Học sinh trường chuyên tranh cãi kịch liệt: Có nên nêu tên công khai các cá nhân gian lận trong thi cử đình đám năm 2018?
Chủ đề tranh biện của Trường Teen 2019 số 2 vừa phát sóng đã thu hút sự quan tâm lớn của người xem nhờ độ nóng gian lận thi cử kỳ thi Đại học năm trước và những tranh cãi xung quanh trong trường học.
Mô hình phản biện đang ngày càng phổ biến trong các trường học. Nhiều bạn học sinh thể hiện rõ được sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực, sự tự tin cũng như khả năng nói thuyết phục người nghe đỉnh cao trong các cuộc thi tranh biện. Bắt được xu hướng đó, có hẳn một chương trình trên sóng đài Truyền hình Quốc gia cho các bạn trẻ tự do bày tỏ quan điểm và phản bác lại những ý kiến trái chiều, là chương trình Trường Teen trên kênh VTV7.
Ra mắt khán giả truyền hình từ năm 2017, chương trình Trường Teen thu hút sự chú ý của không chỉ học sinh mà còn nhiều độ tuổi khác nhau cùng đón xem. Trước những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội, 2 nhóm sẽ chia thành 2 đội Ủng hộ – Phản đối cùng đưa ra những lập luận thuyết phục để chứng minh quan điểm của nhóm mình là đúng.
Mới đây, chủ đề trong tập Trường Teen số 2 khi lên sóng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều phản hồi của người xem. Với chủ đề nóng “Có nên nêu tên công khai các cá nhân gian lận trong thi cử?”, hai đội thi đến từ trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh (Đăk Nông) và THPT Chuyên Ngoại Ngữ (Hà Nội) đã lần lượt đưa ra những ý kiến ủng hộ cũng như phản đối về ý kiến này.
Mở đầu cho cuộc thi, nữ sinh Thanh Trúc ở đội Ủng hộ đã có câu mở đầu đầy ấn tượng: “ Như một màn ảo thuật, ba con số 1 1 1 chỉ sau vài lần ký bút đã trở thành ba con số 9 9 9 và vừa vặn với bản chất của nó, ba con số này đã đưa chủ sở hữu của nó lên “vàng”. Điều đó thực sự đã xảy ra ở hệ thống khoa cử Việt Nam“. Đội Ủng hộ đặt ra câu hỏi: “ Nếu không phải là công khai thì đâu mới là biện pháp giáo dục hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề tồn đọng trong khoa cử?“.
Để chứng minh cho luận điểm của mình, đội của ba nữ sinh đến từ THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh cho rằng, công khai tên các cá nhân gian lận là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo các giá trị giáo dục và xây dựng môi trường công bằng, minh bạch cho giáo dục. Bởi nếu không sử dụng biện pháp công khai mà sử dụng biện pháp phạt thì biện pháp phạt chỉ đánh vào lợi ích nhỏ trong toàn bộ lợi ích lớn, mà khi chỉ đánh vào lợi ích nhỏ, người gian lận sẵn sàng bỏ qua lợi ích nhỏ mà hướng luôn đến mục tiêu lớn hơn, vì vậy gian lận vẫn sẽ tiếp tục. Quan điểm mở rộng “Trao cơ hội cho người gian lận trong thi cử đồng nghĩa với việc tước đi nhiều cơ hội của người khác” được đánh giá rất văn minh, thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng của cô bạn Thu Hà đã giành được đánh giá cao từ ban giám khảo.
Câu hỏi sắc sảo của Minh Kiên thu hút hơn 2000 reactions và gần 500 comment trên fanpage chương trình.
Về phía đội phản đối, cậu bạn Minh Kiên mở đầu cho rằng: “ Liệu rằng các em học sinh có xứng đáng chịu những áp lực khủng khiếp của dư luận?“. Thay vì việc công bố danh tính làm mất quyền riêng tư con người và gây ảnh hưởng đến tương lai học sinh, nhỏm Phản đối hướng đến những giải pháp cụ thể khác như hủy kết quả thi, cấm thi trong thời gian 5 năm. Vì học sinh gian lận thi để đạt điểm cao, vào được trường mình mong muốn. Việc hủy kết quả thi và cấm thi đã đủ để các thí sinh gian lận trả giá cho hành động sai lầm của mình bằng ước mơ đi học.
Bên cạnh đó, đội các thí sinh đến từ Chuyên Ngoại ngữ dẫn dắt vấn đề dưới góc nhìn của một học sinh để được thấu hiểu và thông cảm: “ Người lớn đã từng là trẻ con nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn. Vậy nên dù có sai học sinh cũng không đáng phải chịu tâm lý hoảng sợ, vì họ cũng chỉ là những cô cậu học sinh chưa chín chắn, còn nông nổi cần được quan tâm, trao cơ hội để trưởng thành hơn chứ không phải là những lời gièm pha, chỉ trích từ đám đông hỗn loạn“. Ban giám khảo đánh giá rất cao luận điểm cuối trong lượt thi thứ ba của đội Phản đối: “ Các bạn công khai các học sinh ấy, có nghĩa là bạn đang ném học sinh lao vào mũi rìu dư luận, hay nói cách khác là đẩy họ đến viễn cảnh bị phá hủy tương lai?“, được khán giả đánh giá rất văn minh và hiểu thấu nỗi lòng học sinh.
