm đã hỗ trợ tốt cho em khi học trên lớp. Bây giờ nếu thầy cô phải nghỉ dạy thêm, em đành phải tự học ở nhà. Như vậy chắc chắn sẽ không bằng đi học thêm và ảnh hưởng kết quả học tập của em” – Trà My chia sẻ.
Không riêng gì Trà My, học thêm là nhu cầu của đa số học sinh cuối cấp, đặc biệt là học sinh lớp 12. Bởi nếu không đi học thêm, các em khó có thể vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học với mức điểm như ý.
Thầy P.H. (giáo viên môn Ngữ văn) chia sẻ, công việc dạy thêm của thầy chủ yếu theo hướng ôn thi cho học sinh lớp 9 lên lớp 10 và ôn thi cho học sinh lớp 12. Theo thầy H., với cách ra đề thi lớp 10 của Sở GD-ĐT và đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT như hiện nay, nếu học sinh không đi luyện thi thì khó đạt được điểm cao. Vì vậy, nếu không dạy thêm, học thêm sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh và cho những giáo viên có thu nhập thêm dựa vào việc dạy thêm.
Quy định về việc dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT đã nêu rõ, giáo viên không được dạy thêm cho những học sinh mình đang dạy trên lớp. Vì vậy, bản thân thầy H. chủ yếu nhận dạy học sinh trường ngoài.
“Công bằng mà nói, dạy thêm, học thêm là nhu cầu thiết thực của nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên. Về phía giáo viên, việc dạy thêm lành mạnh (không “đì” để ép học sinh đi học thêm) cũng giúp giáo viên tiến bộ trong nghề. Như bản thân tôi dạy luyện thi cho học sinh lớp 12 nên buộc phải tiếp cận với xu hướng, cách thức ra đề mới nhất của Bộ GD-ĐT và tìm cách dạy học phù hợp. Ở trường, tôi cũng sẽ áp dụng cách dạy phù này để những em không có điều kiện đi học thêm vẫn có kỹ năng, kinh nghiệm để tự ôn tập” – thầy H. cho biết.
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân có mong muốn mở trung tâm dạy thêm và đáp ứng đủ các điều kiện thì có thể đăng ký kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới mô hình hộ kinh doanh hoặc các loại hình doanh nghiệp (theo Luật Đầu tư).
Video đang HOT
Tại TP.Biên Hòa, hiện nay đang có một số trung tâm dạy thêm hoạt động theo mô hình này. Theo đó, những giáo viên muốn đi dạy thêm cho trung tâm phải nộp hồ sơ cho trung tâm sau đó đơn vị này chịu trách nhiệm xin cấp phép dạy thêm cho giáo viên (giấy phép có thời hạn 3 năm).
* “Sẽ chuyển sang trường tư nếu con không được học thêm…”
Chị Vương Cẩm Nhung (P.Quang Vinh, TP.Biên Hòa) cho biết, con gái chị năm nay học lớp 4, trường chỉ dạy học 1 buổi nên buổi còn lại chị phải gửi con ở nhà giáo viên chủ nhiệm. Tại đây, mỗi tuần, các bé được học thêm môn Tiếng Anh 2 buổi. Tuy vậy, chị vẫn cho con đi học thêm với 1 giáo viên tiếng Anh khác nữa vì thấy bé học vẫn chưa tốt lắm. Sau một thời gian, chị thấy con có tiến bộ hơn nên khá hài lòng.
Đề cập đến vấn đề dạy thêm trong và ngoài nhà trường, chị Nhung nêu ý kiến: “Theo mình, không nên cấm việc dạy thêm, học thêm. Vì chương trình học hiện nay khá khó, nếu nhà trường chỉ dạy học có 1 buổi là không đủ để truyền tải hết kiến thức. Khi đó, giáo viên dạy không kịp sẽ “đẩy” bài về cho phụ huynh kèm con học mà phụ huynh lại không có nhiều thời gian, thậm chí là không đủ kiến thức, kỹ năng để dạy học cho con. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng học sinh vẫn được lên lớp trong khi bị hổng kiến thức”.
