Học sinh trường chuyên đổ xô chọn đại học quốc tế trong nước
Khi nhiều học sinh chuyển hướng từ du học sang đại học quốc tế trong nước vì Covid-19, các trường đón nhận lượng hồ sơ lớn và điều chỉnh công tác tuyển sinh để chào đón người giỏi.
Năm nay, số lượng hồ sơ ĐH Fulbright Việt Nam nhận được tăng 240% so với năm ngoái. Trong đó, khoảng 80% đến từ các trường công lập. Rất nhiều học sinh đến từ các trường có tiếng như THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), THPT chuyên Quốc học Huế, THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định)…
Thông tin trên được bà Lê Thị Quỳnh Trâm, Giám đốc Tuyển sinh & Hỗ trợ Tài chính, ĐH Fulbright Việt Nam, cho biết khi trao đổi với Zing về xu hướng chọn trường trong nước, đặc biệt các trường hoặc chương trình quốc tế.
Tác động của dịch bệnh và gần đây nhất là quy định mới không cấp thị thực cho sinh viên quốc tế ở Mỹ nếu trường dạy học trực tuyến 100% kéo theo làn sóng nộp hồ sơ vào các trường có mô hình giáo dục quốc tế như ĐH Fulbright, ĐH Việt Pháp, ĐH RMIT Việt Nam…
Không ít học sinh chuyển hướng từ du học sang ứng tuyển vào đại học quốc tế trong nước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Liêu Lãm.
Số lượng, nguồn tuyển đa dạng
Cũng theo bà Lê Thị Quỳnh Trâm, nguồn tuyển của ĐH Fulbright Việt Nam năm nay đa dạng hơn. Nhiều học sinh từ các trường quốc tế, trước đây thường chọn du học, cũng chuyển hướng nộp đơn vào trường.
“Một số bạn đã trúng tuyển các trường đại học ở Mỹ, châu Âu và Úc, vẫn quyết định chọn ĐH Fulbright – trường ở Việt Nam có mô hình giáo dục gần với đại học ở Mỹ. Vì vậy, số lượng hồ sơ tăng cao”, bà Quỳnh Trâm thông tin.
Nhiều học sinh muốn tiếp cận nền giáo dục quốc tế ngay trong nước, mà không phải đối mặt những rủi ro về dịch bệnh và cả thay đổi trong chính sách nhập cảnh của nơi du học.
“Học tập tại Việt Nam cũng giúp các em hiểu rõ bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội, là những điều hết sức quan trọng, đóng góp cho thành công trong tương lai của bạn trẻ”, bà Quỳnh Trâm nói thêm.
Video đang HOT
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại ĐH Việt Pháp (ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội), khi quá trình du học của nhiều bạn trẻ bị gián đoạn vì dịch.
Trả lời Truyền hình Thông tấn, ông Etienne Saur, Hiệu trưởng chính ĐH Việt Pháp, cho biết trường tiếp nhận nhiều hồ sơ ứng tuyển. Thí sinh gồm cả du học sinh mới trở về Việt Nam, đang tìm kiếm chương trình đào tạo chuẩn quốc tế và những học sinh có dự định du học nhưng phải thay đổi kế hoạch bởi tình hình dịch Covid-19.
Trường quốc tế trong nước điều chỉnh tuyển sinh
Trước tình hình thực tế từ dịch Covid-19 còn phức tạp ở nhiều quốc gia và các quy định nhập cảnh có thay đổi, một số trường trong nước đã có những điều chỉnh trong tuyển sinh.
Các trường đại học quốc tế đưa ra một số điều chỉnh để đón nhận cơ hội tuyển sinh. Ảnh: RMIT.
Theo bà Lê Nguyễn Thiên Hương, Trưởng phòng Tuyển sinh, ĐH Fulbright Việt Nam, trường có hai kỳ tuyển sinh là kỳ tuyển sinh ưu tiên và mùa xuân (tương đương đầu học kỳ I và đầu học kỳ II của học sinh lớp 12). Năm nay, trường kéo dài thời gian nhận hồ sơ của kỳ tuyển sinh mùa xuân thêm 12 ngày để thí sinh có thời gian chuẩn bị trước những xáo trộn, ảnh hưởng của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, quy trình tuyển sinh của ĐH Fulbright cũng được điều chỉnh. Trường chuyển việc phỏng vấn nhóm sang trực tuyến để hạn chế đi lại, tập trung đông người, đảm bảo an toàn cho thí sinh, sinh viên và nhân viên trường.
Dù vậy, tiêu chí tuyển sinh của trường không thay đổi. Bà Thiên Hương nhấn mạnh Fulbright tuyển sinh toàn diện, căn cứ học vấn, phẩm chất, hoàn cảnh trưởng thành. Đây cũng là lý do trường không công bố số hồ sơ nộp vào hay tỷ lệ “chọi”.