Một số lời tranh biện đáng chú ý khác của hai đội.
Video đang HOT
Cô bạn Nguyễn Huyền Trang bên đội Ủng hộ cho rằng, việc học sinh biết cha mẹ mua điểm mà vẫn im lặng cho thấy họ không xứng đáng nhận được sự tha thứ!
Một luận điểm không thể phủ nhận: “Người lớn đã từng là trẻ con nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn” của Mai Anh (THPT Chuyên Ngoại Ngữ) đã đưa trận đấu về tỉ số cân bằng 30/30.
Với điểm số cách biệt 60/45, chiến thắng chung cuộc đã thuộc về đội Phản đối đến từ các bạn thí sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ.
Tuy chiến thắng thuộc về đội Phản đối nhưng những ý kiến của đội Ủng hộ cũng nhận được nhiều đồng tình từ phía cộng đồng mạng:
Bạn Nguyễn Sang bình luận: “ Hay lắm cô gái, hy vọng em sẽ luôn giữ vững mãi tư tưởng lập trường và quan điểm chính trực của mình cho đến khi bắt đầu bước vào trường Đại học của mình!“.
Bạn Vân Anh chia sẻ: “ Mình thấy những bài thi được mua điểm thì nên hủy kết quả thi của học sinh, còn cha mẹ – người đã đứng ra mua điểm thì mới là những người không đáng được tha thứ và phải chịu trách nhiệm dưới pháp luật. Những học sinh được mua điểm thì cũng nên chịu trách nhiệm nhưng mà đến mức phải nói là không đáng được tha thứ hay không thì mình nghĩ chưa đến mức đó“.
Bạn Phùng Trang chia sẻ: “ 18 tuổi chưa nhìn nhận thấu đáo sự đời? Đúng đấy nhưng không phải trường hợp này. 18 tuổi không biết mua điểm là sai thì bao giờ mới biết? Học sinh có chơi luật rừng đâu mà không biết nhận thức về việc này“.
Nếu là bạn, bạn sẽ ủng hộ hay phản đối việc nêu tên công khai các cá nhân gian lận?
Theo Helino
Trung Quốc: Tìm giải pháp giảm áp lực thi cử
Hàng triệu HS Trung Quốc đang bắt đầu tận hưởng kỳ nghỉ hè kéo dài 2 tháng sau một năm học vất vả. Tuy nhiên, nhiều HS lại không thể có một kỳ nghỉ đúng nghĩa.
Bởi lẽ, không ít phụ huynh nước này cho biết sẽ gửi con đến các lớp học hè để có thể cải thiện khả năng, nhằm theo kịp chương trình GD cạnh tranh khốc liệt và tập trung vào thi cử.
Phụ huynh chờ ngoài cổng trường trong khi các HS Trung Quốc đang tham dự kỳ thi ĐH
Định hình lại hệ thống giáo dục...
Trước tình trạng này, chính phủ Trung Quốc tuyên bố muốn thay đổi, nhằm mang đến cho HS một kỳ nghỉ hè không có áp lực. Hãng Tân Hoa Xã đưa tin, mới đây, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành một bộ hướng dẫn mới, kêu gọi các bậc phụ huynh nên cân nhắc cho trẻ có những hoạt động tập trung nhiều hơn về GD thể chất, văn hóa và chính trị, thay vì quá chú trọng vào học kiến thức. "Theo hệ thống GD hiện nay, HS Trung Quốc bị quá tải với việc học ở trường và không có những hoạt động thể chất. Chính tình trạng này đã dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe ở trẻ em như béo phì và cận thị", Tân Hoa Xã cho biết.
Những hướng dẫn này như một lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với mong muốn định hình lại hệ thống GD đất nước. Tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Tập đã nhấn mạnh về sự cần thiết trong việc đào tạo một "thế hệ thanh niên có khả năng làm tròn nhiệm vụ trẻ hóa quốc gia" trong một cuộc gặp với giáo giới.
Tuy nhiên, trong khi nhiều chuyên gia bày tỏ ủng hộ ý định của dự luật này, không ít người nhận định rằng, các bài kiểm tra đã ăn sâu vào hệ thống GD Trung Quốc; đồng thời khẳng định, sự kỳ vọng của phụ huynh và những khuyến khích trước đó của các quan chức nước này sẽ bị hạ thấp. "Toàn bộ hệ thống trong chương trình khuyến khích việc học - từ GV, hiệu trưởng, đến các quan chức địa phương, cũng như người đứng đầu thành phố hoặc tỉnh - tất cả đều có mối liên kết chặt chẽ với kết quả kỳ thi", bà Lai Man-hong, Giáo sư dự bị về chính sách GD tại ĐH Trung Văn Hương Cảng khẳng định. Ngoài ra, bà Lai cho rằng, đây là một vấn đề mang tính hệ thống.