Theo chị Nhung, nếu cấm dạy thêm, học thêm nhà trường phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc phải tăng cường dạy phụ đạo cho học sinh. “Tôi đã tính đến phương án chuyển con ra học ở trường tư thục nếu như ở vẫn cấm dạy thêm, học thêm. Vì ở trường tư con được học 2 buổi/ngày để đảm bảo kiến thức” – chị Nhung chia sẻ thêm.
Đồng tình với ý kiến của chị Nhung, chị Trần Kiều Oanh (P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) cho biết, chị có 2 con đều đang học tiểu học. Trường của con chỉ dạy học 1 buổi trong khi cả 2 vợ chồng chị đều đi làm công nhân nên buộc phải gửi con ở nhà giáo viên chủ nhiệm. Đó cũng là một hình thức dạy thêm, học thêm.
Hiện nay, con gái chị Oanh học lớp 5. Bé có học lực giỏi nhưng chị vẫn xác định là khi con lên cấp 2 chị sẽ cho con đi học thêm để duy trì được thành tích học tập tốt. Chị Oanh cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu cần thiết đối với những phụ huynh như chị. Nếu không cho con đi học thêm, cả 2 vợ chồng không thể cáng đáng việc kèm con cái học tập.
Anh Lê Văn Hùng (P.Tân Phong) có con gái đang học lớp 9 tại một trường tư thục ở TP.Biên Hòa. Dù con được học 2 buổi/ngày nhưng anh vẫn phải thuê gia sư dạy kèm 3 môn chính: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Hiện nay, con anh không còn học gia sư nữa mà chuyển sang đi học thêm những môn chính ở nhà thầy cô.
“Dù gia đình đã xác định sau khi tốt nghiệp THCS sẽ cho con đi học trung cấp nghề nhưng chúng tôi vẫn phải cho con đi học thêm. Ở nhà chúng tôi vẫn nhắc con học nhưng thú thật là tôi không đủ trình độ để kiểm tra xem con học và làm bài tập như vậy là đúng hay sai nên cứ phải cho con đi học thêm cho chắc” – anh Hùng nói.
Trong số các môn học, Tiếng Anh là môn được phụ huynh lựa chọn cho con đi học thêm nhiều nhất. Thậm chí, sau một thời gian cho con đi học ở các trung tâm Anh ngữ, nhiều phụ huynh đã quyết định cho con nghỉ để học ở nhà giáo viên. Bởi giáo viên dạy sát với chương trình học trên lớp hơn, còn ở trung tâm chủ yếu dạy tiếng Anh giao tiếp. Hơn nữa, nhiều giáo viên từng có kinh nghiệm dạy ở các trung tâm nên có thể áp dụng phương pháp dạy học như ở trung tâm khiến cho học sinh hứng thú hơn.
Dạy trẻ cách nghĩ và dám là chính mình
Gần kề thi kiểm tra học kỳ 1, nhiều phụ huynh tăng cường cho con đi học thêm, phần lớn là luyện làm các bài mẫu nhằm đạt điểm cao.
Cả ngày học ở trường xong, chưa kịp nghỉ ngơi hay ăn uống gì, nhiều học sinh đã được chở đến các lớp học thêm này.
Ảnh minh họa
Con chị bạn 7 năm liền là học sinh giỏi nhờ đạt điểm cao trong các đợt kiểm tra, thi học kỳ. Chị bạn chia sẻ, trước thi học kỳ khoảng 1 tháng, hai vợ chồng tăng tốc thay phiên chở con tới nhà cô giáo để luyện thi, cụ thể là giải các bài tập na ná với đề thi học kỳ. Lúc thì mua bánh mì, xôi, cơm mang theo. Trong một tháng đó, tuần đầu tiên có thể học 2 buổi rồi mỗi tuần còn lại tăng dần 3, 4, 5 buổi. Tùy theo lớp, học phí cho mỗi buổi học từ 150 - 250 ngàn đồng. Có lần tôi đến nhà lúc khoảng 10 giờ tối vẫn thấy cháu ngồi cặm cụi làm bài nên ngồi bên cạnh theo dõi. Chị nói, nhờ vậy con đạt thành tích cao trong học tập.
