Học sinh trở lại trường: Dạy bài mới kết hợp củng cố kiến thức
Gần 2 tháng nữa sẽ kết thúc năm học song nhiều nơi học sinh tiểu học lần đầu tới trường hoặc vừa trở lại sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch.
Buổi học trực tiếp đầu tiên của học sinh Trường Tiểu học Ba Đình (Ba Đình, Hà Nội).
Dạy học trong bối cảnh đó đòi hỏi các nhà trường, giáo viên linh hoạt kế hoạch giảng dạy, dặm lại kiến thức cho học trò.
Bắt nhịp nhanh việc dạy học
Cô Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ba Đình (Ba Đình, Hà Nội) trao đổi: Dù là buổi đầu tiên học sinh được tới trường học trực tiếp sau gần 1 năm học trực tuyến nhưng việc dạy học đã bắt nhịp ngay với nội dung, chương trình học trực tuyến trước đó.
Tuy nhiên, không để học sinh căng thẳng và làm quen với việc học trực tiếp, nhà trường dành ra 3 buổi học đầu tiên để giáo viên ổn định trật tự, hướng dẫn kỹ năng phòng dịch, giới thiệu cho học sinh (khối 1, 2) các phòng chức năng, trong đó chú trọng vào khu vệ sinh để các em nhớ đường đi, cách sử dụng…
Ngày đầu tiên học sinh lớp 1 tới trường sau 11 tháng học trực tuyến, cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương, Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) dành 1 – 2 tiết để ổn định trật tự, xếp chỗ ngồi, rèn nền nếp, cách cầm sách, đứng lên ngồi xuống không xê dịch bàn ghế, hướng dẫn học sinh sử dụng phòng chức năng (nhà vệ sinh), trang thiết bị phòng dịch cá nhân… Sau đó mới bước vào dạy học kiến thức.
Cô Phương cho biết: Tuần đầu nhà trường chưa triển khai dạy học 2 buổi/ngày nên phần lớn thời gian vẫn dành cho hoạt động hướng dẫn kỹ năng và dạy nội dung kiến thức mới theo chương trình. Việc củng cố hoặc kèm riêng học sinh hổng kiến thức sẽ được tiến hành từ tuần sau khi có buổi tự học thứ 2 trong ngày. Giáo viên sẽ có thời gian rà soát lại sách vở, rèn chữ viết, hướng dẫn trò cách làm tính cộng trừ, viết đúng cao độ…
Với tiến độ dạy học như hiện tại, theo cô Phương, việc củng cố kiến thức cũng đủ thời gian và không khó khăn bởi quá trình dạy học online giáo viên đã nắm được năng lực học từng học sinh, cần bổ sung kiến thức nào. “Dạy học trực tiếp dù chỉ 2 tháng trước khi kết thúc năm học nhưng vô cùng cần thiết, hữu ích để hoàn thiện kiến thức năm cho học trò, vực dậy chất lượng dạy học nói chung…”, cô Phương nhìn nhận.
Học sinh Trường Tiểu học Phong Khê (thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh) trở lại học trực tiếp hơn 2 tuần. Cô Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trở lại học trực tiếp, giáo viên bên cạnh dạy kiến thức mới còn bắt tay vào rà soát lại thực trạng, sức học từng học sinh, từng lớp, khối. Trên cơ sở đó, trong quá trình dạy học, giáo viên sẽ có sự kèm cặp, củng cố thêm kiến thức cho học sinh ở từng tiết học và thậm chí cả sau tan học.
Sau học trực tuyến (đặc biệt lớp 1, 2) học sinh có tình trạng viết xấu, sai chính tả, chệch dòng, đọc và làm toán còn chậm… nên theo cô Thủy, việc củng cố kiến thức song song với học kiến thức mới là cần thiết. Và vì giáo viên các lớp vừa dạy học vừa song hành dặm kiến thức nên tốc độ, nội dung dạy học từng khối, lớp có sự chênh. Tuy nhiên, điều đó không đáng ngại và nhà trường để giáo viên hoàn toàn chủ động điều chỉnh việc dạy học, củng cố kiến thức. Miễn sao khi kết thúc năm học, học sinh bảo đảm được các yêu cầu của chương trình.
