Học thêm không phải là phương án “cứu cánh” tốt
Thấy con học chậm hơn các bạn trong lớp nhiều lo lắng và tìm đến phương án đi học thêm để “cứu cánh” nhưng họ đã quên rằng con mình học vậy liệu có hiệu quả không?
Năm học 2019-2020 đã được gần 2 tháng, nhiều gia đình lo tìm chỗ này, chỗ nọ để cho con đi học thêm với mục đích để con theo kịp các bạn đồng thời vào được một ngôi trường như ý. Con gái nay mới học lớp 7, nhưng áp lực của chuyển cấp đã đè nặng lên tâm lý của gia đình chị Nguyễn Thị Hương (Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội), chị Hương tâm sự: “Để không mất gốc đồng thời vào được trường cấp ba điểm của thành phố ngay từ khi mới vào cấp 2 con gái đã tăng cường đi học thêm. Ngoài thời gian học ở trường hai buổi trên ngày thì tối 5/7 buổi tối trong tuần con đi học. Có những hôm thấy con học mệt quá, tôi muốn gợi ý cho con nghỉ học thêm một số môn nhưng con bảo cố được. Một phần nữa tâm lý con sợ không đi học thì không theo kịp các bạn”.
Chị Hương cũng tâm sự, lớp con mình những bạn không đi học thêm thì một số bài nâng cao trong sách giáo khoa sẽ không làm được, bị liệt vào top những bạn học kém. Dẫu thương con nhưng nhìn đến lịch học mà tôi cũng “phát hoảng”. Lịch học dày đặc, cộng thêm những áp lực từ trường lớp tôi lo rằng con mình thành cỗ máy hơn là một học sinh.
Ảnh minh họa. Hải Nam.
Cũng có con năm nay học lớp 7, chị Trần Thị Dung (Vĩnh Tuy- Hai Bà Trưng – Hà Nội) cũng lo lắng con sẽ thiếu kỹ năng mền. Chị Dung kể, lớp 7 rồi nhưng sinh hoạt hằng ngày chị vẫn còn phải theo sát để hướng dẫn. Trước đây, học lớp 7 ngoài thuần thục việc nhà, thì một buổi đi học, một buổi tôi giành thời gian phụ giúp bố mẹ việc đồng áng. Nhưng con tôi, đến giờ cái bát rửa còn chưa sạch. Nhiều hôm tôi cũng muốn giành thời gian để hướng dẫn con làm việc nhà như: rửa bát, dọn nhà cửa, hay tự thu dọn phòng học của mình sao cho gọn gàng nhưng nhìn lịch học thêm mà không còn “lỗ thở” thì lấy đâu ra thời gian”.
Thấy con đêm nào cũng thâu đêm cùng con luyện chữ viết, tập đọc khiến cho vợ chồng tôi nhiều hôm cãi nhau, đó là tâm sự của chị Đặng Thị Hà (Hoàng Mai – Hà Nội), chị Hà kể: “Trên lớp con tôi cô giáo đánh giá là học chậm vợ chồng tôi nóng ruột vô cùng, chồng tôi trách móc tại vì em không cho con đi học tiền lớp 1 nên giờ con mới chậm hơn so với các bạn”.
Cùng hoàn cảnh như nhà chị Hà – chị Nguyễn Thúy Hoài (Thanh Xuân – Hà Nội) tâm sự: “Hiện nay chương trình học đang quá nặng, khiến cho phụ huynh không thể đứng ngoài cuộc, dẫu không muốn cho con đi học thêm cũng không được”.
Video đang HOT
Chị Hoài dẫn chứng, năm nay chị có con vào lớp 1 vì không đi học thêm nên giờ lên lớp con viết chậm hơn các bạn, đọc cũng không trơn tru bằng các bạn nên cô giáo yêu cầu về nhà phải luyện đọc để con phải đọc trơn hơn, cô cũng yêu cầu viết lại bài. Trong khi đó các bạn trên lớp được cô khen nên mình càng sốt ruột dẫu con đã cố gắng rất nhiều.
Khác với những phụ huynh khác, chị Bùi Thị Tuyết (Long Biên – Hà Nội) chia sẻ: “Thay vì cho con đi học thêm nơi này, nơi nọ phụ huynh hãy giành thời gian để xem con mình học như thế nào. Hiểu bài đến đâu rồi tính, đừng cố cho con đi học nơi này nọ nhiều quá khiến con mệt mỏi mà không hiệu quả”. Chị Tuyết cũng chia sẻ, con gái chị học có phần yếu hơn con trai, nhưng khi cô giảng trên bài con hiểu. Còn những bài khó, nâng cao trong sách không làm thì thôi chị không ép.
