Học sư phạm: Ra trường là thất nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ ngành sư phạm hệ chính quy ở nhiều địa phương phần lớn đang vật vã để theo đuổi nghề giáo. Nhiều người đã nhụt chí bỏ nghề, những người trụ lại phải đối mặt với nỗi lo cơm áo.
Đây là tình cảnh của hàng trăm cử nhân sư phạm ở miền Trung. Rất nhiều người trong số họ đã nản lòng gác bỏ ước mơ đứng trên bục giảng sau bao năm đèn sách.
Tốt nghiệp Khoa Toán Trường ĐH Quảng Nam từ tháng 6-2011, Phan Ngọc Linh (ngụ huyện Quế Sơn – Quảng Nam) đã nộp hồ sơ xin việc khắp nơi nhưng đến nay vẫn chưa có nơi nào nhận. Ước mơ làm cô giáo bao năm qua của Linh trở nên xa vời.
Cử nhân sư phạm đi… chăn trâu
Là học sinh giỏi nhiều năm liền nên khi nghe tin Linh thi vào ngành sư phạm, bạn bè cùng lớp khuyên: “Học lực như mi mà thi vào sư phạm thì phí quá”. Bạn bè cùng lớp Linh hồi đó, người thì thi kinh tế, người thi bách khoa, riêng Linh vẫn quyết thi sư phạm. Bây giờ cô đang rất trăn trở với quyết định của mình.
Vất vả xin việc khắp nơi, vừa rồi, lãnh đạo Trường THPT Thái Phiên, ở huyện Thăng Bình gọi Linh đến dạy theo chế độ hợp đồng mỗi tuần 10 tiết, thù lao mỗi tiết… 25.000 đồng. Số tiền này chỉ đủ tiền xăng và một bữa cơm trưa mỗi ngày nếu Linh nhận việc. Thương con, mẹ Linh bảo: “Ở nhà phụ mẹ, ăn cơm nhà vẫn còn sướng hơn”. Linh cười: “4 tháng ở nhà đi chăn trâu giúp mẹ, toàn bị mẹ trêu: Cử nhân sư phạm về quê chăn trâu!”. Cho đến lúc này, khi phải rơi vào cảnh thất nghiệp, Linh vẫn khẳng định với chúng tôi: “Mong muốn lớn nhất của mình vẫn là được đứng trên bục giảng, được truyền đạt kiến thức của mình cho học sinh ở quê nhà”.
Cùng hoàn cảnh với Linh, Phạm Thị Thu cũng đang thất nghiệp, nằm nhà với tấm bằng tốt nghiệp sư phạm toán, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng. “Kiếm được một chỗ chen chân trong trường học đã khó, để có được việc làm ổn định lại càng khó hơn. Biết bao giờ sinh viên sư phạm mới hết khổ?” – Thu thở dài.
Tốt nghiệp loại khá từ năm 2009 nhưng mãi đến nay, Lê Thị Lệ Hà (quê Quảng Bình) vẫn chưa kiếm được việc làm. Hà tốt nghiệp cử nhân Khoa Sinh – Môi trường Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng. Sau khi tốt nghiệp, Hà ở lại Đà Nẵng dạy thêm để mưu sinh trong khi chờ việc. Không tìm được việc, Hà về quê Quảng Bình để xin việc. Hơn 2 năm qua, tấm bằng cử nhân loại khá ấy vẫn “xếp xó” vì chưa có chỗ nào nhận Hà vào làm việc.Cầm tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trên tay, Phan Thị Thanh Tâm, ở xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cũng long đong tìm việc mấy tháng qua. “Cứ nghĩ ước mơ làm cô giáo đã trở thành hiện thực ngay sau khi ra trường. Vậy mà mang hồ sơ đi hết các huyện đồng bằng, lên cả miền núi xa xôi nhưng tất cả đều trả lời một câu giống nhau: Chưa có chỉ tiêu” – Tâm chia sẻ. Hiện Tâm đang dạy kèm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Đây cũng là hoàn cảnh của hàng trăm cử nhân sư phạm ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. Nhiều người quá nản lòng bỏ quê vào các TP lớn để tìm việc.
Video đang HOT
Dù hằng ngày phụ mẹ chăn trâu nhưng Phan Ngọc Linh vẫn nuôi giữ ước mơ làm cô giáo.