Làm theo bài mẫu không chỉ ở các môn Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh mà còn có môn Văn. Như cháu tôi làm văn theo bài mẫu tả "bà ngoại của em" nào là hình dáng già yếu, tóc bạc phơ, lưng còng... Trong khi đó, bà ngoại của cháu chỉ mới ngoài 40 tuổi khỏe mạnh, tóc đen, lưng thẳng...
- Tôi hỏi: Sao tả nhân vật không giống ngoài đời thực?
- Cháu tra lời: Cô giáo bảo phải làm theo bài mẫu thì điểm mới cao.
Muốn cháu độc lập suy nghĩ, hiểu và tả nhân vật theo thực tế nên tôi khuyên "Con hãy quan sát thấy bà ngoại thế nào thì cứ tả đúng, đừng viết những điều không có. Bài văn ấy cháu làm gần 2 trang giấy, tôi đọc qua góp ý thêm và cháu chỉnh sửa bổ sung để có bài văn hoàn chỉnh.
Tuần sau đi học về, cháu đưa cho tôi bài văn có lời phê của cô giáo: Trừ 3 điểm, chỉ còn 5 điểm, vì không làm theo mẫu - Bà ngoại phải có hình dáng "già yếu, tóc bạc phơ, lưng còng...".
Câu chuyện làm tôi nhớ mãi, đó là trong lễ tổng kết cấp tiểu học, một em thiếu nhi cũng là học sinh trường đó chỉ khoảng 10 tuổi được giới thiệu là một trong những học sinh đạt danh hiệu giỏi xuất sắc đại diện học sinh toàn trường lên bục phát biểu cảm nghĩ. Tuy không cầm giấy đọc nhưng nội dung em học sinh này nói như đã học thuộc lòng những lời người lớn soạn sẵn, trình diễn rập khuôn theo kịch bản trước đó. Đó là từ ngữ chưa dành cho các lứa tuổi thiếu nhi nhưng người lớn đã tập cho các em bắt chước một cách thụ động, nói những điều không phải tự nghĩ ra, thể hiện cử chỉ không phải là chính mình.
Tôi cảm thấy thương các em thiếu nhi buộc phải suy nghĩ và nói theo ý kiến người lớn, khi còn nhỏ đã làm quen với những điều huyễn hoặc chính mình. Sau này đối diện với thực tế cuộc sống sẽ ra sao? Các em có tự nghĩ tự làm, hay lệ thuộc người khác?
Chương trình dạy và học bây giờ vẫn "thầy đọc, trò chép", giáo viên lên lớp chủ yếu đảm bảo thời lượng trong giáo trình, khi thi hoặc kiểm tra chỉ cần chép nguyên xi bài giảng là có điểm cao. Không ít phụ huynh vô tình hỗ trợ cho con mình học tủ, làm theo bài mẫu. Điều này góp phần làm thui chột suy nghĩ độc lập, học sinh chỉ cần bắt chước làm theo.
Phải chăng chính cách đào tạo học tủ, học mẫu, chỉ cần làm theo như thế tạo ra thế hệ không tự chủ trong tư duy và dễ bị lôi kéo vào cái xấu? Như: Thấy các vi phạm về luật giao thông thì mình cũng vi; Thấy cảnh bạo lực, cá nhân ích kỷ, hám lợi trước mắt, sống vội vàng bất chấp, ngại thay đổi, kém sáng tạo, bệnh sĩ diện, lười biếng, thích phê phán thì cũng làm theo?
Tôi ấn tượng với đứa con trai 8 tuổi của chị bạn ở Đức trong lần về Việt Nam. Cậu bé tự nghĩ, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình trước những người xung quanh. Như lúc gia đình cùng đi siêu thị, chị bạn muốn mua tặng cha mình chiếc áo nên hỏi ông thích loại nào nhưng lại nhận được câu trả lời: "Tùy con, loại nào cũng được mà", cậu bé sẵn đứng bên cạnh đó liền nói: "Ông hãy nói ông thích mặc áo kiểu nào, mẹ con mới biết để mua".
Quan sát, tôi thấy cậu bé còn có năng lực nhận xét, bình phẩm tình huống diễn ra một cách độc lập. Chẳng hạn trong lúc cả nhà cùng ngồi ăn uống trò chuyện với nhau thì một người bất chợt hỏi cậu bé: "Ai quan trọng nhất đối với con?", khi đó có người gợi ý: "Cha hay mẹ?", nhưng cậu bé đã trả lời hoàn toàn khác "Con là quan trọng nhất với chính mình".
