Học sinh tự chọn môn học: Nỗi lo môn Lịch sử bị ghẻ lạnh, giáo viên thất nghiệp

Theo dõi VGT trên

Chương trình GDPT mới cho phép học sinh được chọn 5 môn học bất kỳ (trong 13 môn) khiến nhiều giáo viên dạy Lịch sử lo lắng.

Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới được áp dụng cho bậc THPT từ năm học 2022-2023. Học sinh học 12 môn, 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn. Năm môn tự chọn được chọn từ 3 nhóm: Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Dù 2 năm nữa chương trình Phổ thông mới được áp dụng, nhưng hiện nhiều giáo viên Lịch sử lo lắng môn học này bị học sinh quay lưng.

Cô giáo Phan Thanh Nhàn, giáo viên Lịch sử ở Hà Nội bày tỏ từ lâu các môn học như Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Thể dục… bị coi là môn phụ nhưng bắt buộc phải học và thi nên học sinh mới quan tâm. Thực tế nhiều em chia sẻ học Lịch sử chỉ đủ điểm qua môn hoặc thi tốt nghiệp.

Vì thế khi triển khai chương trình giáo dục mới, nếu Lịch sử là môn tự chọn thì các em chắc chán sẽ bỏ qua môn học này. Hơn nữa đỗ tốt nghiệp THPT không quá khổ nên các em có tâm lý không cần học quá nhiều các môn phụ. Thời gian đó học sinh tập trung cho những môn ôn thi đại học.

Hơn 10 năm dạy học, đây là lần đầu tiên cô Nhàn lo lắng khi thấy viễn cảnh thất nghiệp. Ở trường đang có 3 giáo viên môn Lịch sử. Trong cuộc họp triển khai một số nội dung chương trình GDPT mới, hiệu trưởng cho biết sẽ cắt giảm giáo viên môn này. “Chúng tôi rất lo lắng cho tương lai, nhất là môn Lịch sử bởi chắc chắn sẽ ít học sinh lựa chọn” , cô Nhàn nói.

Học sinh tự chọn môn học: Nỗi lo môn Lịch sử bị ghẻ lạnh, giáo viên thất nghiệp - Hình 1

Nỗi lo giáo viên Lịch sử thất nghiệp khi triển khai chương trình GDPT mới. (Ảnh minh họa: NLĐ)

Video đang HOT

Thầy giáo Mai Văn Long, giáo viên Lịch sử tại TP.HCM cũng nhận định số học sinh đăng ký Lịch sử sẽ thấp nhất trong các môn tự chọn. Vật lý, Hóa học, Sinh học…học sinh đăng ký nhiều bởi đây là các môn thi đại học trọng điểm. Học sinh không có định hướng thi đại học sẽ chọn môn nhẹ nhàng như Âm nhạc, Thể dục… Số em còn lại lựa chọn Lịch sử phục vụ thi đại học (khối C).

Theo một thống kê, lượng thí sinh chọn khối C chỉ chiếm chưa đầy 10% tổng số hồ sơ đăng ký dự thi đại học. Đồng nghĩa lượng học sinh chọn môn Lịch sử giảm đến 90% so với hiện nay. Hệ lụy dẫn đến một bộ phận giáo viên thất nghiệp.

Không chỉ giáo viên cảm thấy lo lắng, nhiều hiệu trưởng cũng sốt ruột khi triển khai chương trình GDPT mới. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ được dự báo phân hóa sâu sắc khi áp dụng chương trình mới. Trong đó Lịch sử bị liệt vào danh sách môn học thừa giáo viên.

Một hiệu trưởng tại Hà Nội băn khoăn không biết xử lý thế nào nếu các môn phụ như Lịch sử quá ít học sinh lựa chọn. Trong tình huống đó bắt buộc phải cắt giảm nhân sự. Nhưng có giáo viên công tác 18-20 năm, nếu cho nghỉ trường cũng không đành lòng.

Học sinh tự chọn môn học: Nỗi lo môn Lịch sử bị ghẻ lạnh, giáo viên thất nghiệp - Hình 2

Môn Lịch sử được dự báo ít thí sinh lựa chọn. (Ảnh minh họa: báo Nhandan)

Trường đang tính hai phương án. Thứ nhất, liên kết các trường trong khu vực tổ chức ghép lớp dạy môn Lịch sử. Phương án này đang gặp khó khăn vì thời gian biểu của các trường khác nhau. Thứ hai, cắt giảm số lượng giáo viên, phương án này khiến nhiều giáo viên lo lắng trước nguy cơ mất việc.