Tuyển 80, nộp hồ sơ 500
Quảng Ngãi mỗi năm có khoảng 800 sinh viên sư phạm ra trường nhưng tỉnh chỉ tuyển dụng 200-300 giáo viên dạy các các bậc học. Ông Phạm Nghi, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Đại học Phạm Văn Đồng, cho biết: Tại trường mỗi năm có khoảng 450 sinh viên ngành sư phạm tốt nghiệp nhưng chỉ có khoảng 10% xin đi dạy tại tỉnh, chủ yếu là ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa. Một số khác vào miền Nam, lên Tây Nguyên xin đi dạy hoặc làm việc khác; số còn lại thất nghiệp.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, trong 3 năm, từ năm 2008 đến 2010, số lượng giáo viên nghỉ hưu, nghỉ việc dưới 1.000 người. Ngành giáo dục đã tuyển mới hơn 1.000 sinh viên ra trường dạy các bậc học để bù vào. Trong khi đó, từ năm 2008 đến năm 2010, số sinh viên của Quảng Ngãi được đào tạo ngành sư phạm thuộc các bậc học ở các trường trong nước lên hơn 2.400 người. Như vậy, hơn 1.400 sinh viên ra trường phải đi tìm việc ở các tỉnh khác hoặc làm việc trái ngành. Năm học này, Sở GD – ĐT tỉnh Quảng Ngãi tuyển khoảng 80 giáo viên bậc THPT nhưng đã có đến khoảng 500 hồ sơ đăng ký.
Thả nổi, phung phí
Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng là nơi đào tạo nguồn lực cho ngành sư phạm lớn nhất khu vực miền Trung. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, nhà trường chưa hề có khảo sát về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Còn ông Nguyễn Hữu Thiện, Phó chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết sở không nắm kết quả về tỉ lệ tìm được việc làm của sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp.
Theo ông Thái Văn Đồng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, Nhà nước cần đào tạo theo nhu cầu sử dụng của xã hội. Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các trường ĐH phải đi “tiếp thị” với các địa phương thì mới giải quyết từng bước nhu cầu đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng, không gây lãng phí lớn cho xã hội.
Có thân quen mới có việc T.V.C, tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn loại giỏi. Những tưởng khi về quê (Quảng Nam) sẽ được rộng cửa đón chào. Thế nhưng, C. thất vọng hoàn toàn khi cả năm trời không thể tìm được việc làm. Ngán ngẩm, C. về nhà phụ mẹ bán bún. Một người bà con của C. là cán bộ ngành giáo dục của huyện cho biết phải có thân có thế, nếu không thì phải có “này kia” chứ không thì chẳng thể nào tìm ra việc. Không có sự kiên trì như C., cô T.T. Thọ khăn gói vào TPHCM đi dạy thuê nhà trẻ tư nhân với tấm bằng cao đẳng sư phạm mầm non. Cô Thọ cho biết sau khi tốt nghiệp, cô cũng nộp hồ sơ ở nhiều nơi nhưng ở đâu cũng nhận được cái lắc đầu và cho biết đã đủ giáo viên. Sau nhiều lần, cô nghe được thông tin những chỗ như vậy phải có sự quen biết mới được nhận vào giảng dạy. Vì bố mẹ cả đời làm nông, không quen biết với ai là cán bộ ngành giáo dục nên cô Thọ đành ngậm ngùi rời quê hương vào TP kiếm sống
Theo dân trí
Vừa học vừa lo... sập phòng
Trường tiểu học Bình Thạnh, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy được xây dựng cách nay trên 30 năm. Hiện tại nhiều bức tường đã nứt trơ cả gạch. Còn nhìn lên nóc nhà thì đòn tay, rui, mè bị mục, mối mọt gặm nát bét, mái ngói nằm lung tung, nhiều chỗ nhìn thấy cả bầu trời.
Mưa là chui xuống gầm bàn
Khoảng 10g ngày 22-9, chúng tôi đến Trường tiểu học Bình Thạnh đúng lúc trời chuyển mưa, mây đen kéo về. Chúng tôi ghé qua một phòng học của học sinh lớp 1 khi mưa bắt đầu giội xuống. Cô giáo Nguyễn Thị Vũ nói như hét: "Chúng ta tạm ngưng học. Các em bỏ tập vở vào cặp rồi chui xuống gầm bàn. Nhanh lên!". Trong lúc 30 em học sinh chui xuống gầm bàn, cô Vũ đi một vòng kiểm tra, hướng dẫn thêm và đứng trên bục giảng nhìn quanh phòng học cho đến khi trời dứt mưa. "Thấy các em chui xuống gầm bàn ngột ngạt, tôi áy náy lắm nhưng chỉ có cách đó mới đảm bảo an toàn cho các em" - cô Vũ, tâm sự. Hết mưa, học sinh chui ra khỏi gầm bàn nhưng lúc này phòng học ướt như ngoài sân vì bị dột.
Ra khỏi lớp của cô Vũ, chúng tôi gặp một phụ huynh tên Lê Thị Ngọt mặc áo mưa chạy vội về hướng lớp. Chị Ngọt kể chị có con học ở lớp này, biết phòng học xuống cấp nên mỗi khi thấy trời mưa gió là chị ở nhà không yên tâm, phải chạy đến trường xem các cháu thế nào. Lúc chị Ngọt gặp chúng tôi trời đã hết mưa nên chị không vào lớp, nhưng chị bảo có hôm đang mưa lớn, tất cả học sinh đang chui dưới gầm bàn thì chị cũng chạy đến lớp chui xuống gầm bàn ôm con cho đỡ lo...