Chị Hà Hồng Gấm, con học lớp 1 Trường Tiểu học Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) trao đổi: Lần đầu con được tới trường học trực tiếp nên rất hào hứng. Dù mới chỉ học buổi sáng nhưng con cho biết, việc học tập không có gì thay đổi hay khác biệt nhiều. Tuy nhiên, học ở lớp trực tiếp và được cô giáo hỗ trợ con thấy tiếp thu bài nhanh hơn, không hay nhầm lẫn một số cách viết như khi học trực tuyến. Con đã sẵn sàng với việc học 2 buổi/ngày nếu nhà trường tổ chức vào tuần tới.
Video đang HOT
Thầy cô giáo hướng dẫn đường lên lớp cho học sinh lớp 1.
Để học sinh vững tâm thế vào năm học mới
Cô Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh: Việc dặm lại kiến thức sau học trực tuyến đối với học sinh tiểu học rất cần thiết. Chính vì vậy, Trường Tiểu học Ba Đình không chỉ yêu cầu giáo viên tiến hành ngay ở tuần đầu tới trường mà khoảng thời gian sau kiểm tra học kỳ II, kết thúc năm học còn lại vẫn được tận dụng để hoàn tất hoạt động này.
Một số em (đặc biệt lớp 1, 2) không có bố mẹ hỗ trợ nên việc học trực tuyến không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiều học sinh đã “lộ” mảng kiến thức bị hổng. Do đó, dặm lại kiến thức khi đi học trực tuyến không thể bỏ qua.
Chia sẻ điều này, cô Vũ Trinh Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nói: Củng cố kiến thức sẽ khác nhau bởi mỗi lớp, giáo viên dạy và học khác nhau, trò tiếp thu khác nhau. Do đó, sẽ phải cần từ 3 – 5 ngày học trực tiếp để giáo viên rà soát được mức độ hổng từ đó có phương án, giải pháp củng cố phù hợp cho từng học sinh.
Tại Ninh Bình, học sinh khối tiểu học cũng trở lại trường từ 4/4 sau gần 2 tháng học trực tuyến. Cô Trần Thị Hợi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Yên Khánh, Ninh Bình) trao đổi: Tuần tới nhà trường sẽ xây dựng phương án bổ sung kiến thức bị hổng cho học sinh trong thời gian học trực tuyến. Để hiệu quả, sẽ phân loại học sinh theo các nhóm năng lực khác nhau. Với nhóm không có điều kiện học trực tuyến sẽ yêu cầu giáo viên dành thời gian để dặm lại kiến thức cơ bản chưa được học. Với học sinh học trực tuyến đầy đủ thì ôn tâp những nội dung nâng cao hơn.
“Việc trở lại học trực tiếp và triển khai dạy học 2 buổi/ngày tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho kết thúc năm học theo kế hoạch mà bảo đảm dặm lại kiến thức hiệu quả. Nếu cần thiết trường có thể dành 2 tuần cuối tháng 5 để dặm kiến thức cho học sinh và sẽ chú trọng học sinh khối 1, 2; và một số học sinh yếu để bảo đảm không học sinh nào còn hổng kiến thức trước khi lên lớp…”, cô Hợi cho hay.
“Học sinh phải học trực tuyến kéo dài có nhiều thiệt thòi. Do đó các em trở lại trường học trực tiếp sẽ là thời điểm thích hợp, thuận lợi để củng cố kiến thức. Chúng tôi xác định cùng giáo viên dù đã trải qua thời gian dạy học trực tuyến vất vả nhưng vì học trò các cô sẽ tiếp tục nỗ lực để hỗ trợ củng cố kiến thức (đặc biệt với học sinh khối 1, 2, 5). Như vậy các em sẽ có hành trang vững chắc để chuyển lớp, chuyển cấp…”, cô Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ.
Môn ít học sinh chọn khiến GV không dạy đủ số tiết/tuần, vậy trả lương thế nào?
Mời giáo viên hợp đồng, có thể hiểu một giáo viên đó sẽ dạy nhiều trường cùng lúc, như vậy sẽ dẫn tới việc không ổn định về mặt tâm lí, kiến thức cho học sinh.
"Chúng tôi từ nhiều năm nay đã tự xây dựng chương trình theo hướng đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do đó nhà trường có Câu lạc bộ Âm nhạc, Mỹ thuật, được học sinh khá yêu thích và tham gia rất đông. Các em sáng tác Hội họa, Âm nhạc,... dưới nhiều hình thức, nhiều chất liệu và những thầy cô phụ trách cũng là những người được đào tạo chuyên nghiệp.