“Những người biên soạn chương trình GDPT mới cho rằng, học sinh lựa chọn môn học nhưng nhà trường phải tư vấn các em sao cho hợp lý. Nhưng nếu buộc học sinh chọn theo định hướng thì lại sai quan điểm, mục tiêu đổi mới giáo dục. Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT cần lưu ý câu chuyện này, không thể có tình trạng nhất bên trọng, nhất bên khinh được” , vị hiệu trưởng tâm tư.

Tương lai đất nước ra sao khi học sinh chọn sai môn học?

Sách giáo khoa có sạn, chương trình chưa chặt chẽ chúng ta có thể sửa, thế nhưng việc chọn sai môn học cho bậc THPT là hệ lụy cả một cuộc đời phía sau của học sinh.

Tương lai đất nước ra sao khi học sinh chọn sai môn học? - Hình 1

Bắt đầu từ năm học 2022-2023, bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng cho bậc THPT. Thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh sẽ chỉ học 12 môn, gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn.

Bảy môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Năm môn học được chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm có ít nhất 1 môn). Đó là nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Đây thực sự là sự đổi mới toàn diện, đáp ứng nhu cầu thực tế của người học, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và chương trình học tập hiện đại.

Tuy nhiên, bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực sự quan tâm và đặt ra các vấn đề gặp phải khi triển khai thực hiện hay chưa? Điều kiện thực tế của của các trường hiện nay thế nào? Điều quan trọng nhất, việc lựa chọn các môn học từ lớp 10 là điều quyết định căn bản đến tương lai nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp, gắn với sự trưởng thành, thành công hay thất bại của cả cuộc đời một con người trong tương lai, cũng như là quyết định sự phát triển hay lụi bại của cả một thế hệ, nói sâu xa là quyết định tương lai của cả đất nước. Điều này những người làm chương trình, triển khai chương trình đã cân nhắc và nghĩ đến hay chưa? Hay cũng chỉ nghĩ đơn giản là sự lựa chọn theo nhu cầu của con trẻ?

Hệ lụy của việc lựa chọn chương trình học của từng cá nhân là hết sức quan trọng. Vẫn biết rằng việc cá nhân hóa trong giáo dục để đáp ứng nhu cầu của người học là hoàn toàn phù hợp và theo xu hướng phát triển, nhưng để việc làm đó thực sự hiệu quả thì chúng ta cần có giải pháp căn cơ, chứ không chỉ có vài văn bản hướng dẫn, vài cuộc tập huấn là giải quyết được vấn đề. Nếu chúng ta không nhìn nhận đúng bản chất vấn đề, không nghiên cứu kỹ những cái được, cái mất trong lúc chuyển giao sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Tương lai đất nước ra sao khi học sinh chọn sai môn học? - Hình 2

Chương trình giáo dục phổ thông mới bậc THPT là học sinh tự chọn 5 môn học. (Ảnh minh họa).

Sách giáo khoa có sạn, chương trình chưa chặt chẽ chúng ta có thể sửa, thế nhưng việc chọn sai môn học cho bậc THPT là hệ lụy cả một cuộc đời phía sau của học sinh.

Tôi đã đọc các bài viết, các tranh luận của nhiều người, kể cả những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục về vấn đề này. Cá nhân tôi nhận thấy mọi người đang tập trung bàn luận các giải pháp xử lý vấn đề trước mắt, mà chưa có cái nhìn tổng thể, chưa nhận thấy hệ lụy lâu dài để tháo gỡ. Việc lo học sinh đăng ký ít, chưa đủ giáo viên, thừa giáo viên hay giáo viên sợ thất nghiệp, đó chỉ là những vấn đề trước mắt và quá ngắn hạn. Vấn đề lâu dài là tương lai của học sinh, của thế hệ học sinh, của cả đất nước khi học sinh lựa chọn không đúng chương trình, môn học thì không ai nghĩ đến.

Chúng ta đã phải trả giá cho chất lượng nguồn nhân lực của ngành giáo dục khi thực tế trong một thời gian dài để tình trạng "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" và phải có giải pháp khắc phục khi mấy năm trước có tình trạng thí sinh đỗ trường sư phạm với tổng 9 điểm thi của 3 môn.

