Học sinh Tiểu học VAS đam mê sáng tạo và lập trình robot
Khi trí tuệ nhân tạo và máy học đang trở thành mối quan tâm hàng đầu thì các thế hệ trẻ rất cần được trang bị vốn hiểu biết sớm để dễ dàng thích ứng với những biến chuyển trong tương lai.
Ươm mầm các tài năng lập trình nhí
Thế giới liên tục ghi nhận những tài năng lập trình nhí đã tạo ra các kỳ tích trong làng công nghệ khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong đó phải kể đến Samaira Mehta – cô bé 10 tuổi lớn lên tại thung lũng Silicon, Mỹ – nhà sáng lập kiêm CEO của công ty CoderBunnyz và là diễn giả chính trong các hội thảo về hội thảo về đa dạng trong công nghệ của cả Google lẫn Microsoft hay cậu bé Muhammad Hamza Shahzad đến từ Anh quốc, người trẻ nhất thế giới nhận được chứng nhận lập trình chuyên nghiệp của Microsoft khi mới 6 tuổi. Rõ ràng, tuổi tác không phải là rào cản để các bạn nhỏ chinh phục thế giới số đầy hấp lực này.
“VAS Robocon Competition” – cuộc thi tìm kiếm tài năng lập trình nhí của VAS
Tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), mỗi năm Nhà trường đều tổ chức cuộc thi “ Sáng tạo và lập trình Robot” dành cho học sinh lớp 4-5, giúp các em tự tin đưa các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn và làm quen với thế giới lập trình ngay từ bậc Tiểu học. Để chế tạo nên những robot thông minh, bắt mắt và có khả năng chinh phục địa hình, vượt qua thử thách của ban tổ chức, các bạn nhỏ đã mất rất nhiều thời gian để thiết kế, chỉnh sửa, khắc phục các lỗi kỹ thuật… trước khi mang đi thi đấu. Chiến thắng chung cuộc là thành quả của quá trình sáng tạo (chế tạo, thiết kế robot), tư duy logic (lập trình điều khiển robot trình diễn) và khả năng phối hợp cùng đồng đội trong các phần thi.
“VAS Robocon Competition” vừa là thực tiễn sân chơi khơi gợi cảm hứng vừa là tiền đề để các nhà lập trình trẻ của VAS sẵn sàng chinh phục các thử thách cao hơn trong các cuộc tranh tài cấp quốc gia, quốc tế.
Video đang HOT
Trang bị nền tảng từ chương trình ICT chuẩn quốc tế
Để xây dựng niềm đam mê với sáng tạo và lập trình robot, VAS đã đưa bộ môn Khoa học và Công nghệ Thông tin và Truyền Thông (ICT) vào giảng dạy trong chương trình Tiểu học Quốc tế Cambridge. Chương trình trang bị cho các em những kiến thức nền tảng phù hợp với lứa tuổi và kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tìm tòi nghiên cứu đối với bộ môn này, dựa trên khung chương trình Chứng chỉ quốc tế Cambridge dành cho người mới bắt đầu ICT (Cambridge International Diploma ICT Starters) của Anh quốc.
Nền tảng công nghệ được bồi dưỡng xuyên suốt cấp Tiểu học
Từ những năm đầu của bậc Tiểu học, VAS đã làm quen với việc sử dụng phần cứng, phần mềm, thuần thục chức năng của những thiết bị phổ biến như máy tính, bàn phím, TV, DVD, điện thoại di động. Các em cũng sẽ ứng dụng công nghệ thông tin như một kênh giao tiếp thông qua việc sáng tạo văn bản và hình ảnh để truyền đạt thông tin và xây dựng ý thức về an toàn thông tin mạng.
Ở các khối lớp 3-5, học sinh được học cách sử dụng ICT để xử lý thông tin cơ bản như phân loại, dự trữ, sao lưu dữ liệu và bắt đầu tìm hiểu về lập trình, tạo ra chuỗi hướng dẫn để điều khiển máy tính. Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với đội ngũ giáo viên Cambridge dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao và đều sở hữu chứng chỉ Digital Literacy Certification (IC3).
Hoàn thiện chương trình Tiểu học quốc tế Cambridge
ICT là 1 trong 4 bộ môn được VAS đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiểu học Quốc tế Cambridge, cùng với Toán, Tiếng Anh, Khoa học. Chương trình tập trung thiết lập các kỹ năng ngôn ngữ, khoa học, tính toán và công nghệ cho học sinh, tương đương với trẻ em cùng độ tuổi ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến với đầu ra là Chứng chỉ Checkpoint Tiểu học của Cambridge, có giá trị trên toàn thế giới.
Đa dạng các hoạt động học tập và phát triển năng khiếu tại VAS
VAS có hiện có đội ngũ hơn 900 giáo viên, trong đó có gần 200 giáo viên nước ngoài đến từ các nước Anh, Mỹ, Úc… Đây cũng là ngôi trường có thời gian giảng dạy tiếng Anh nhiều nhất so với các trường dạy cùng chương trình song ngữ quốc tế tại TP. HCM với hơn 22 tiết tiếng Anh mỗi tuần ở khối Tiểu học. Việc gia tăng thời lượng giảng dạy giúp học sinh được tiếp thụ sâu và ứng dụng thành thạo các kỹ năng vào thực tiễn.