Vậy nên khi thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, nhà trường cũng không quá bỡ ngỡ, Câu lạc bộ Âm nhạc, Mỹ thuật vẫn duy trì, và học sinh đăng kí tiết học tự chọn. Tôi thấy môn Âm nhạc, Mỹ thuật giúp cho học sinh phát huy được sở thích của mình, đặc biệt là đội văn ca của nhà trường có rất nhiều tác phẩm hay, tự sáng tác nhiều bài hát", cô Cao Thanh Nga - Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (quận Đống Đa, Hà Nội) đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Học sinh Câu lạc bộ Âm nhạc Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: NTCC.
Cô Nga cho biết: "Hiện nay trường có đầy đủ giáo viên, nhưng với việc học cả ngày nên khó có thể xây dựng được một số môn chuyên sâu. Nếu triển khai môn học Âm nhạc, Mỹ thuật đòi hỏi phải có phòng học nhạc tiêu chuẩn, phòng thu âm, phòng luyện thanh và các thiết bị chuyên nghiệp, nhạc cụ,...nên ngay lập tức nhà trường chưa thể đáp ứng được cơ sở vật chất.
Hiện tại, mỗi tuần có 2 lớp buổi chiều chúng tôi triển khai hoạt động các câu lạc bộ, trong đó có Âm nhạc và Mỹ thuật, cũng rất mong muốn có hai phòng học chuyên nghiệp về hai lĩnh vực này nhưng nhà trường cũng chưa có điều kiện. Về nhạc cụ thì có thể đầu tư được, nhưng về phòng học chuyên nghiệp thì khó có thể xây dựng được ngay bởi nó không giống như các phòng học thông thường, hiện tại chúng tôi có 28 lớp học tương đương với 28 phòng học cả ngày.
Về các môn Công nghệ, nhà trường cũng triển khai xây dựng chương trình với những phần học thiết kế trải nghiệm liên môn, công nghệ lồng ghép với sinh học. Theo chương trình đã định hướng, mỗi năm học có 2 tuần cho học sinh học trải nghiệm sáng tạo, ví dụ với học sinh lớp 10 có những hoạt động trải nghiệm liên môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng,...tại các địa điểm di tích lịch sử văn hóa ngoài trời.
Trước khi đi ngoại khóa, các thầy cô giáo bộ môn đã lên một bảng những câu hỏi liên quan đến vấn đề học sinh được trải nghiệm, sau đó các con hoạt động nhóm, thiết kế các mục kiến thức, tìm hiểu dưới nhiều hình thức để làm sao thể hiện được sự sáng tạo của mình thông qua những buổi học như vậy".
Trường tôi triển khai dạy Âm nhạc, Mỹ thuật từ rất lâu rồi
Cũng về vấn đề này, thầy Hoàng Xuân Khóa - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Marie Curie (Thành phố Hải Phòng) cho biết: "Trường tôi đã triển khai dạy Âm nhạc, Mỹ thuật và Bơi từ rất lâu rồi với mỗi tuần 2 tiết học. Được đánh giá là những môn khá quan trọng nên lúc nào cũng có giáo viên được đào tạo bài bản phụ trách.
Nhà trường đã triển khai dạy Nghệ thuật sắp đặt, Tạo hình từ nhiều năm nay nhưng cũng khá khó khăn bởi phụ huynh học sinh phản đối, lý do các bậc phụ huynh đưa ra là chỉ muốn con mình tập trung học những kiến thức phục vụ cho kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Chưa kể họ nêu quan điểm 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật là những môn "vô bổ" không phục vụ gì cho kì thi vào đại học.
Chính vì vấp phải sự phản đối từ phụ huynh nên nhà trường triển khai môn Mỹ thuật, môn Bơi thành môn tự chọn, em nào thấy thích thì tham gia, riêng môn Âm nhạc là bắt buộc phải học".
Thầy Hoàng Xuân Khóa - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Marie Curie (Hải Phòng). Ảnh: T.D.
Chương trình lớp 10 mới sắp triển khai có 108 tổ hợp môn, liệu có phải chia như vậy thì tính hướng nghiệp cho học sinh sẽ rõ ràng, cụ thể hơn? Về vấn đề này, thầy Khóa nêu quan điểm: "Cho phép học sinh tự chọn môn học theo sở thích, như vậy sẽ có tổ hợp môn học sinh đăng kí học rất nhiều, nhưng cũng sẽ có tổ hợp môn không có ai, hoặc số rất ít học sinh đăng kí, vì thế sẽ rất khó khăn cho các nhà trường trong việc tuyển dụng, bố trí giáo viên.