Chúng ta đang suy nghĩ việc chọn môn học là do học sinh tự quyết định và tự chịu trách nhiệm? Đúng là như vậy, nhưng để giúp học sinh chọn đúng môn học, phù hợp với bản thân để có tương lai tươi sáng cho mình, cho gia đình, cho xã hội và cho đất nước lại phụ thuộc rất lớn đến việc triển khai, thực hiện của các cấp quản lý giáo dục từ Bộ đến nhà trường, trong đó quan trọng nhất là vai trò của bộ Giáo dục và Đào tạo. Tương lai của đất nước đang trông chờ vào việc triển khai này.

Thiết nghĩ nếu chúng ta không có giải pháp mà phó mặc lựa chọn và quyết định tương lai cả thế hệ, tương lai đất nước cho đứa trẻ 15 tuổi và cha mẹ chúng khi mà thực tế tại Việt Nam học sinh lớp 12, thậm chí là sinh viên đại học vẫn chưa biết mình sẽ làm nghề gì, làm như thế nào, mà cơ bản lựa chọn nghề nghiệp theo trào lưu số đông, theo xu hướng xã hội là chính thì thực sự chúng ta có tội với các cháu và có tội với đất nước.

Rất mong các cấp, các ngành suy nghĩ thật thấu đáo và thật sự trách nhiệm khi triển khai để người dân yên tâm với sự nghiệp đổi mới giáo dục và mang lại hiệu quả thật sự cho người học, đừng làm vì thành tích, đừng làm vì tiến độ công việc.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sự thật thông tin tài xế bồi thường 1 tỷ cho gia đình nữ sinh tử vong ở Vĩnh LongSự thật thông tin tài xế bồi thường 1 tỷ cho gia đình nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
14:27:30 05/05/2025
Mẹ của MC Đại Nghĩa qua đời sau 2 ngày đột quỵMẹ của MC Đại Nghĩa qua đời sau 2 ngày đột quỵ
13:04:59 05/05/2025
Vụ BVĐK Nam Định bị cáo buộc 'mất y đức', không ai nhận sai, CĐM nói thẳng 1 câuVụ BVĐK Nam Định bị cáo buộc 'mất y đức', không ai nhận sai, CĐM nói thẳng 1 câu
10:51:05 05/05/2025
Võ Hạ Trâm chính thức lên tiếng khi bị so sánh với Duyên Quỳnh, thái độ thế nào mà được ủng hộ?Võ Hạ Trâm chính thức lên tiếng khi bị so sánh với Duyên Quỳnh, thái độ thế nào mà được ủng hộ?
12:07:34 05/05/2025
Biến căng: "Tình trẻ của Lưu Diệc Phi" bị hot girl nóng bỏng dọa tung cả kho ảnh riêng tưBiến căng: "Tình trẻ của Lưu Diệc Phi" bị hot girl nóng bỏng dọa tung cả kho ảnh riêng tư
13:07:22 05/05/2025
Hát bản gốc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" Duyên Quỳnh thu bao nhiêu tiền?Hát bản gốc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" Duyên Quỳnh thu bao nhiêu tiền?
14:01:34 05/05/2025
Ái nữ Huỳnh Hiểu Minh lộ diện, vừa chào đời đã nắm 8k tỷ, quý tử thái độÁi nữ Huỳnh Hiểu Minh lộ diện, vừa chào đời đã nắm 8k tỷ, quý tử thái độ
14:25:37 05/05/2025
Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long là 'con ngoan, học giỏi'Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long là 'con ngoan, học giỏi'
14:29:29 05/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nam ca sĩ khốn đốn vì 1 bức ảnh: Sở hữu biệt thự "trải" từ Việt Nam sang Mỹ, nhà 300m2 ở trung tâm TP.HCM

Nam ca sĩ khốn đốn vì 1 bức ảnh: Sở hữu biệt thự "trải" từ Việt Nam sang Mỹ, nhà 300m2 ở trung tâm TP.HCM

Sao việt

16:31:15 05/05/2025
Căn nhà 300m2 trong Sài Gòn, vợ chồng tôi để làm nha khoa. Lúc đầu, chúng tôi định về đó ở, nhưng mấy đứa con tôi đòi nhà phải có hồ bơi, chỗ nuôi chó thì mới chịu ở - Quách Thành Danh nói.
Xôn xao cựu chiến binh bị NV quầy vé sân bay thái độ vì không đủ tiền mua vé?

