Học sinh tiểu học cõng lịch học lạ: Sao kham nổi?
Học sinh trường Tiểu học Trần Văn Ơn chỉ có 70 phút nghỉ về nhà ăn trưa, tới trường để theo tiếp lịch học mà nhà trường đặt ra.
Thời khóa biểu phản khoa học
Nhiều phụ huynh có con theo học tại trường Tiểu học Trần Văn Ơn (P.8, Q. Tân Bình, TP. HCM) phản ánh về lịch học nhà trường đưa ra không hợp lý khiến các em phải tất tả đến trường cho kịp giờ học.
Theo đó, buổi sáng, học sinh trường Tiểu học Trần Văn Ơn ra về vào lúc 11h20, đến 12h15 đã phải tập trung đến trường để kịp 12h30 vào lớp học buổi chiều.
Không những thế, trong cùng một lớp học, nhà trường cũng phân chia làm đôi, 50% bán trú, 50% học 2 buổi khiến các em bị xáo trộn, giờ ra về các em lao nhao cả lên vì không nhớ được mình thuộc bán trú hay 2 buổi/ngày.
Ngày 12/9/2020, khi biết được lịch học mà học sinh trường Tiểu học Trần Văn Ơn đang phải thực hiện, TS Trần Văn Bách – Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam phải thốt lên “ sao các em học sinh kham nổi?”.
Lịch học khiến nhiều phụ huynh bức xúc của Trường tiểu học Trần Văn Ơn (Ảnh Thanh niên).
Ông Bách cho rằng, với người lớn thì việc chỉ có 70 phút dành cho việc di chuyển về nhà ăn trưa rồi tiếp tục tới trường đã là một điều khó có thể thực hiện.
Video đang HOT
Bởi nếu có nỗ lực thực hiện theo khung thời gian đó thì đến giờ học buổi chiều cũng không đảm bảo sức khỏe.
“Thời gian biểu như thế, các em sẽ không có đủ sức khỏe để theo học trong suốt 9 tháng của năm học. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thể chất, tâm lý. Đặc biệt là những em nhỏ, các em sẽ không có thời gian ngủ – nghỉ, như thế rất phản khoa học” – ông Bách bày tỏ.
Có hiện tượng “vẽ” thêm lớp thu tiền?
Theo lý giải của ông Phạm Trí Đức – Hiệu phó Trường tiểu học Trần Văn Ơn trên tờ Thanh niên, việc cho học sinh vào học sớm là do trường đang phát triển theo mô hình trường tiên tiến nên sẽ có những lớp học câu lạc bộ ngoài giờ, sau khi tan học vào lúc 16h20.
Rất nhiều phụ huynh đăng ký cho học sinh tham gia các câu lạc bộ này nên nếu cho học sinh vào học sau 12h30 thì giờ tan trường sẽ rất trễ, những học sinh tham gia các lớp học này sẽ về muộn.
Còn về việc chia đôi mỗi lớp thành 50% bán trú, 50% học trong một lớp là do sự sắp xếp trước đó của hiệu trưởng nhà trường.
“Hiện các em học sinh vừa kịp làm quen với giáo viên, bạn bè, lớp học nên giờ sắp xếp lại sẽ rất tội các em. Vì đây là học sinh lớp 1, nhiều em phải mất cả tuần lễ mới thích nghi được. Nếu giờ lại đổi lớp sẽ rất lộn xộn …”, ông Đức nói thêm.
Nhìn nhận về vấn đề này TS Trần Văn Bách – Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, các trường có quyền tự quyết đưa ra thời khóa biểu nhưng vẫn phải thực hiện dựa trên những quy định chung mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.
Theo đó, thời khóa biểu phải dựa trên nguyên tắc phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ nhận thức và sức khỏe của học sinh trong từng giai đoạn. Thời khóa biểu còn phải bảo đảm yêu cầu phù hợp với năng lực chú ý của học sinh. Thời gian ghi nhớ của học sinh chỉ đọng lại tốt nhất trong vòng 3 ngày.
Việc sắp xếp thời khóa biểu còn phải đặc biệt chú ý sự phân bố hợp lý giữa các môn học nặng – nhẹ, môn ít vận động và có vận động, giữa tự nhiên và xã hội…
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (P.8, Q. Tân Bình, TP. HCM).