Chúng ta nên làm theo hướng chia nhóm, trường nào có khả năng thì công khai chọn dạy những môn này, môn kia và từ đó học sinh sẽ lựa chọn trước khi vào trường. Hiện nay là chia môn học cào bằng các trường thì rất khó khả thi, mang tiếng là học sinh được tự do tự chọn môn học nhưng lại dựa trên sự "định hướng" của nhà trường, bởi lệch ra những môn khác thì nhà trường không thể đáp ứng được, như vậy thì cho học sinh tự chọn làm gì?
Các trường lấy biên chế giáo viên ở đâu khi có những tổ hợp môn chỉ rất ít học sinh đăng kí học, trong khi quy định phải dạy đủ bao nhiêu tiết học trong một tuần, giờ ít học sinh quá nên không dạy đủ số tiết, vậy trả lương cho các thầy cô thế nào? Và những thầy cô dạy quá nhiều trong một tuần vì đông học sinh thì cũng phải có nguồn để trả những tiết học vượt quy định đó.
Nếu mời giáo viên hợp đồng vào dạy, có thể hiểu một giáo viên đó sẽ dạy nhiều trường cùng lúc, như vậy sẽ dẫn tới việc không ổn định về mặt tâm lí cho học sinh, và thậm chí cùng 1 môn học nhưng lại 2 thầy cô dạy mỗi người một tiết trong tuần bởi lịch dạy của họ không ổn định ở một trường. Và chắc chắn để có được mức lương đủ chi phí cuộc sống thì họ phải dạy 10 trường cùng lúc, như vậy thì các trường mời giáo viên này sẽ bị mất tính chủ động".
Học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) trong giờ tập thể thao. Ảnh: NTCC.
Thầy Khóa chia sẻ: "Trước thực trạng như vậy, có lẽ tôi sẽ theo hướng chọn một số tổ hợp môn học thích hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên nhà trường đang có để triển khai dạy, chứ nếu triển khai đồng loạt tất cả các tổ hợp theo yêu cầu trong năm học này tôi e là chưa thể làm được.
Nghe thì có vẻ chia tổ hợp định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhưng nếu với những em muốn theo đuổi con đường Âm nhạc, hay Mỹ thuật thì hoàn toàn có thể chọn trường đào tạo chuyên về những môn đó, như vậy học sẽ chuyên sâu, chuyên nghiệp hơn. Còn ở cấp phổ thông, theo tôi chỉ nên dừng ở mức dạy phổ cập kiến thức đại trà, chia nhiều tổ hợp quá sẽ rối cả cách dạy lẫn cách học, như vậy có thể làm khó cho các nhà trường và học sinh".
Các trường liên kết với nhau
Việc các trường hiện chưa có vị trí việc làm của giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ thuật, nhà giáo Nguyễn Minh Quý - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) cho rằng:
"Vấn đề này chúng tôi cũng chưa nghĩ tới bởi hiện nay đang tập trung vào việc lo hoàn thành chương trình học, đồng thời chuẩn bị cho học sinh tham dự kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Theo tôi được biết thì Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng cũng đã chủ động liên kết với Trường Đại học Hải Phòng mời các giáo viên dạy môn Mỹ thuật, Âm nhạc, chuẩn bị một cơ cấu phù hợp cho các trường.
Khả năng trong năm học mới, nếu các trường chưa có đủ giáo viên thì có thể kết hợp với nhau, một giáo viên dạy cho nhiều trường cùng lúc ở 2 bộ môn này.
Thực tế hiện nay các trường Trung học phổ thông trong năm học đầu tiên triển khai chương trình mới này sẽ phụ thuộc vào lượng học sinh lựa chọn bộ môn, việc chọn ra sao là quyền của các em, chính vì thế các nhà trường cũng khó có thể chuẩn bị mọi thứ được ngay hoàn chỉnh trong năm đầu tiên".
Hai xu hướng thay đổi quan trọng của ngành giáo dục Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và với sự ra đời của các công nghệ mới, nhiều kỹ năng sẽ sớm trở nên lỗi thời. Thời của "công việc trọn đời" đã không còn nữa. (Ảnh: Adobe Stock). Các kỹ năng cần thiết mà các doanh nghiệp mong đợi trong tương lai có thể sẽ khác rất nhiều so với những gì...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
Pháp luật
00:32:07 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
Thế giới
00:19:40 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn
Góc tâm tình
00:10:12 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025