Học song ngữ tại trường tiểu học
Việc học đồng thời 2 ngôn ngữ giúp trẻ em trở nên linh hoạt, thông minh, có khả năng tập trung cao và tự tin hơn.
Chuyên gia ngôn ngữ và tâm lý phát triển trẻ em – Barbara Lust cho rằng: khả năng tập trung cao là chìa khóa để học tập thành công và là biểu hiện cao nhất của khả năng sẵn sàng đi học ở trẻ mầm non.
Không ít người quan niệm học song song hai ngôn ngữ ở lứa tuổi bắt đầu đến lớp có thể khiến trẻ bị lẫn lộn, cản trở bé trong việc hình thành ngôn ngữ đọc và viết. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy học song ngữ mang đến những lợi ích bất ngờ.
Theo thống kê trên thế giới, số người nói đa ngôn ngữ nhiều hơn số người nói một ngôn ngữ. Trẻ em có thể học ngoại ngữ từ rất sớm, ngay cả khi bố mẹ không biết nói thứ tiếng đó.
Hiên có nhiêu trường tiêu học quôc tê để bô mẹ lựa chọn, tuy nhiên vân đê đặt ra không chỉ là chương trình giảng dạy mà còn là sự kêt hợp hiêu quả với các môn học bằng tiêng Viêt. Dù muôn các em hòa nhâp với nên giáo dục hiên đại của thê giới nhưng việc đào tạo không thê khiến các em quên tinh hoa văn hóa Viêt Nam.
Theo Bà Nguyễn Kim Triệu, Hiệu trường trường tiểu học quốc tế Morning Star: “Trẻ học song ngữ sẽ được phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin, đồng thời tăng khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia”.
Khi được tiếp nhận chương trình giáo dục song ngữ, trẻ em sẽ được tiếp xúc với các chuyên gia bản địa của Mỹ và giáo viên có trình độ cao của Việt Nam. Học với giáo viên bản địa mang cho các bé môi trường học tập và thực hành ngôn ngữ thứ 2. Cùng với đó, sự theo sát của các giáo viên Việt Nam sẽ đánh giá và theo dõi chuẩn xác hơn nhu cầu cũng như mức độ tiếp thu của các em với chương trình học.
“Tiêu chuẩn giáo dục là phải lấy các em làm trung tâm, có sự tương tác cao giữa học sinh – giáo viên. Giáo viên bản địa sẽ truyền cảm hứng cho học sinh. Giáo viên Việt Nam sẽ là người lắng nghe nguyện vọng của các em”, cô Lacey Graber, chủ nhiệm khối lớp một của trường tiểu học quốc tế Morning Star nói.
Trong xu hướng hội nhập, nhiều trường tiểu học trong nước, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM, đang thí điểm chương trình dạy song ngữ. Tuy nhiên, chọn chương trình, tài liệu phục vụ hiệu quả cho việc học song ngữ; việc bồi dưỡng giáo viên, thuê giáo viên nước ngoài để đảm bảo chương trình dạy học… vẫn là vấn đề khiến cấp quản lý, các trường học lẫn phụ huynh băn khoăn.
Video đang HOT
Nhu cầu học tập ở các trường quốc tế ngày càng lớn, các bậc phụ huynh ngày càng có nhiều thông tin và hiểu biết khi chọn lựa trường học song ngữ cho con, giúp bé có môi trường học tập hiện đại để tự chủ trong học tập và trở thành học sinh toàn cầu. Với yêu cầu hội nhập hiện nay, việc các em giỏi tiếng Anh từ lúc còn bé sẽ là bước đệm để hội nhập với quốc tế sau khi tốt nghiệp.
Theo các chuyên gia giáo dục, phụ huynh cần sáng suốt khi quyết định cho con học song ngữ. Bởi ngoài việc đảm bảo kiến thức như các em lớp thường, học sinh học song ngữ còn phải “gánh” thêm nhiều tiết ngoại ngữ tăng cường trong tuần. Do vậy, nếu không có năng khiếu ngoại ngữ và phương pháp học tập không đúng, các em sẽ phải bị áp lực trong cuộc “chạy đua” cùng các bạn. Do vậy, phụ huynh nên chọn chương trình học có “thương hiệu”, đội ngũ giáo viên chất lượng cho con em mình.
