Học thêm để vào… lớp 1
Dù 5 tháng nữa mới đến hè và 8 tháng nữa mới bước vào năm học mới nhưng nhiều phụ huynh đã lo lắng tìm chỗ học thêm cho con chuẩn bị vào… lớp 1.
Ảnh minh họa
Nỗi ám ảnh học đường đã đến quá sớm với những đứa trẻ chưa rành cả cầm muỗng ăn cơm.
Học thêm, học trước chương trình là điều mà có lẽ ít phụ huynh nào muốn, bởi nó sẽ tạo áp lực quá lớn với con trẻ. Còn với trẻ thì học thêm càng là nỗi sợ hãi vì chúng sẽ bị tước đi nhiều thời gian mà lẽ ra cần có để vui chơi, khám phá. Thời gian này cực kỳ cần thiết với trẻ để hoàn thiện tâm sinh lý, thói quen học hỏi từ tự nhiên và tạo hứng thú khi đến lớp. Song, dù không muốn thì nhiều phụ huynh cũng khó có thể làm khác khi mà chương trình lớp 1 mới được đánh giá là quá nặng với lứa tuổi này. Không học trước thì học sinh sẽ không theo kịp chương trình, rồi bị dồn ép ở lớp và tất nhiên là tụt lại phía sau.
Cuộc tranh luận về chương trình lớp 1 mới nặng hay nhẹ giữa nhiều phụ huynh với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã diễn ra từ đầu năm học 2019-2020. Đại diện Bộ GD-ĐT luôn khẳng định chương trình không nặng và cho rằng phụ huynh cảm tính, không hiểu sách giáo khoa mới. Thậm chí, một thành viên trong ban biên soạn sách giáo khoa còn lý luận: “Muốn đổi mới mà không muốn trả giá là điều không tưởng”.
Không thể lý luận như góc độ của nhà quản lý nhưng ý kiến của phụ huynh lẽ ra cần được trân trọng. Nguyên do đơn giản là chỉ họ và chính họ mới trải qua kinh nghiệm cụ thể, cặn kẽ, am tường nhất về sự tiếp nhận chương trình học tập của con cái. Họ không kết luận chương trình học nặng hay nhẹ dựa trên lý thuyết giáo khoa thuần túy mà dựa theo chính phản xạ của học sinh, sự tập trung của con mình qua mỗi buổi học và cả diễn biến sức khỏe tâm lý, sinh lý khi trẻ tan lớp trở về nhà. Nay, sách giáo khoa mới đã áp dụng, chương trình học đã đến từng lớp, giáo viên đã được tập huấn trên cả nước nên mọi chuyện không thể thay đổi. Nhiều phụ huynh đành ứng phó bằng cách là cho con học thêm trước chương trình để vào lớp 1.
Video đang HOT
Học tập phải hứng thú, có hứng thú mới tìm tòi và học hỏi, nhất là đối với học sinh các lớp dưới. Sự chán ngán chương trình học, mất hứng thú với trường lớp ngay khi còn nhỏ quả thật đáng lo ngại. Ở một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, khi soạn sách giáo khoa luôn chọn những nhà giáo chuyên của từng cấp học, bởi họ nắm rất rõ chương trình nào là phù hợp với độ tuổi học sinh. Trước khi soạn sách, họ tham khảo rất kỹ ý kiến của phụ huynh và cả học sinh nên sẽ không xảy ra chuyện phát hành sách xong rồi phụ huynh và cơ quan quản lý còn phải “lý luận” về nội dung, học sinh học trước để vào lớp 1. Và quan trọng hơn, dù là chương trình nào, học sinh phải thấy hứng thú khi đến lớp.
Học thêm ngay trước khi vào lớp 1 là chuyện không mới ở ta. Điều đáng nói là các em còn phải tiếp tục học thêm ở nhiều năm sau này để chạy theo chương trình giáo dục đổi mới thường xuyên và theo tỉ lệ thành tích luôn được đặt ra.
Sách giáo khoa lớp 1 quá nặng, phải có sự thay đổi
Sách giáo khoa hiện nay không còn là pháp lệnh nhưng nó là tài liệu chuẩn để giáo viên giảng dạy. Vì thế, sách cần phải có sự điều chỉnh để phù hợp với tâm sinh lý và trình độ các em.
Giáo viên và các nhà quản lý giáo dục cho rằng một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh lo lắng, tìm cách cho con học trước lớp 1 là do sách giáo khoa (SGK) của chương trình mới rất nặng và nhiều chữ.
Mời bạn đọc xem thêm:
Sách giáo khoa quá nặng
Chia sẻ về vấn đề này, cô TB, giáo viên một trường tiểu học tại Gia Lai, cho hay thực tế đều cấm các trẻ lớp lá học trước lớp 1. Tuy nhiên, với SGK như hiện nay, nếu các em không học trước thì lên lớp 1 sẽ vất vả cho cả cô và trò vì kiến thức nhiều hơn trước. Như bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, ba bài đầu tiên mỗi ngày học một âm, từ ngày thứ tư các em phải học hai âm cộng thêm các dấu thanh. Sang học kỳ 2, các bài tập đọc tương đối dài, lại khó.