Chị bạn kể "Trường tiểu học ở Đức có môn học "Trách nhiệm bản thân" rèn luyện cho học sinh cách nghĩ, cách tư duy và tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Ngoài kiến thức bài giảng, không câu nệ vào khuôn mẫu đã định, giáo viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh biết đối diện với tình huống không lường trước và khả năng có thể sai để tự điều chỉnh cho thích hợp, coi trọng cách học hơn là đạt kết quả cụ thể nhất thời.
Nước ta trong suốt chiều dài lịch sử có rất nhiều tấm gương tuổi trẻ, nhi đồng, thiếu niên với ý chí quật cường, độc lập trong suy nghĩ, khẳng định chính mình... Tiếc là nhiều năm qua ngành giáo chạy theo thành tích "ảo", chưa coi trọng khâu rèn luyện phẩm chất tư duy độc lập và dám là chính mình cho học sinh nhỏ tuổi. Thi cử thì học tủ, thi học sinh giỏi thì luyện bài mẫu. Cùng ru ngủ nhau nằng những điểm số cao ngất ngưỡng, lớp đạt 42/43 học sinh giỏi và xuất sắc. Trên ghế nhà trường cách học làm theo bài mẫu, thầy nói, trò chép.
Hệ lụy là học sinh thụ động, quen với ảo giác và những điều không có thật gán cho mình. Khi đối diện với thực tế thì lúng túng, những thành tích "ảo" đó đã tan vỡ như bong bóng.
Tôi nghĩ, ngành giáo dục cần nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận học thật thi thật, đừng chạy theo thành tích "ảo". Nên rèn luyện cho học sinh hãy là chính mình, làm theo suy nghĩ mình cho là đúng, dám chịu trách nhiệm với những điều đó và tự khẳng định bản thân mình. Trước tiên, người lớn phải nêu gương trung thực, phê phán thói hư danh và dối trá.
Hơn nữa, thay đổi cách dạy và cách học, chú trọng hiểu hơn là biết. Không chỉ dạy cho học sinh biết cái gì mà là giúp học sinh hiểu tại sao, bằng cách nào biết được cái đó. Bài giảng không nên cứng nhắc, không lệ thuộc vào những giáo điều, sao cho học sinh thích nghi với những biến đổi ngẫu hứng, chủ động tư duy sáng tạo, có khả năng tự thay đổi.
Cách giáo dục này có thể không cung cấp nhiều kiến thức nhưng có thể giúp học sinh tự học, tìm tòi, hiểu sâu hơn, thậm chí hiểu khác đi bằng cách sáng tạo và tự điều chỉnh. Điều này đơn giản, không khó, còn cắt giảm khối lượng kiến thức đồ sộ mà học sinh phải học thuộc. Nhiều khi chỉ đưa ra một tình huống, một đoạn văn rồi hướng dẫn học sinh cách hiểu về bối cảnh, tác giả, hàm ý chính còn hơn là dạy tràn lan cả tác phẩm dài dòng.
Học thêm để luyện làm theo bài mẫu sao cho có điểm cao trong kỳ thi, kiểm tra học kỳ không phải xuất phát từ tinh thần ham học hỏi của học sinh mà là ý muốn của phụ huynh. Phụ huynh thường chú trọng thành tích tốt, con có điểm thi cao sao cho đạt học sinh giỏi hay xuất sắc nhưng lại quên rằng chính hiểu biết, kiến thức, kỹ năng mới quan trọng.
Để hướng tới một Việt Nam và con người chuẩn mực trong bối cảnh hiện nay và mai sau, phục vụ mục tiêu đưa đất nước "hóa rồng, hóa hổ" là phải học thật, làm thật.
Phụ huynh 'hết hồn' với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì? Sau một tuần "làm quen" với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy. Phụ huynh: Người ung dung, người hốt hoảng Suốt một tuần vừa qua, hàng sáng chị Thúy Loan (Quận 1, TP.HCM) đưa cậu con trai năm...