Một trong những chương trình chất lượng cao đã được khẳng định tại trường mầm non quốc tế Morning Star. Trường song ngữ Morning Star với giáo trình chuẩn Mỹ giúp trẻ có tính sáng tạo chủ động và hoạt động nhóm tốt, đồng thời giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo để có thể trở thành công dân toàn cầu mà vẫn giữ được bản sắc, giá trị dân tộc Việt.
Đây là một hoạt động ý nghĩa mà trường quốc tế Morning Star tổ chức, giúp giải đáp những băn khoăn của phụ huynh trước việc lựa chọn chương trình song ngữ cho bé từ cấp bậc tiểu học.
Tham gia ngày hội “ Open Day”, phụ huynh cùng các bé sẽ được khám phá và trải nghiệm những hoạt động thú vị như: Tìm hiểu 5 đặc điểm của trường song ngữ tốt nhất; Khám phá 10 bí mật để dạy trẻ thành người chu đáo và có trách nhiệm chỉ trong 5 ngày; Lớp học thử thú vị với giáo viên quốc tế chuẩn; Chương trình Mỹ hấp dẫn do chính giáo viên quốc tế chuẩn giảng dạy; Chương trình song ngữ được học nửa ngày với giáo viên quốc tế chuẩn và đầy sức sáng tạo trong một môi trường học tập quốc tế.
Trải nghiệm này sẽ giúp các các em không quá ngỡ ngàng trước môi trường học ở cấp học mới. Đồng thời, bố mẹ cũng hiểu rõ chương trình học tập gồm chương trình học tập quốc tế và song ngữ, hệ thống cơ sở hiện đại cũng như đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp của trường. Từ đó, bố mẹ có thể biết con trẻ cần gì và chuẩn bị tốt hơn cho sự phát triển toàn diện của các em.
Chương trình được tổ chức ngày thứ bảy (13/4) tại trường tiểu học quốc tế Morning Star, nhà C, số 98, Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây hồ, Hà Nội. Website:http://morningstarinternationalschool.edu.vn/. Hotline: 0903 401 806 – 0165 661 6487.
Ngọc Bích
Theo VNE
Vì sao dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế?
Thông tin hạn chế học sinh Việt Nam học tại các trường quốc tế mới được biết đến đang khiến dư luận xôn xao. Sáng 18/2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý đã trao đổi về vấn đề này.
- Đề nghị Thứ trưởng cho biết Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục áp dụng cho những đối tượng nào, và họ được đầu tư các loại hình cơ sở giáo dục nào tại Việt Nam?
- Tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định nêu rõ đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức Quốc tế và tổ chức, cá nhân người nước ngoài - gọi là Nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo các hình thức: Liên kết đào tạo; Thành lập cơ sởgiáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; Thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý.
Nghị định cũng nêu rõ các loại hình cơ sở giáo dục mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập và qui định các đối tượng người học, gồm: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Cơ sở giáo dục ĐH, CĐ. Ba loại hình cơ sở giáo dục này dành cho mọi đối tượng là người nước ngoài và người Việt Nam và không hạn chế số lượng người Việt Nam học tập.
Điều 21 của Nghị định cũng quy định, nhà ĐTNN được thành lập các cơ sở giáo dục Mầm non thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài và dành cho trẻ em là người nước ngoài.
Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, cấp bằng của nước ngoài, chủ yếu dành cho học sinh là người nước ngoài và cho phép các cơ sở giáo dục này được tiếp nhận một tỷ lệ học sinh Việt Nam có nhu cầu học tập, cụ thể: Ở các trường Tiểu học và THCS không quá 10% tổng số học sinh của trường; ở các trường THPT không quá 20% tổng số học sinh của trường.
Nghị định còn qui định học sinh Việt Nam không đủ 5 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài.
Mong trẻ lớn lên thông thạo tiếng Việt
- Tại sao lại quy định trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài và hạn chế tỷ lệ học sinh Việt Nam vào học ở các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn ĐTNN, thưa thứ trưởng?
- Tại Nghị định 73 quy định trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài. Ở đây chúng ta hiểu chương trình của nước ngoài là toàn bộ chương trình giáo dục được nhập của nước ngoài và được dạy bằng tiếng nước ngoài.