Năm nay, ĐH Fulbright tuyển sinh 15-20 sinh viên diện dự thính học một năm tại trường. Những bạn này đã trúng tuyển vào các đại học ở Mỹ, châu Âu hoặc nước khác, nhưng chưa thể sang học do dịch bệnh, hoặc có thể bị ảnh hưởng của chính sách nhập cảnh mới đây của Mỹ.
“Sinh viên dự thính sẽ học tại ĐH Fulbright một năm. Sau đó, họ trở lại Mỹ, châu Âu để theo học tiếp trường ban đầu. Điều này không chỉ giúp các bạn không bị gián đoạn việc học tập, mà còn cung cấp thêm kiến thức nền tảng và hiểu biết về xã hội, trước khi tiếp tục du học”, bà Thiên Hương cho hay.
Trong khi đó, ĐH RMIT Việt Nam cũng điều chỉnh để tiếp nhận thí sinh bị gián đoạn du học vì dịch Covid-19.
Trao đổi với Zing, bà Jan Clohessy, Giám đốc tuyển sinh khu vực ASEAN, RMIT Việt Nam, nói du học sinh về nước có thể chuyển đổi tín chỉ từ trường đại học nước ngoài để tiếp tục học tập tại RMIT Việt Nam. Sau đó, các em chuyển đổi tín chỉ quay lại trường đại học ban đầu vào thời điểm thích hợp.
Trường sẽ hỗ trợ cung cấp mô tả chi tiết môn học, nhằm giúp sinh viên có đầy đủ thông tin xác nhận số tín chỉ được miễn với trường đại học ban đầu, giúp các bạn tốt nghiệp đúng hạn, cũng như thích nghi môi trường, nếu có ý định trở về Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp.
Học sinh lớp 12 bị trì hoãn kế hoạch du học có thể học năm đầu tại RMIT Việt Nam, sau đó tham gia chương trình trao đổi, chuyển tiếp tới RMIT Melbourne hoặc các trường đối tác.
Sự tồn tại của các trường chuyên: Hợp lý và cần thiết
Khẳng định vai trò của hệ thống trường THPT chuyên, GS.TS Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương - cho rằng, nên ủng hộ để trường chuyên phát triển, tạo nên sự khởi sắc đột phá của hệ thống GD hiện nay.
Ảnh minh họa/INT
Ủng hộ sự tồn tại hệ thống trường chuyên
- Từ thực tế giáo dục Việt nam, theo ông sự tồn tại trường chuyên có cần thiết không?
- Trong cơ cấu các nhà trường của giáo dục Việt Nam hiện nay, sự tồn tại của hệ thống trường chuyên là một thực tế. Đây không phải là điều gì mới mà đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của giáo dục nước nhà, nhất là thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.
Chúng ta có thể nói đến một số điển hình về trường chuyên ở các địa phương, như Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội), Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa), Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định)... Có thể nói, địa phương nào, ngành Giáo dục cũng quan tâm đến hệ thống trường chuyên. Qua thực tiễn, trường chuyên là những đơn vị đạt đến chất lượng cao hơn các trường phổ thông bình thường. Những trường này tuyển sinh với yêu cầu đầu vào cao và khắt khe hơn; giáo viên giỏi, có kinh nghiệm nghề nghiệp, nhất là kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình; được đầu tư về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học...
Chúng ta đang chú trọng phải có đột phá về chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thấp là một trong những điểm nghẽn của sự phát triển; và trường chuyên góp phần trả lời cho câu hỏi của xã hội để khắc phục điểm nghẽn này. Đây là vườn ươm tài năng, môi trường đào tạo nên nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước...
Phải khẳng định, thành tựu các trường chuyên đạt được tạo ra một điểm nhấn về chất lượng giáo dục của cả nước. Trong các kỳ thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế, trường chuyên thường gặt hái được thành tích xuất sắc, nổi bật... Trường chuyên cũng là nguồn bổ sung cho đầu vào hệ thống giáo dục ĐH, để từ đó đào tạo ra các tài năng, chuyên gia cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Về pháp lý, trường chuyên đã được thừa nhận và ghi trong Luật Giáo dục 2019. Theo quy định, trường chuyên được thành lập ở cấp THPT dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, thực tiễn giáo dục cũng thể hiện được những nỗ lực, đóng góp đáng trân trọng của hệ thống trường chuyên. Sản phẩm mà các trường này cung cấp cho xã hội trở thành các nhân tài, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực mà đất nước cần đến.