Dường như những áp lực từ chương trình học cho đến thi cử đã khiến không chỉ người học mà chính phụ huynh cũng quay cuồng và hiện nay học thêm đang là cánh cửu mà nhiều phụ huynh cho là cứu cánh cho con.
Theo tocquoc
Áp lực học thêm
Việc học chính khóa lẫn học thêm đang tạo áp lực cho học sinh khiến nhiều em không còn thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Một giáo viên bậc THCS ở TP.Biên Hòa tham gia dạy thêm tại một cơ sở dạy thêm do giáo viên về hưu đứng ra xin giấy phép tổ chức. Ảnh: C.Nghĩa
Dù đã học chính khóa 2 buổi/ngày từ thứ hai đến thứ sáu thế nhưng mỗi tuần em Bùi Công Duy, học sinh lớp 1 Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn (phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) vẫn được cha mẹ cho đi học phụ đạo 4 buổi/tuần ở trung tâm ngoại ngữ và luyện chữ ở nhà giáo viên ngoài trường.
* "Cuộc đua" điểm số
Chị Đỗ Thị Trang Nhung, mẹ của Bùi Công Duy cho biết, khoảng 4 giờ 30 chiều con chị rời trường về nhà, sau khi được tắm, thay đồ và ăn nhẹ chị lại tiếp tục chở con đến trung tâm ngoại ngữ để học tiếng Anh, hoặc nhà giáo viên để luyện chữ tới 7 giờ tối, tùy theo ngày. Tối đến về nhà, chị Nhung lại tiếp tục ngồi hướng dẫn con tập viết hoặc tập đọc thêm ít nhất 1 giờ nữa mới cho con đi ngủ. Dù đã cho con học khá nhiều thời gian trong một tuần nhưng chị vẫn chưa cảm thấy an tâm. "Phải học hết 1 học kỳ, thậm chí hết 1 năm học đầu tiên mới biết con mình có thua kém bạn bè trong lớp hay không, lúc đó nếu không tốt chắc sẽ phải "điều chỉnh" tiếp" - chị Nhung nói.
Còn chị Lê Trần Tâm Thi có con đang học lớp 4 Trường tiểu học Trảng Dài (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) thì cho biết, con chị học 1 buổi/ngày ở trường, buổi trưa và chiều về nhà cô ăn và học phụ đạo thêm môn Tiếng Việt và Toán. Thêm vào đó 3 buổi tối/tuần vợ chồng chị còn thay nhau chở con từ nhà ở phường Trảng Dài đến tận phường Trung Dũng để học thêm 2 môn là Toán và Tiếng Anh với 2 giáo viên khác nhau, có tiếng dạy giỏi.
Lý giải vì sao phải cho con học thêm nhiều, chị Thi cho hay muốn có "học bạ đẹp" cấp tiểu học để xét tuyển vào lớp 6, hay muốn có kiến thức đủ để vượt qua đợt khảo sát vào lớp 6 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP.Biên Hòa) thì phải học thêm ngay từ giờ mới có cơ hội trúng tuyển. Chị Thi cho biết thêm: "Ngay cả xét tuyển vào lớp 6 trường ngoài công lập 1-2 năm học trở lại đây nếu kết quả học tập trong học bạ trung bình dưới 7,0 đã không có cơ hội đậu. Thậm chí có trường ngoài công lập còn xét tuyển bằng khảo sát đầu vào chứ không tin cậy vào học bạ".
Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Tiến (phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa) Đào Thị Kim Phượng cho rằng, thực tế chương trình tiểu học hiện nay tương đối nhẹ nhàng, học sinh có thể tiếp thu đủ kiến thức một cách khá thoải mái, không cần học thêm. Tuy nhiên, do nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng lên con em mình quá sớm nên bắt con phải học thêm, mất đi thời gian vui chơi giải trí. Có phụ huynh cuối năm học thấy con mình điểm số thấp hơn các bạn trong lớp một chút lại cuống cuồng đi tìm thầy cô ở ngoài trường cho học thêm làm mất luôn cả mùa hè của con.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Kim Anh hiện có con học lớp 5 Trường tiểu học Tân Phong A (phường Tân Phong, TP.Biên Hòa) cho hay: "Chương trình học hiện nay có thể nhẹ nhàng, tuy nhiên việc xét tuyển vào lớp 6 thì lại khá căng thẳng, do đó phải cho con đi học thêm để khi xét tuyển vào lớp 6 sẽ chắc ăn hơn. Hơn nữa, để con ở nhà lại không an tâm, bởi có thể những kiến thức ở trường cô dạy chỉ là cơ bản, còn kiến thức khó, kiến thức nâng cao thì phải về nhà cô học mới có thời gian "luyện".
