Học sinh Trung Quốc làm bài thi tuyển sinh đại học mô phỏng tại nhà
Khoảng 50.000 học sinh ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã làm bài thi mô phỏng kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao) tại nhà vào ngày 3/3 trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường dù có dấu hiệu hạ nhiệt.
Kỳ thi thử kéo dài trong 4 ngày, từ 3/3 tới ngày 6/3. Điều đặc biệt là lần này, các học sinh làm bài thi thử tại nhà trong bối cảnh học sinh tại Bắc Kinh vẫn chưa thể quay trở lại trường dù năm học đã bước sang học kỳ mới do dịch Covid-19 diễn biến khó lường dù có dấu hiệu hạ nhiệt. Vì vậy, các em bắt buộc phải tham gia các lớp học online tại nhà.
Trước tình hình này, các trường học Trung Quốc phải tìm nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức kỳ thi mô phỏng đề thi tuyển sinh đại học quốc gia cho học sinh.
Một học sinh lớp 12 trường Trung học Số 171 Bắc Kinh làm bài thi thử tuyển sinh đại học tại nhà ngày 3/3.
Xiao Wo là một học sinh lớp 12 tại quận Chaoyang, Bắc Kinh. Xiao cho biết, tại lớp em, mẫu phiếu bài làm cho phần thi tiếng Trung đã được gửi cho học sinh qua group WeChat để các em có thể in sẵn mẫu phiếu này. Vào ngày thi, các em sẽ nhận được đề bài được gửi qua WeChat. Bài thi mô phỏng kéo dài 150 phút.
Hầu hết các em học sinh sẽ làm bài dưới sự giám sát của phụ huynh. Sau khi làm xong bài, các em sẽ chụp ảnh hoặc scan tờ phiếu làm bài và gửi lại cho giáo viên qua WeChat không muộn hơn 10 phút sau khi hết giờ.
Các giáo viên sẽ gửi lại ảnh chụp bài làm của học sinh cho nhà trường. Sau đó, những bài làm này sẽ được chuyển lên phòng giáo dục của quận.
Chen Pengyu, học sinh trường trung học Guangqumen, cho biết em phải tham gia buổi livestream cùng các thành viên khác trong lớp. Tại đây, các em có thể nhìn thấy giáo viên và nhận được đề thi phiên bản điện tử.
Video đang HOT
Qua hình thức livestream này, thầy Li Zhiwei, hiệu trưởng trường Guangqumen, cho biết các giám thị có thể theo dõi quá trình làm bài của học sinh.
Thầy Li cũng cho rằng đây có thể là một phương thức thi cử mới trong tương lai. Thầy Li cho biết mỗi phòng thi online như thế này có thể có từ 1-30 thí sinh và việc tổ chức thi online thậm chí còn dễ dàng và thuận tiện hơn nếu được tổ chức và chuẩn bị kỹ càng.
Kỳ thi mô phỏng bao gồm các bộ môn bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia của Trung Quốc bao gồm tiếng Trung, Toán và tiếng Anh và 3 môn tự chọn khác.
Đối với học sinh tại Bắc Kinh, bắt đầu từ năm nay, các em sẽ được yêu cầu chọn 3 môn tự chọn trong danh sách 6 môn học gồm Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học và Chính trị.
Tương tự Bắc Kinh, nhiều tỉnh thành khác tại Trung Quốc cũng áp dụng các khoá học online cho học sinh cuối cấp trung học phổ thông để chuẩn bị cho các em tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, vốn thường diễn ra vào đầu tháng 6 hàng năm.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Weng Tiehui ngày 28/2 cho biết cơ quan này đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh và sẽ sớm công bố lịch thi tuyển sinh quốc gia trong năm nay.
Minh Hương ( China Daily/dantri.com.vn)
Vượt qua "1001" tình huống bi hài, thầy giáo tìm ra cách dạy học online hiệu quả
Có những học sinh trong lớp học online của thầy Hiếu tranh thủ "tang hình" để làm việc riêng, có những học sinh xin phép thầy đi vệ sinh nhưng rồi mất hút, cũng có cả những học sinh vừa học vừa tranh thủ ngủ...
Chia sẻ về kinh nghiệm dạy học online hiệu quả, thầy Hoàng Minh Hiếu - giáo viên dạy tiếng anh tại một trường THPT tại Hà Nội cho hay: "Bài giảng online phải được thiết kế khoa học, đảm bảo đẹp mắt là yếu tố đầu tiên thu hút được sinh viên".