Theo quan điểm của riêng tôi, sự tồn tại của các trường chuyên là hợp lý và cần thiết. Nó có vị trí quan trọng đặc biệt trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Nên ủng hộ sự tồn tại của trường chuyên, tạo nên khởi sắc đột phá của hệ thống giáo dục nước ta hiện nay. Để phát triển giáo dục theo đúng tinh thần cải cách, tôi nghĩ phải làm sao để đưa các trường chuyên đi trước một bước, tạo ra lực hấp dẫn, thúc đẩy giáo dục chung của cả nước.
Dĩ nhiên, chúng ta không rơi vào quan điểm tuyệt đối hóa trường chuyên để xem nhẹ hệ thống giáo dục phổ thông đại trà. Trường chuyên có mối quan hệ mật thiết với hệ thống các trường phổ thông đại trà, với tương đồng chung là phải nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục.
GS.TS Hoàng Chí Bảo.
Cần thay đổi nhận thức
- Trường chuyên có phải mảnh đất chỉ dành cho 1 tầng lớp đặc biệt nào trong xã hội?
- Trường chuyên cho đến nay là thuộc hệ thống giáo dục công lập. Có ý kiến cho rằng trường chuyên là nơi dạy dỗ con em nhà giàu là không đúng. Vì thực tế, nhiều học sinh giỏi, đỗ thủ khoa các kỳ thi tốt nghiệp, giành giải thưởng lớn trong nước và quốc tế... từ trường chuyên là con em gia đình khó khăn. Bên cạnh đó, tuyển sinh vào các trường chuyên, trong đó có Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, theo một hệ thống tiêu chí đầu vào, nhưng không có quy định chỉ con nhà giàu mới được thi. Học sinh qua sàng lọc, kiểm tra, tuyển chọn đạt yêu cầu vào trường chuyên có thể ở đủ mọi thành phần. Trường chuyên không phải là mảnh đất đặc biệt chỉ để dành thụ hưởng lợi ích cho 1 tầng lớp đặc biệt nào trong xã hội.
- Để mô hình trường chuyên hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho giáo dục Việt Nam, ông có gợi ý gì?
- Để hệ thống trường chuyên phát triển tốt hơn nữa, đóng góp hữu ích hơn nữa cho xã hội, tôi cho rằng, việc đầu tiên cần thay đổi nhận thức. Trường chuyên phải chú trọng giáo dục toàn diện; không đồng nhất trường chuyên với việc chỉ đào luyện học sinh đáp ứng yêu cầu thi cử, giành các giải thưởng... Bất kỳ học sinh giỏi nào của trường chuyên cũng phải trên cơ sở nắm chắc kiến thức cơ bản các môn khoa học. Không nên biến trường chuyên thành một ốc đảo, mô hình biệt lập, ngoại lệ nào đó trong tổng thể giáo dục quốc dân; không nên nhìn nhận trường chuyên quá đặc biệt, tách rời khỏi môi trường giáo dục chung của xã hội.
Bên cạnh đó, phải đầu tư cho trường chuyên nguồn nhân lực xứng đáng, cụ thể là những nhà quản lý giỏi, đội ngũ giáo viên tài năng; có chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy, học tập cho trường chuyên là cần thiết. Chú trọng giao lưu, tiếp xúc rộng rãi giữa trường chuyên và các trường khác, để đội ngũ nhà giáo cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, giáo dục học sinh. Hình thành dư luận xã hội rộng rãi, tích cực trong việc ủng hộ sự tồn tại, phát triển của trường chuyên cũng rất cần thiết.
Còn về phương diện chính sách, cơ chế quản lý, tôi nghĩ có lẽ nên mở rộng hệ thống trường chuyên bằng việc khuyến khích hệ thống ngoài công lập xây dựng được các mô hình trường chuyên; tạo sự thúc đẩy, cạnh tranh, ganh đua giữa trường chuyên công lập và ngoài công lập - đích đến là tạo chất lượng giáo dục tốt hơn, nguồn nhân lực tốt hơn cho xã hội. Tùy năng lực thực tế và sở trường để có thể thành lập trường chuyên ngoài công lập chuyên về nhiều môn, hoặc chỉ chuyên 1 số môn học, từ đó đa dạng hóa mô hình, tạo sự phát triển phong phú chứ không đơn điệu trong giáo dục...
Du học sinh bị gián đoạn vì Covid-19 có thể dự tuyển vào ĐH Fulbright Du học sinh bị gián đoạn nhập học do dịch Covid-19 có thể dự tuyển vào ĐH Fulbright Việt Nam. ĐH Fulbright Việt Nam khởi xướng chương trình sinh viên dự thính (Visiting Student Program) bắt đầu nhập học vào mùa Thu năm nay. Việc này nhằm giúp đỡ những học sinh đã trúng tuyển vào các đại học quốc tế nhưng chưa...