Học sinh tiểu học không nhất thiết phải học trực tuyến
Có nhiều giải pháp giúp học sinh tiểu học trong thời gian nghỉ ở nhà phòng chống dịch Covid-19 tiếp tục việc học chứ không chỉ chăm chăm dạy học trực tuyến mà không đạt hiệu quả.
Nhiều khó khăn cho học sinh tiểu học tham gia học trực tuyến – ẢNH: NGUYỄN LOAN
Để việc dạy học trên internet đạt hiệu quả với học sinh (HS) tiểu học trong thời gian ngừng học tập trung tại trường, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có những hướng dẫn và lưu ý cụ thể về các giải pháp cũng như thời gian thực hiện.
Chọn hoặc phối hợp thực hiện các giải pháp
Trong đó, khi hướng dẫn chuyên môn, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ đạo tùy theo điều kiện của nhà trường, giáo viên (GV) và HS, có thể chủ động chọn hoặc phối hợp thực hiện các giải pháp.
Nếu dạy học trực tuyến thì nhà trường sắp xếp thời gian tổ chức dạy phù hợp, thuận tiện với thời gian học tập của HS, thông báo thời gian biểu cụ thể đến cho phụ huynh để hỗ trợ hoạt động học tập của HS. GV cung cấp tài liệu, học liệu, thực hiện hoạt động dạy học và phát trực tiếp thời gian thực thông qua các ứng dụng hỗ trợ. HS tham gia vào các phòng học trực tuyến, thực hiện các hoạt động học tập với sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Ngoài ra, GV có thể bổ sung thêm các bài tập tương tác giúp HS luyện tập kiến thức đã học.
Hải Phòng dừng dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, 2
Chiều 21.2, ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Hải Phòng, cho biết qua khảo sát thực tế, Sở GD-ĐT nhận thấy việc học trực tuyến với HS khối lớp 1, 2 là không ổn. “Các con còn quá nhỏ để tự lập với thiết bị học, phụ huynh phải mất thời gian hỗ trợ, hiệu quả dạy không cao. Chúng tôi quyết định tạm dừng học trực tuyến với 2 khối HS này từ ngày 22.2. Chúng ta cần hiệu quả chứ không cần hình thức”, ông Trà nói.
Theo ông Vũ Văn Trà, thầy cô và phụ huynh sẽ phối hợp để ôn tập kiến thức với HS qua Zalo.
Lê Tân
Ngoài ra, GV có thể thực hiện giải pháp xây dựng các video học tập thông qua hình thức xây dựng các clip học tập, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của nhà trường, kèm theo hệ thống các bài tập tương tác xây dựng từ các biểu mẫu trực tuyến. Đồng thời theo dõi, đánh giá, nhận xét quá trình học tập của HS thông qua các kết quả.
Video đang HOT
GV cũng có thể giao các bài giảng, bài tập rèn luyện, trao đổi, giải đáp thắc mắc, giúp HS lĩnh hội kiến thức tại nhà trong thời gian ngừng đến trường thông qua các ứng dụng của Facebook, Zalo, Viber, Skype…
Học thông qua các phương tiện khác
Đối với các trường, các khối lớp còn khó khăn thì GV có thể xây dựng, thiết kế các hoạt động và hệ thống bài tập qua tin nhắn, thư điện tử, các phương tiện khác… hoặc in sao trên giấy và gửi cho cha mẹ HS.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhấn mạnh, việc tổ chức dạy học trực tuyến cần bảo đảm theo đúng quy định kế hoạch thời gian năm học, tổ chức vào các khung thời gian không gây khó khăn cho HS tiểu học, giúp HS chiếm lĩnh kiến thức bài học và được tổ chức rèn luyện, đánh giá phù hợp.
Tôi học dạy trực tuyến
Ba tháng phòng chống dịch Covid-19 năm học vừa qua (2019 – 2020) đã biến tôi từ ông giáo già gần như “mù” công nghệ thành một GV dạy trực tuyến được nhiều người ủng hộ.
Là GV dạy môn lịch sử và giáo dục công dân ở trường THCS, với 35 năm công tác giảng dạy trong ngành giáo dục, tôi đã chứng kiến nhiều đổi thay. Song dịch Covid-19 đến bất ngờ và diễn biến rất phức tạp, hoàn toàn khác với những gì đã từng xảy ra, khiến tất cả phải thay đổi để thích ứng.
Tôi nhớ nhất là những tiết dạy trực tuyến đầu tiên thực hiện ở nhà. Với tôi, việc dạy trực tuyến là khó khăn, trở ngại lớn bởi đã gần tuổi hưu. Ban đầu, sau khi tự loay hoay mãi mà không ổn, tôi phải nhờ cậu con trai là sinh viên năm thứ tư làm “quân sư”.