Thay vì chỉ quan tâm tới kỳ thi đại học
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, có tới hơn 150 triệu HS đang theo học hệ thống GD bắt buộc tại khoảng 220.000 trường trên cả nước. Theo Luật GD bắt buộc, HS nước này phải học ít nhất 9 năm đầu tiên, từ bậc tiểu học cho tới hết THCS. Nhiều chuyên gia nhận định, chỉ riêng số lượng HS này cũng đủ để trở thành một quốc gia có dân sống đứng thứ 9 thế giới, nhiều hơn cả Vương quốc Anh, Australia và Canada cộng lại.
Các cựu SV và chuyên gia trong ngành GD Trung Quốc cho biết, hệ thống hiện tại tập trung rất nhiều vào các bài thi, đặc biệt là "gaokao" - kỳ thi ĐH khốc liệt nhất thế giới và "zhongkao" - kỳ thi tuyển sinh vào THCS.
Dai Rouya (23 tuổi) - nữ SV vừa tốt nghiệp một trường ĐH ở Thượng Hải, cho biết, hầu hết HS THCS không quan tâm đến những môn học không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của họ. "Cha mẹ hoặc chính phủ đã đặt ra cho HS THCS mục tiêu là kỳ thi tuyển sinh ĐH. Các HS Trung Quốc chỉ có mối quan tâm duy nhất là thi ĐH thật tốt", cô khẳng định.
Cũng theo nữ SV này, áp lực quá lớn đè nặng lên vai HS sẽ kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực. "Hơn 1/2 số HS Trung Quốc cho rằng, việc thi đỗ vào các trường ĐH tốt hơn sẽ chứng tỏ họ là những người tốt hơn. Đó là một vấn đề", cô nói thêm.
Kế hoạch được đề xuất mới đây của chính phủ Trung Quốc sẽ không loại bỏ "gaokao" hay "zhongkao", nhưng sẽ khuyến khích các trường ngừng đưa các bài kiểm tra vào chương trình học cũng như đánh giá xếp loại, nhằm giảm áp lực cho HS. Ngoài ra, đề xuất cũng kêu gọi các bậc cha mẹ ngừng gây áp lực nặng nề lên trẻ chỉ vì mong các em đạt điểm cao trong bài kiểm tra. "Phụ huynh cần tránh có sự cạnh tranh một cách mù quáng và nên ngừng ép các con tham gia quá nhiều hoạt động ngoại khóa", thông báo từ chính phủ cho biết.
Hướng đến giáo dục lao động
Andrew Field, Giáo sư Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Duke Kun Sơn, khẳng định các hướng dẫn mới này gắn chặt với tầm nhìn của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc khuyến khích đổi mới, tiến bộ trong các ngành công nghiệp Trung Quốc. Theo kế hoạch mới, GV phải tập trung vào việc "trau dồi khả năng nhận thức, thúc đẩy sự phát triển tư duy và khuyến khích ý thức đổi mới".
Các chuyên gia nhận định, quyết định của Mỹ hạn chế bán các công nghệ quan trọng như chip máy tính cho các công ty Trung Quốc đã khiến Trung Quốc trở nên "tự lực" trong lĩnh vực này và cả các ngành khác. Chính điều đó đã dẫn đến sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển, cũng như định hình lại về cách GD trẻ em của nước này.
GS Field nhận định: "Trung Quốc đang ở thời điểm nhận ra cần phải có nhiều đổi mới hơn trong hệ thống GD, vì nước này đang chuyển từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế định hướng kỹ thuật".
Đề xuất mới cũng tuyên bố, các cơ sở GD nước này cần chú trọng vào GD lao động và GD lòng yêu nước ở trẻ. Về GD lao động, các chuyên gia cho rằng, HS sẽ hiểu rõ giá trị hơn không chỉ thông qua những bài học từ chủ nghĩa Mác, mà còn bằng việc thực hành lao động ở đồng lúa hoặc các nhà máy.
Nhiều ý kiến nhận định, việc cải cách nền GD có thể sẽ mất nhiều năm và thậm chí là nhiều thập kỷ để hiện thực hóa. GS Field khẳng định, lĩnh vực GD không phải là điều dễ dàng thực hiện chỉ trong "ngày một ngày hai".
Theo giáo dục và thời đại
Thất vọng với nền giáo dục, cha mẹ Trung Quốc ráo riết cho con du học Mất niềm tin vào kỳ thi đại học khốc liệt quá mức cần thiết cùng nền giáo dục "khô khan", nhiều phụ huynh Trung Quốc sẵn sàng chi bạo để con cái đi học nước ngoài. Đối với Iris Wang, phụ huynh người Thượng Hải, trường học phương Tây luôn là phương án tốt nhất. Bà Wang giải thích quan niệm trên xuất...