* Nỗi lo từ dạy thêm, học thêm
Áp lực vượt qua các kỳ thi đầu cấp, đặc biệt là thi để xét tuyển vào các trường đại học đang đè nặng lên tâm lý ở các cấp học, từ tiểu học đến THPT. Càng bước lên những bậc học cao hơn thì áp lực buộc phải học thêm lại càng "đè" lên học sinh.
Anh Lê Mạnh Long ngụ ở phường Tam Hòa (TP.Biên Hòa) cho hay, hết năm học này con anh dự tính sẽ thi vào lớp 10 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Do đó, từ đầu năm học lớp 9 anh bắt đầu tăng cường cho con học thêm các môn Ngữ Văn, Tiếng Anh và nhất là môn Toán. Ngoài buổi học sáng ở trên lớp, các buổi chiều và một số buổi tối, thậm chí cả thứ bảy và chủ nhật con anh đều có lịch đi học thêm ở nhà thầy cô. Anh Long cho hay: "Để trúng tuyển vào lớp 10 những trường THPT tốp trên tại TP.Biên Hòa nếu lực học chỉ "làng nhàng" sẽ rất khó có cơ hội nên phải động viên con ráng học đêm học ngày cho cha mẹ bớt lo lắng".
Em Lê Nguyễn Thùy Trang, học sinh lớp 9 Trường THCS Tam Hiệp (phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa), con của anh Long cho biết, không phải từ năm học này em mới bắt đầu đi học thêm mà đã học thêm từ nhiều năm học trước, ngày nào cha mẹ cũng kiên nhẫn đưa đón học chính khóa lẫn học thêm. Việc học ngày càng áp lực hơn khi cha mẹ đặt kỳ vọng em sẽ phải đậu vào lớp 10 chuyên Toán hoặc ít nhất cũng phải đậu vào lớp 10 mặt bằng của Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Có ngày ngoài phải học 5 tiết ở trên lớp và 6 giờ ở nhà 3 thầy cô, khi về đến nhà còn phải lo làm bài tập tới khuya khiến em khá mệt mỏi.
Nhu cầu cho con học thêm là có thật, điều này xuất phát từ chương trình học phổ thông còn khá nặng, hơn nữa áp lực điểm số và thi cử luôn khiến cả phụ huynh lẫn học sinh phải cùng nhau "chạy đua" để đạt được. Tuy nhiên, nếu không quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm sẽ để lại nhiều hệ lụy đối với chất lượng dạy và học, đặc biệt là với sức khỏe tâm thần của học sinh.
Đáng lo ngại hơn cả là giáo viên có thể chạy theo thu nhập từ dạy thêm, từ đó không dạy trọn vẹn chương trình chính khóa trên lớp để buộc học sinh phải tìm đến nhà học thêm. Thậm chí có thể xảy ra tình trạng, nội dung kiểm tra trên lớp lại "rơi" vào những buổi học thêm ở nhà thầy cô, hay những học sinh "siêng" đi học thêm được thầy cô ưu ái hơn những em khác trong lớp. Điều này sẽ dẫn đến thiệt thòi cho học sinh không có điều kiện học thêm.
Ông Bùi Văn Phượng, Phó trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa cho biết, hiện nay 100% trường từ tiểu học đến THCS trên địa bàn TP.Biên Hòa không tổ chức dạy thêm trong trường song giáo viên dạy thêm ngoài trường khá đông. Phòng đã cấp giấy phép cho khoảng 70 giáo viên về hưu mở cơ sở dạy thêm, giáo viên đang công tác có thể đăng ký vào các cơ sở dạy thêm. Việc cấp phép dạy thêm được phòng tiến hành chặt chẽ, đồng thời kiểm tra thường xuyên hoạt động này.
Đặng Công
Theo baodongnai
Dạ thưa thầy, vì không đi học thêm ạ! Chính sức ép "vô hình" về điểm số, tạo áp lực học trò phải đi học thêm. Cu Tũn đi học về, chân sáo chạy vào chào ông, ghé tai kể ông nghe chuyện bạn Ngọc A. bị điểm thấp. Sáng nay, thầy toán (thầy dạy môn toán) vào lớp, hớn hở, tươi cười: "Bài kiểm tra toán 15 phút hôm trước, thầy...