Bên cạnh chương trình học thuật mang tính ứng dụng cao, học sinh Tiểu học VAS còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa và năng khiếu đa dạng như các cuộc thi vẽ và viết, tìm kiếm tài năng văn nghệ, thể thao… và được tham gia vào các chuyến khám phá, dã ngoại thực hành lý thú và bổ ích. Qua các hoạt động này, các em được mạnh dạn thể hiện bản thân, xây dựng ý thức và tinh thần trách nhiệm với những vấn đề xung quanh, đồng thời được phát hiện năng khiếu và đam mê ngay từ nhỏ.
VAS là hệ thống trường học có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình song ngữ quốc tế với gần 9.500 học sinh từ Mầm non đến khối 12 đang theo học tại 7 cơ sở. Hiện tại, trường cung cấp 3 lộ trình học tập chuẩn Cambridge đáp ứng nhu cầu, năng lực của học sinh và định hướng của các gia đình.
Liên hệ tìm hiểu và tham dự kiểm tra đầu vào miễn phí tại https://www.vas.edu.vn/ hoặc qua hotline 0911 2677 55.
Khánh Hòa tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số
Qua 5 năm thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025", ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã thu được nhiều hiệu quả tích cực.
Học sinh dân tộc thiểu số huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: khanhhoa.gov.vn
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Cụm Nam, huyện miền núi Khánh Sơn, học sinh đều là người dân tộc Raglai, đa số các em đều nói tiếng mẹ đẻ khi đi học, vốn tiếng Việt rất ít và chưa chuẩn xác trong cách phát âm. Do vậy, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là vấn đề đọc, nói bằng tiếng Việt. Học sinh được chia thành nhóm nhỏ để rèn kỹ năng đọc, viết, tham gia các hoạt động học nhóm, phong trào "Đôi bạn cùng tiến", các tiết đọc thư viện, hoạt động ngoại khóa... Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh được tăng cường tiếng Việt ra lớp đúng độ tuổi đạt 100%; các em từng bước tự tin, hòa nhập với tập thể.
Hơn một nửa học sinh tại Trường Mầm non Ninh Tây, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa con em đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Ê đê và Raglai. Việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ luôn là rào cản trong việc truyền thụ, tiếp thu kiến thức trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Từ năm học 2016-2017, Trường Mầm non Ninh Tây đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như: tập huấn phương pháp dạy tiếng Việt cho giáo viên, thiết kế môi trường cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với tiếng Việt thông qua đồ dùng, đồ chơi, góc thư viện, hoạt động trải nghiệm thực tế... Cô Nguyễn Thị Mỹ Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Ninh Tây chia sẻ: Nhờ được tăng cường tiếng Việt nên qua các năm học, trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn và đạt được hầu hết các mục tiêu giáo dục theo từng độ tuổi.
Huyện miền núi Khánh Vĩnh có 17 trường mầm non với hơn 68% trẻ là người dân tộc thiểu số và 16 trường tiểu học với hơn 81% học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh, từ năm 2016 đến nay huyện có 344 cán bộ, giáo viên người Kinh được bồi dưỡng tiếng Raglai để nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy.
Ông Đỗ Hữu Quỳnh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết, qua 5 năm thực hiện đề án, các cấp ủy, chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể và cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức về sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Các trường trong dự án coi đây là một trong những giải pháp để duy trì kết quả phổ cập giáo dục tại các địa phương. Thuận lợi về môi trường giao tiếp nên vốn tiếng Việt của học sinh phong phú và nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc triển khai đề án như: học sinh nhút nhát, môi trường rèn luyện tiếng Việt còn hạn chế. Thậm chí, việc huy động trẻ ra lớp tăng cường tiếng Việt trong hè chưa đạt yêu cầu do không có chế độ hỗ trợ ăn trưa. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên các em phải theo cha mẹ lên rẫy. Mặt khác, giáo viên đa số là người Kinh nên gặp khó khăn khi giao tiếp với trẻ và trao đổi với cha mẹ của học sinh.
Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn đề án, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho trẻ đến trường và học 2 buổi/ngày; trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cũng được tăng cường. Các trường chú trọng xây dựng môi trường tiếng Việt trong và ngoài lớp học, nâng cao chất lượng dạy tập nói tiếng Việt trong hè cho trẻ dân tộc thiểu số chuẩn bị vào lớp 1, tổ chức hiệu quả hoạt động giao lưu tiếng Việt...
Năm học 2019-2020, toàn tỉnh Khánh Hòa có 49 trường mầm non, 1 nhóm trẻ ngoài công lập và 150 trường tiểu học có học sinh người dân tộc thiểu số. Trong đó, có hơn 4.800 trẻ mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú tại trường, 100% được tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi. Tỷ lệ trẻ là người dân tộc thiểu số tham gia các lớp tập nói tiếng Việt trong hè trước khi vào lớp 1 đạt hơn 97%.
Nhà trường cũng khổ với hội chứng "Con tôi là... thần đồng" Nhiều phụ huynh cho rằng con mình là... "thần đồng", "thiên tài" nên họ khó chấp nhận các kết quả hay đánh giá chưa như ý về con. "Con tôi là số 1" Một giáo viên dạy THPT ở TPHCM kể, cô từng gặp trường hợp, phụ huynh lên gặp chất vấn về việc tổng kết của con gái họ chỉ xếp thứ...