“Tôi không rõ thời khóa biểu của trường Tiểu học Trần Văn Ơn cụ thể như thế nào nhưng theo giải thích của lãnh đạo nhà trường cho thấy, sở dĩ có thời khóa biểu “lạ” như vậy là để phục vụ cho lớp học câu lạc ngoài giờ. Đây là điều hoàn toàn không phù hợp” – ông Bách nói.
Vị chuyên gia giáo dục này nhận định, lớp học câu lạc bộ ngoài giờ ở các trường thường là những lớp học ngoại khóa, được thành lập dựa trên nguyện vọng của các em học sinh và phụ huynh. Hay nói thẳng ra là có hiện tượng nhà trường “vẽ” thêm các lớp ngoại khóa để thu tiền.
“Trong trường chắc chắn sẽ có những em không theo học. Tại sao phải bắt các em ấy và phụ huynh phải gánh chịu nguyện vọng của người khác? Trước khi đưa ra lịch học này, lãnh đạo trường Tiểu học Trần Văn Ơn có lấy ý kiến phụ huynh không? Có được Phòng GD&ĐT Q. Tân Bình phê duyệt không?” – TS Trần Văn Bách đặt ra hàng loạt câu hỏi.
Ông Bách cho biết, do việc lên thời khóa biểu ở các trường đang được Sở GD&ĐT ở các tỉnh và Bộ GD&ĐT thả nổi nên có hiện tượng Ban giám hiệu một số trường thả sức “vẽ” thêm các lớp học ngoại khóa để có nguồn thu thêm.
“Vấn đề thời khóa biểu phản khoa học đã được nói nhiều trong những năm qua nhưng dường như không có sự thay đổi. Đó là vì việc thiết kế thời khóa biểu vẫn đang bị thả nổi.
Để chấm dứt được tình trạng này, không còn cách nào khác là phải có những quy định cụ thể về giờ giấc theo một khung giờ cố định ở tất cả các trường” – ông Bách bày tỏ.
Đà Nẵng: Học sinh THCS, THPT dự kiến trở lại trường học từ ngày 14/9
Trong tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, dự kiến học sinh THCS, THPT ở Đà Nẵng trở lại trường học từ ngày 14/9.
Đà Nẵng dự kiến cho học sinh THCS, THPT trở lại trường học từ ngày 14/9, với điều kiện tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát.
Sáng 10/9, trao đổi với Dân trí, bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết thông tin trên.
Lãnh đạo ngành GD&ĐT cũng cho biết thêm, dự kiến, học sinh các bậc Mầm non và Tiểu học sẽ trở lại trường học bình thường vào ngày 21/9, muộn hơn một tuần so với bậc THCS, THPT.
Như Dân trí đã đưa tin, để phòng, chống dịch Covid-19, năm nay, học sinh Đà Nẵng đã có một lễ khai giảng trực tuyến có một không hai trong lịch sử vào ngày 5/9 vừa qua.
Trong tuần lễ đầu tiên của năm học mới này, học sinh các cấp ở Đà Nẵng chủ yếu ôn tập bài học cũ qua các kênh trực tuyến của từng trường, lớp. Học sinh lớp 1 làm quen với giáo viên chủ nhiệm, bạn học cùng lớp qua các kênh kết nối trực tuyến giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Học sinh mầm non cũng làm quen với trường lớp qua trao đổi hình ảnh trực tuyến giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.
Trong thời gian này, các trường học ở Đà Nẵng đều đặc biệt hướng dẫn trực tuyến đến phụ huynh, học sinh các biện pháp phòng, chống Covid-19 ở nhà và khi trở lại trường học bình thường.
Sách giáo khoa lớp 1: Đủ đáp ứng nhu cầu năm học mới Hiện nay, đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng sách giáo khoa (SGK) tại Khánh Hòa đã hoàn thành chuyển SGK lớp 1 về các trường, bảo đảm vào năm học mới, mỗi học sinh có 1 bộ sách; ngoài ra còn đưa về các nhà sách phục vụ nhu cầu mua lẻ. Hoàn thành đưa sách về trường Ông Đỗ Hữu Quỳnh...