Thầy Hiếu kể, có những buổi học được thông báo là bắt đầu lúc 9h sáng nhưng tại thời điểm 9h chỉ có khoảng 40% học sinh online.
"Ngay lập tức tôi lướt qua xem còn thiếu học sinh nào, tôi phải gọi điện cho các em để biết vì sao chưa sẵn sàng tham gia buổi học. Như vậy trước buổi học đã mất khoảng 15 phút để "tìm học sinh vào học".
Có những bạn khi tôi gọi đến vẫn còn đang ngái ngủ. Đó là chưa kể quá trình học online lớp học khoảng 40 học sinh thì giáo viên khó bao quát, kiểm soát và tương tác với học sinh".
Học sinh điểm danh khi học online
Vậy là có những học sinh của thầy Hiếu tranh thủ "tang hình" để làm việc riêng hay có những học sinh xin phép thầy đi vệ sinh nhưng rồi cũng ...mất hút. Cũng có cả những học sinh vừa học, vừa tranh thủ ngủ.
"Có những buổi dạy tôi cảm thấy thực sự bất lực vì vô vàn thứ âm thanh xen vào bài giảng. Đang say sưa giảng thì có những bạn bị mẹ quát "tranh thủ xuống ăn sáng nhanh" hay "M.N ơi, dắt giúp mẹ cái xe ra ngoài", rồi âm thanh mèo kêu, chó sủa cũng không thiếu... nhưng thi thoảng mới xảy ra trường hợp đó", thầy Hiếu tâm sự.
Học sinh vừa học online vừa ngủ
Tuy nhiên, có một điều làm tôi rất phấn khởi là qua giảng dạy vài tuần, rất nhiều em tỏ ra thích thú với bài giảng online, nhiều em tiến bộ vượt bậc, làm rất tốt những bài tập được giao.
"Thầy ơi, nếu không có những bài dạy online của thầy thì không biết thời gian nghỉ vừa rồi em sống nhạt nhẽo đến mức nào và có khi kiến thức cũng quên hết mất rồi", một tâm sự của học sinh làm thầy Hiếu rất phấn khởi.
Còn thầy Vũ Trọng Nghĩa - Giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay: "Học online bậc đại học hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào sự chủ động và tự giác của sinh viên chứ không nhất thiết phải gom cả lớp học vào một khung giờ cố định nào đó.
Sinh viên có thể ngồi nghe và học lại bất cứ lúc nào. Ngoài ra, học sinh có thể điều chỉnh dừng lại, nghiền ngẫm bài giảng, khi nào hiểu lại tiếp tục học. Còn bạn nào học tốt thì có thể tua nhanh bài giảng qua đoạn khác".
Theo thầy Vũ Trọng Nghĩa, việc dạy học online các thầy cô phải tăng cường sử dụng công cụ online tốt nhất, làm cho bài giảng hay nhất, sinh động nhất để sinh viên không cảm thấy chán khi tự học. Nếu nhàm chán, ngay lập tức sinh viên sẽ đóng máy tính lại và tâm lý ngại học.
Có khó khăn là một số sinh viên ở các tỉnh miền núi, nơi internet vẫn còn yếu thì thông tin đến các em sinh viên dễ bị chập chờn.
"Thời gian vừa qua đội ngũ giáo viên lớn tuổi của ĐH Kinh tế Quốc dân cũng nỗ lực vượt bậc vì hầu hết các thầy cô quen dạy phương pháp truyền thống nên phải dành nhiều thời gian đầu tư cho bài giảng online.
Có những thầy cô dành cả đêm để thiết kế bài giảng online cho sinh viên. Thậm chí, sẵn sàng học hỏi từ phía sinh viên cách làm bài giảng sinh động, phương pháp thiết kế bài giảng hiệu quả", thầy Nghĩa cho hay.
Theo infonet
Học online: Làm thế nào để kiểm soát chất lượng? Để phòng tránh dịch bệnh Covid-19, hầu hết các trường học đã chủ động triển khai chương trình dạy-học online giúp học sinh không bị hổng kiển thức vì thời gian tạm nghỉ kéo dài. Vậy làm thế nào để kiểm soát chất lượng của các lớp học online? Giáo viên dạy học online tại Trường Trung học Vinschool Central Park (TP.HCM) Đầu...