Ông Lê Như Thụy, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường có ba lớp với hơn 100 học sinh phải học trong cảnh như trên. Theo ông Thụy, do dàn gỗ đỡ ngói đã mục hết nên không ai dám trèo lên nóc thay ngói bể hay sắp xếp lại mái ngói để hạn chế dột. Hiện nhà trường thấy chỗ nào hư nhiều thì lấy cây chèn đỡ...
Ông Ngô Minh Chung, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Cai Lậy, cho biết mới đây ở Trường THCS Võ Việt Tân đã xảy ra trường hợp một học sinh bị thương vì một mảng bêtông ở lớp học rớt trúng đầu. Theo ông Chung, hiện ở huyện Cai Lậy, các trường tiểu học Tam Bình 1, Hội Xuân, Phú An 1, Mỹ Thành Nam 1, Cẩm Sơn và các trường THCS: Hiệp Đức, Phú Cường, Long Tiên, Đoàn Thị Nghiệp cũng đã xuống cấp nặng nề, cần sửa chữa, xây mới khẩn cấp.
Đến Trường tiểu học Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè), chúng tôi thấy vách tường nứt ngang nứt dọc, trên mái thì gỗ đỡ mái nhà đã mục nát, ngói lợp nhà chỗ có chỗ không... Phòng ốc như thế nhưng các thầy cô giáo ở bộ phận thư viện - thiết bị và y tế vẫn phải ngồi làm việc ngày này qua tháng khác.
Cô Nguyễn Thị Hồng Thủy, hiệu phó nhà trường, cho biết do phòng xuống cấp nặng quá nên không dám cho học sinh vào học mà tạm bố trí làm thư viện, y tế. Những phòng còn khá hơn nhà trường bố trí làm lớp học, nhưng nhiều phụ huynh nói thẳng là nếu không sửa trường thì họ không cho con đi học. Thầy Võ Cao Thi, giáo viên dạy lớp 4, kể: "Mỗi khi trời mưa tôi phải quan sát mái nhà. Nếu thấy chỗ nào lung lay thì yêu cầu học sinh tránh xa hoặc chui xuống gầm bàn trốn".
Theo hướng dẫn của cô giáo, học sinh lớp 1 Trường tiểu học Bình Thạnh phải núp dưới gầm bàn mỗi khi trời mưa để được an toàn.
Chưa có kinh phí xây trường
Theo ông Lê Như Thụy, hiệu trưởng Trường tiểu học Bình Thạnh, người dân địa phương bức xúc về chỗ học của con em nên đã hiến đất từ nhiều năm nay để xây dựng trường mới, nhưng do chưa được bố trí vốn nên vẫn phải chờ. Còn Trường THCS Hiệp Đức ở huyện Cai Lậy đã có dự án xây dựng từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn "án binh bất động". Thầy trò trường này vẫn phải tiếp tục cảnh vừa học vừa lo sập phòng học.
Ông Trần Văn Trí, phó giám đốc Sở GD- ĐT Tiền Giang, cho biết sở đã thấy hết những khó khăn, bức xúc của phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo ở các địa phương. Theo ông Trí, ước tính toàn tỉnh Tiền Giang có tới 800 phòng học xuống cấp, trong đó nhiều trường đã được xây dựng cách đây hơn 30 năm.
Năm nay sở đã ghi vốn khởi công xây dựng năm trường gồm: Trường trung cấp Kinh tế - kỹ thuật, Trường tiểu học Mỹ Lợi B, Hậu Mỹ Bắc B và Hậu Mỹ Trinh ở huyện Cái Bè, Trường tiểu học Bình Đông 1 ở huyện Gò Công Đông.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị khởi công thì phải ngưng theo tinh thần nghị quyết 11 của Chính phủ về việc cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư nhà nước. Khi nào có chủ trương cho phép khởi công trở lại, sở sẽ ưu tiên những công trình này. Riêng các dự án chuyển tiếp từ năm 2010 vẫn tiến hành bình thường...
Theo 24h.com.vn
Người thầy nằm... dạy học Nếu như những người thầy khác đều đứng trên bục giảng, hoặc ít nhất là ngồi trên những chiếc xe lăn, thì người thầy trong ký ức ấu thơ của Phạm Hoa Quỳnh (đại học Văn hoá Hà Nội) là người luôn... nằm để dạy học. Lớp học bên bờ sông Chu Quỳnh viết rằng: "Thầy giáo của tôi là một người rất...