Để thực hiện tiết dạy trực tuyến 45 phút, tôi phải mất hai ngày chuẩn bị. Vạn sự khởi đầu nan. Để tiết dạy “có hồn”, tôi phải tập dượt nhiều lần, làm sao để nhịp nhàng giữa từng lời nói với slide PowerPoint. Sau nhiều lần tập luyện, tôi mới chính thức ghi âm, ghi hình, tạo video gửi cho bộ phận chuyên môn duyệt để đưa lên trang web của trường. Thế nhưng, những cố gắng ban đầu của tôi lại nhận được phản hồi rất… phũ phàng từ… vợ tôi.
Vậy cần phải cố gắng hơn nữa cho tiết sau, tôi tự hứa. Hơn nữa, ngoài HS vào học, phụ huynh cũng có thể vào trang web của trường để “thẩm định năng lực giảng dạy của thầy”. Áp lực thật đấy, nhưng cũng là động lực để cố gắng.
Sự cố gắng rồi cũng đem lại niềm vui. Tôi đã cố gắng rất nhiều để có những tiết dạy giúp HS thêm yêu thích môn học vẫn được xem là môn phụ, ít được quan tâm.
Nguyễn Văn Lực ( Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
Bà Đỗ Ngọc Chi, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM), cho biết hiện nay đối với lớp 1, 2, trường chưa áp dụng học trực tuyến theo tiết mà HS xem các bài giảng dưới dạng E-learning trên website của trường. Trong mỗi bài giảng đó đều có phần bài tập để HS rèn luyện. Cách làm này được phụ huynh đồng thuận vì HS 2 khối lớp này chưa tự chủ động trong việc học trực tuyến được.
Tuy nhiên, theo bà Chi, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích GV nếu tổ chức lớp học trực tuyến thì nên tổ chức vào buổi chiều tối, khi có phụ huynh hỗ trợ. Như vậy, học trò sẽ có thể gặp, trò chuyện, tương tác, bày tỏ thắc mắc để GV hướng dẫn mà không gặp tình huống gián đoạn, không kết nối được khi HS thao tác một mình.
Linh hoạt dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19
Linh hoạt cả về địa điểm, thời gian, phương thức, cả phụ huynh và các nhà trường đang cùng nỗ lực để hỗ trợ học sinh học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19.
Học sinh học trực tuyến qua Internet. (Ảnh: PM/Vietnamplus)
Học sinh ở nhà học online trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, nhiều gia đình đã phải linh hoạt cách sinh hoạt để đảm bảo việc học cho con. Giáo viên, nhà trường cũng phải linh hoạt về phương thức và thời gian dạy học phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Phụ huynh tìm cách thích nghi
Một tuần qua, vợ chồng chị Nguyễn Minh Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) phải thay nhau nghỉ làm để ở nhà trông hai con, một bé đang học lớp ba và một bé học mầm non, khi các con phải tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
"Nhưng không thể cứ nghỉ làm mãi nên tuần này gia đình tôi đã phải mời bà nội lên hỗ trợ. Sau một tuần học online, con đã thành thạo hơn với các thao tác trên máy tính khi học trực tuyến nên không cần bố mẹ ở bên con vẫn con có thể tự học," chị Thu chia sẻ.
Trong khi đó, gia đình anh Vũ Trường Huân (Thanh Trì, Hà Nội) lại chọn giải pháp cho con về quê. "Nhà ông bà cũng có kết nối Internet nên tôi cho hai con về quê, vừa có không khí trong lành, vừa yên tĩnh, vợ chồng tôi cũng yên tâm đi làm còn ông bà cũng vui khi có các cháu ở cùng," anh Huân cho hay.
Cũng theo anh Huân, sáng nay anh đã phải tức tốc ra bến xe gửi thêm sách vở về quê cho con vì trước khi về con để quên. "Trong buổi học trực tuyến hôm qua, cô giáo phát hiện rất nhiều bạn học chay, không có sách vì các con về quê nhưng lại quên mang sách vở, đồ dùng học tập. Cô đã nhắc nhở các con đồng thời nhắn tin Zalo cho các phụ huynh," anh Huân kể.
Với chị Đỗ Bích Liên (Hà Đông, Hà Nội), do làm kinh doanh ở cửa hàng riêng nên việc con tạm dừng đến trường không quá nhiều khó khăn. Từ khi con nghỉ học trên lớp, ngày ngày hai mẹ con đèo nhau đến chỗ làm, mẹ làm việc, con học trực tuyến.