Cùng suy nghĩ, một vị quản lý tại TP.HCM chia sẻ SGK lớp 1 hiện nay nhiều chữ. "Để trẻ không bị áp lực, trẻ cần phải được đi học trước để có sự chuẩn bị. Phụ huynh hướng dẫn con học không nên theo SGK hiện hành mà có thể cho con dựa trên SGK cũ sẽ tốt hơn vì đơn giản và dễ hiểu" - vị này nói.
Bày tỏ quan điểm, hiệu trưởng một trường tiểu học tại huyện Củ Chi, TP.HCM cho hay nếu trước đây đến giai đoạn này, các trẻ chỉ đọc những bài đồng dao ngắn, một dòng khoảng năm chữ thì bây giờ trẻ phải đọc những bài tập đọc rất dài và khó. Do đó, cả cô và trò đều rất áp lực.
"Sở dĩ trường tôi lựa chọn bộ sách Cánh diều vì qua tìm hiểu thấy đây là bộ sách phân phối chương trình nhẹ nhất trong năm bộ được thẩm định và phê duyệt. Thế nhưng trong quá trình dạy lại phát sinh nhiều vấn đề, xuất hiện nhiều câu chữ, ngôn từ đến người lớn cũng khó hiểu chứ chưa nói đến con trẻ nên lại bất cập" - hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 8, TP.HCM bổ sung.
Một tiết học của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Hồng Đức, quận 8, TP.HCM.
Cần chỉnh sửa cho phù hợp
Trước tình hình trên, để giảm bớt âu lo cho phụ huynh trước SGK mới cũng như giảm áp lực cho cô và trò, nhiều nhà quản lý cho rằng nên chỉnh sửa SGK sao cho phù hợp với tâm sinh lý của các em.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại huyện Củ Chi cho rằng SGK hiện nay được biên soạn để dạy theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh nhưng mỗi em là một cá thể khác nhau, trong khi đó thời lượng bài dạy giống nhau. Vì thế, nếu em nào tiếp thu tốt thì sẽ giỏi, còn em nào chậm tiến bộ thì khó theo kịp.
"Do đó, tôi nghĩ cần phải chỉnh sửa lại SGK để có lượng kiến thức phù hợp. Thực tế, hiện nay SGK không còn là pháp lệnh nhưng nó là tài liệu chuẩn để giáo viên dạy cho học sinh. Quan điểm sách không còn là pháp lệnh nhưng muốn thay đổi ngữ liệu, chi tiết, giảm bớt bài học, thay đổi kết cấu bài đòi hỏi phải có biên bản, phải có sự thống nhất tổ chuyên môn, phải được ban giám hiệu thông qua, giáo viên đâu tự ý quyết định. Như vậy vừa nhiêu khê vừa tốn rất nhiều thời gian của giáo viên. Do đó, điều giáo viên cần là một cuốn sách có kiến thức nhẹ nhàng, bởi đối với học sinh lớp 1 chỉ cần đọc thông, viết thạo là được" - vị này nhấn mạnh.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 8 nói thêm: "Các bộ sách lớp 1 cần phải giảm bớt âm, bớt chữ, giảm bớt các bài ứng dụng, bài tập đọc vì những bài này vừa dài lại khó".
Về vấn đề này, hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 3 thừa nhận việc sắp xếp kiến thức SGK hiện nay nặng hơn trước rất nhiều. Chính điều đó gây áp lực lên phụ huynh lẫn học sinh. Do đó, khi chưa có sự chỉnh sửa từ SGK, các trường có thể tự điều chỉnh cho phù hợp.
"Các trường có quyền tự phân phối chương trình và thống nhất với phụ huynh, miễn sao đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra trong khung chương trình mới. Nhà trường không nhất thiết phải dạy kiến thức theo từng tiết trong SGK, nếu thấy nặng quá có thể tăng thời gian học, giảm số lượng âm vần. Nhà trường được chủ động phân phối chương trình sao cho đạt được yêu cầu của khung chương trình" - vị này nhấn mạnh.
Chỉnh sửa nhiều nội dung trong bốn bộ SGK lớp 1
Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ GD&ĐT, đề xuất chỉnh sửa nhiều nội dung trong cả bốn bộ SGK lớp 1 mới do NXB này tổ chức biên soạn. Bao gồm Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Việc chỉnh sửa dựa trên kết quả rà soát của ban tổng biên tập NXB, nhóm tác giả, đội ngũ biên tập viên cùng sự tiếp thu ý kiến của các giáo viên, phụ huynh...
Có nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1? Nếu trẻ đi học chữ trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi, trẻ không còn hứng thú với chương trình học. Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới. Trước những khó khăn của phụ huynh lẫn học...