Trong quá trình xây dựng Nghị định chúng tôi quan tâm đến đối tượng các em dưới 5 tuổi, ở độ tuổi này các em cần phải học nói thạo tiếng Việt để giao tiếp với cộng đồng cùng lứa tuổi là người Việt Nam, để xây dựng cái gốc văn hoá Việt và để sau này các em có khả năng học bằng tiếng Việt một số môn học quy định bắt buộc theo chương trình giáo dục của Việt Nam. Các môn học bắt buộc này sẽ được quy định cụ thể tại Thông tư hướng dẫn Nghị định 73.
Nếu các em chưa vững tiếng Việt mà đã phải học toàn bộ chương trình giáo dụccủa nước ngoài bằng tiếng nước ngoài và lại học trong môi trường đa số các bạn là người nước ngoài sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và khó khăn hoà nhập với bạn bè và cộng đồng sau này. Là người Việt Nam chúng ta không mong muốn con em của mình lớn lên tại Việt Nam mà không thông thạo tiếng Việt và không hoà nhập với cộng đồng, với các bạn cùng lứa tuổi ở trên quê hương mình.
Các em học trong các trường có vốn ĐTNN sẽ không được hưởng ưu đãi này và do trường có vốn ĐTNN được thành lập với mục đích giảng dạy cho học sinh là người nước ngoài chứ không phải là học sinh Việt Nam, nên việc giúp cho các em học sinh Việt Nam học tại trường này hình thành kiến thức và hiểu biết được truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc Việt Nam sẽ khó khăn.
Nhưng thực tế cũng có một số gia đình có điều kiện về kinh tế mong muốn cho con em mình được học tập tại các trường có vốn ĐTNN, dạy bằng chương trình nước ngoài để các em có khả năng đi du học hoặc học tập trình độ cao hơn tại nước ngoài. Thể theo nguyện vọng chính đáng này, Nghị định 73 cho phép trường có vốn ĐTNN được tiếp nhận một số học sinh Việt Nam có điều kiện được học tập tại trường.
Theo kinh nghiệm Quốc tế, những trường đầu tư nước ngoài hoạt động có chất lượng thì tỉ lệ học sinh bản địa theo học thường từ 10 đến 20% là hợp lý. Hơn nữa, mục tiêu của các trường được thành lập là dành cho con em của họ được học tập thuận lợi tại Việt Nam và không phải vì mục tiêu kinh doanh giáo dục, nên các nhà ĐTNN cũng như là các phụ huynh mong muốn nếu tiếp nhận học sinh là công dân Việt Nam thì nên theo tỷ lệ như vậy.
Sẽ có hướng dẫn cụ thể
- Đối với các cơ sở giáo dục có vốn ĐTNN, dành cho người nước ngoài đã tiếp nhận học sinh Việt Nam cao hơn tỷ lệ quy định thì thực hiện Nghị định 73 như thế nào?
- Nghị định số 73 không quy định hồi tố hoặc xem xét lại các trường đã thành lập và hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết khi thành lập.
Những em học sinh Việt Nam đã được tiếp nhận vẫn tiếp tục học tập bình thường tại trường, nhưng nhà trường cần phải có kế hoạch, lộ trình để tuân thủ các quy định của Nghị định số 73 về tỷ lệ tiếp nhận học sinh Việt Nam. Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng Thông tư hướng dẫn về việc này.
- Các trường quốc tế có 100% vốn đầu tư trong nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 73 hay không?
- Không. Các trường Quốc tế trước đây được cho phép thí điểm thì cần phải tổng kết, đánh giá thí điểm và đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Hiện nay, Bộ đang xây dựng thông tư hướng dẫn Nghị định 73 và sẽ đưa lên mạng lấy ý kiến đóng góp, chúng tôi rất mong các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư và các bậc phụ huynh quan tâm góp ý.
Theo Vietnamnet
Giới hạn HS vào trường quốc tế: Bất hợp lý GS Phạm Minh Hạc tỏ ra bất bình trước Nghị định 73 giới hạn học sinh Việt Nam vào trường quốc tế chỉ 10%. Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng quy định này sẽ lại gây ra cơ chế "xin - cho", "chạy" vào các trường quốc tế. Giáo sư Phạm Minh Hạc đặt câu hỏi: Nhà nước cho phép người nước...