Nhà trường linh hoạt phương thức, thời gian dạy học
Để tạo điều kiện cho học sinh học trực tuyến thuận lợi hơn, nhiều địa phương đã yêu cầu các nhà trường bố trí thời gian học linh hoạt, đặc biệt là với tiểu học. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các trường phải chọn khung giờ dạy phù hợp, không gây khó khăn cho học sinh tiểu học. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhấn mạnh việc các trường lưu ý chọn thời gian dạy trực tuyến phù hợp với học sinh lớp 1 vì các em còn nhỏ, đa số chưa thể tự học trực tuyến mà cần có sự kèm cặp của phụ huynh.
Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo trên, nhiều trường tiểu học đã bố trí khung giờ dạy học trực tuyến vào ngoài giờ hành chính. Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội) bố trí khung giờ học trực tuyến vào 19 giờ15 hằng ngày. Trường Tiểu học Trần Đăng Ninh (Hà Đông, Hà Nội) dạy qua ứng dụng Zoom hai tiếng mỗi ngày, từ 17 giờ đến 19 giờ.
Nhà trường linh hoạt thời gian, phương thức dạy học để tạo điều kiện cho học sinh. (Ảnh: TTXVN)
Nhiều trường linh hoạt giờ dạy theo từng khối lớp. Với các học sinh lớp lớn 3, 4, 5 dạy học ban ngày trong khi các học sinh nhỏ hơn, lớp 1, 2 học buổi tối như Trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Trường tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Trường Tiểu học Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội).
Không chỉ linh hoạt về thời gian, phương thức dạy học cũng được các trường đa dạng hóa để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường. Nhiều giải pháp dạy học qua Internet đã được các trường triển khai như dạy trực tuyến; xây dựng video clip bài giảng rồi đăng tải trên cổng thông tin điện tử của nhà trường để học sinh học tập; trao đổi, giải đáp thắc mắc qua Facebook, Zalo, Viber; dạy trực tiếp qua ứng dụng Zoom; kết hợp học trên phần mềm học trực tuyến của VNPT với dạy trực tiếp qua Zoom để kịp thời giải đáp các thắc mắc của học sinh.
Tại Trường Tiểu học Trần Đăng Ninh, học sinh học trực tiếp với giáo viên qua ứng dụng Zoom hai tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, do thời gian học hạn chế nên học sinh chỉ học với giáo viên chủ nhiệm với hai môn học chính là tiếng Việt và toán. Tương tự, Trường Tiểu học Thành công B cũng chỉ thiết kế dạy học trực tuyến các môn toán, tiếng Việt, ngoại ngữ trong thời gian này.
Trong khi đó, tại Trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội), học sinh học tất cả các môn theo thời khóa biểu hàng ngày với các bài giảng trên phần mềm học trực tuyến của VNPT, làm bài tập và gửi qua điện thoại cho giáo viên chấm. Chủ nhật mỗi tuần, giáo viên sẽ có buổi dạy trực tiếp qua Zoom để nhận xét việc học của học sinh trong tuần đồng thời giải đáp các thắc mắc nếu có.
Sẵn sàng ứng phó với dịch
Trong khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo cần đặt thời gian còn lại của năm học trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch để kịp thời có kịch bản phòng, chống, dạy học, thi, kiểm tra đánh giá phù hợp.
Nhằm tạo hành lang pháp lý và hỗ trợ các điều kiện để triển khai dạy học trực tuyến, Bộ trưởng chỉ đạo sớm ban hành Thông tư Quy định quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên
Bộ trưởng cũng yêu cầu các sở giáo dục, các cơ quan liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với các đối tác doanh nghiệp, nhà mạng đã ký kết hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo để hỗ trợ hạ tầng, đường truyền, băng thông... phục vụ cho hoạt động dạy và học; có giải pháp kết nối nguồn lực hỗ trợ giáo viên, học sinh các địa bàn khó khăn, không có khả năng tiếp cận với hình thức học trực tuyến, học qua truyền hình.
Trên cơ sở kế thừa tối đa hệ thống bài giảng điện tử hiện có, Bộ trưởng chỉ đạo, các vụ bậc học tiếp tục bổ sung bằng cách huy động giáo viên từ các địa phương thực hiện các bài giảng có chất lượng, từng bước hoàn thiện kho học liệu số với đầy đủ các môn học ở bậc phổ thông. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, việc xây dựng những bài giảng mẫu tốt và đăng tải qua kênh youtube rất phù hợp với những bậc học, lớp học khó triển khai dạy học trực tuyến như mầm non hay lớp 1./.
'Bao giờ học sinh đi học lại hả mẹ?' 'Bao giờ học sinh đi học lại hả mẹ, con chán ở nhà với 4 bức tường lắm rồi. Ba mẹ đi làm hết. Con chẳng được nói chuyện với ai', chị Dương Thanh Hiền chạnh lòng khi nghe con gái học lớp 6 hỏi câu đó. Nguyễn Quốc Tiến Đạt, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (bìa trái) và các...