Xôn xao cựu chiến binh bị NV quầy vé sân bay thái độ vì không đủ tiền mua vé?

Netizen

16:31:05 05/05/2025
Những ngày qua, sự việc hai cựu chiến binh bị nam sinh viên có thái độ vô lễ, xua đuổi tại lễ diễu hành, diễu binh gây phẫn nộ cộng đồng mạng. Mới đây, mạng xã hội tiếp tục lan truyền 1 trường hợp tương tự.
Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Thế giới

16:27:03 05/05/2025
Ông Eric Burns, đồng tác giả của nghiên cứu và nhà vật lý thiên văn tại Đại học Louisiana, nói: Nếu làm rối loạn sao neutron, ta đã giải phóng vật chất đặc nhất trong vũ trụ chủ yếu là neutron .
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Sức khỏe

16:26:05 05/05/2025
Theo các nguồn tin, Chính quyền Tổng thống Trump đang tiến hành đàm phán với hơn 15 quốc gia về các thỏa thuận thương mại nhằm điều chỉnh mức thuế đối ứng, dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7 sau khi lệnh hoãn 90 ngày kết thúc.
Quyết định giúp McTominay đổi đời

Quyết định giúp McTominay đổi đời

Sao thể thao

16:00:09 05/05/2025
Sau khi Khvicha Kvaratskhelia chuyển sang PSG hồi tháng 1, Napoli cần một nhân tố mới gánh vác vai trò tấn công và McTominay bất ngờ được chọn.
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?

Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?

Pháp luật

15:27:21 05/05/2025
Theo luật sư, việc ông Phúc tử vong sẽ dẫn tới đình chỉ điều tra đối với người đàn ông này. Về trách nhiệm dân sự, người thân ông Phúc có trách nhiệm bồi thường trong phạm vi di sản người này để lại.
Wikipedia ứng dụng AI tạo sinh hỗ trợ cộng đồng biên tập viên

Wikipedia ứng dụng AI tạo sinh hỗ trợ cộng đồng biên tập viên

Thế giới số

15:23:25 05/05/2025
Theo TechSpot, Wikimedia Foundation - đơn vị vận hành Wikipedia, đang triển khai loạt công cụ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (generative AI) nhằm hỗ trợ các biên tập viên và tình nguyện viên
Bản cypher cháy nhất 2025: Quán quân Rap Việt "tàng hình", bạn thân HIEUTHUHAI cho biết thế nào là "đủ trình"

Bản cypher cháy nhất 2025: Quán quân Rap Việt "tàng hình", bạn thân HIEUTHUHAI cho biết thế nào là "đủ trình"

Nhạc việt

15:20:34 05/05/2025
Tối 4/5, BIGTEAM (tập hợp rapper thuộc team HLV BigDaddy của 2 mùa Rap Việt) chính thức ra lò bản cypher cực chiến BIGTEAM BIGDREAM.
Anntonia đá đểu đơn vị mới, Nawat lên tiếng phản bác, Á hậu MUT đáp trả cực căng

Anntonia đá đểu đơn vị mới, Nawat lên tiếng phản bác, Á hậu MUT đáp trả cực căng

Sao châu á

15:12:21 05/05/2025
Những ngày vừa qua giới hâm mộ sắc đẹp xôn xao thông tin cạch mặt giữa Anntonia và Veena vì Mr Nawat. Thì mới đây fan được phen hit drama khi cả bộ 3 cùng lên tiếng về vụ việc. Đáng nói chính là thái độ của Hoa hậu Hoàn Vũ Thái Lan Annt...
"Tân binh toàn năng" tập luyện áp lực, nhiều thí sinh bật khóc và rớt hạng

"Tân binh toàn năng" tập luyện áp lực, nhiều thí sinh bật khóc và rớt hạng

Tv show

15:06:10 05/05/2025
Cường độ tập luyện khắc nghiệt, áp lực tâm lý và những kỳ vọng đè nặng khiến nhiều thí sinh không giữ được bình tĩnh, bật khóc vì hụt hẫng, thậm chí bị đánh giá thấp, rơi hạng đầy tiếc nuối.
48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao

48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao

Sáng tạo

14:53:58 05/05/2025
Ở độ tuổi 48, chị Lâm - một phụ nữ sống tại tỉnh Quảng Đông - đã trở thành hiện tượng mạng nhờ thói quen kiên trì mỗi ngày đều dành thời gian dọn dẹp nhà cửa.