Học sinh trầm cảm, tiêu cực khi bị chê bai ngoại hình
Body-shaming là sự xấu hổ, chán ghét cơ thể, miệt thị bản thân khi bị chê bai ngoại hình.
ảnh minh họa
Từ thực tế của trường mình, thạc sĩ Nguyễn Hà Bích Vân cùng một số giáo viên THPT Trần Khai Nguyên, TP.HCM, khảo sát ngẫu nhiên 500 học sinh về ảnh hưởng và tác động của body-shaming trong cuộc sống của các em.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tại các trường ở TP.HCM như THPT Trần Khai Nguyên, Trần Quang Khải, Diên Hồng, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Minh Khai…
Kết quả khảo sát cho thấy 56% học sinh gặp phải hành vi này. Trong đó, 22,4% học sinh bị rất thường xuyên, chủ yếu tập trung những khuyết điểm của cơ thể như vóc dáng, mặt, da, eo, mông, đùi, chân, tay, răng…
Một số học sinh nữ giấu tên cho biết họ thường xuyên bị chỉ trỏ tướng “đô” giống con trai”, bị bạn bè gọi là “tivi LCD”, “hai lưng”… Khi bị đánh giá như vậy, các em phải chịu nhiều áp lực. Body-shaming cũng được coi như dạng bạo lực về tâm lý.
Đa số học sinh chưa tự xử lý được vấn đề này, thậm chí còn có suy nghĩ, hành động tiêu cực như “muốn trốn cả thế giới”, “tuyệt vọng muốn trốn ở nhà luôn hoặc đi phẫu thuật”…
Video đang HOT
Phản ứng chủ yếu của nạn nhân body-shaming là thụ động, im lặng chịu đựng. Một số ít chọn hành vi đánh lại người chế nhạo mình.
Thạc sĩ Nguyễn Hà Bích Vân cho biết khi bị body-shaming, các em thường có xu hướng với bạn bè hơn là với gia đình. Vì thế, những buổi nói chuyện giữa phụ huynh – học sinh, giáo viên – học sinh rất cần thiết, để có được sự thông cảm, hiểu nhau, ngăn chặn được những phản ứng tiêu cực.
Trong đó, vai trò của tư vấn tâm lý học đường rất quan trọng. Thực tế, các trường đang rất thiếu những buổi học về giáo dục giới tính, trong khi nạn nhân và thủ phạm body-shaming đa số ở lứa tuổi 15-20 tuổi.
Vì thế, nhà trường cần phải chú trọng hơn trong việc tổ chức những buổi học về giới tính, nâng cao nhận thức của học sinh về các vấn đề liên quan body-shaming.
Nhân viên tư vấn phải hiểu tâm lý học sinh để có thể giải đáp thắc mắc của các em, cùng với đó là sự hỗ trợ của giáo viên khác trong trường, phát hiện những suy nghĩ, hành vi sai lệch của học sinh ngay khi mới phát sinh.
Thạc sĩ Vân cũng khuyến cáo cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn đến con cái mình, không nên chỉ chú trọng vào điểm số mà theo dõi cả những sở thích, thay đổi bất thường của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ không nên chỉ trích con cái, không áp đặt những kỳ vọng của mình (như giảm cân, muốn có cơ bắp…) vào con.
Theo nhóm nghiên cứu, học sinh gặp phải body-shaming hiện nay là vấn đề cấp thiết nhưng các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực này, đặc biệt là tình trạng học sinh THPT ở Việt Nam, chưa được chú ý.
Số học sinh chưa hiểu về body-shaming còn khá nhiều, kể cả nạn nhân và thủ phạm. Vì thế, các phòng tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng để ngăn chặn tình trạng này.
Không chỉ tư vấn, giải tỏa tâm lý, giúp học sinh vượt qua vấn đề, quan trọng hơn phải để học sinh hiểu rõ, từ đó dẫn đến thay đổi hành vi.
Theo Zing
Cấm giáo viên đưa học sinh về nhà riêng dạy thêm
Sở GD&ĐT ĐăkNông vừa có văn bản chấn chỉnh công tác dạy học thêm trên địa bàn.
ảnh minh họa
Trong đó yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Tổ chức phụ đạo, bổ sung kiến thức cho học sinh chưa theo kịp chương trình để theo kịp trình độ chung của lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi (bằng ngân sách được giao, không thu phí của học sinh).
Không tổ chức dạy học thêm đối với các trường có học sinh theo học 2 buổi/ngày và đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội.
Tuyệt đối không được ép buộc học sinh học thêm, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn giáo viên theo học. Trên cơ sở tự nguyện của học sinh hiệu trưởng nhà trường tổ chức việc khảo sát chất lượng học sinh để phân chia lớp học phù hợp theo cấp độ học lực, trình độ của học sinh.
Danh sách lớp học thêm, nội dung, chương trình giảng dạy phù họp với đối tượng, phân bổ hợp lý thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
Quản lý chỉ đạo chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực, tuyệt đối cấm giáo viên đưa học sinh về nhà riêng để dạy thêm đồng thời chú trọng đến các giải pháp như: đảm bảo chất lượng giảng dạy trong nhà trường, tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi để đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập; tăng cường tổ chức các hoạt động thí nghiệm, thực hành, văn - thể - mỹ, các hoạt động Đoàn - Đội, giáo dục các kỹ năng giao tiếp xã hội cho học sinh.
Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GD&ĐT về việc để xảy ra tình trạng giáo viên ép buộc học sinh học thêm, giáo viên đưa học sinh về nhà để dạy thêm, học thêm và tổ chức dạy thêm không đúng qui định.
Phòng GD&ĐT được yêu cầu chỉ đạo các cơ sở dạy thêm học thêm thuộc cấp Phòng cấp giấp phép thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước nhằm phát hiện, xử lý nghiêm của các tổ chức, cá nhân dạy thêm trái quy định, ép buộc học sinh học thêm và các giáo viên đưa học sinh về nhà riêng để DT-HT trên địa bàn.
Theo Sở này, trong thời gian qua công tác chỉ đạo và quản lý dạy thêm, học thêm của Sở GDĐT, Phòng GDĐT đã được triển khai kịp thời, tiến hành các cuộc kiểm tra theo kế hoạch đến các cơ sở dạy thêm trong và ngoài nhà trường nhằm chấn chỉnh những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện.
Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở DT-HT thực hiện không đúng qui định để xảy ra tình trạng giáo viên ép buộc học sinh học thêm, đưa học sinh về nhà dạy thêm gây bức xúc trong xã hội.
Theo Tinmoi24.vn
'Cẩm nang' chống sốc thi trượt Mấy tuần nay, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai, Hà Nội, thăm khám cho hơn 300 ca, bệnh nhân chủ yếu là thanh niên từ 13-18 tuổi, phải nhập viện vì sốc... thi cử. Các bác sĩ nhấn mạnh nhiều lần thực ra con số này có thể giảm một nửa, chỉ cần phụ huynh và học sinh chú...