Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học
Một trong những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT mới công bố là học sinh tiểu học có thể học vượt cấp trong phạm vi cấp học.
Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Điều lệ trường tiểu học với nhiều nội dung mới – ẢNH TUỆ NGUYỄN
Bộ GD-ĐT vừa công bố lấy ý kiến về dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học, để thay thế thông tư hiện hành. Theo Bộ GD-ĐT, sau 10 năm tồn tại, thông tư hiện nay đã có nhiều nội dung không còn phù hợp với các văn bản quy pháp luật hiện hành, không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như yêu cầu của thực tế cuộc sống.
Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện luật Giáo dục 2019, dự thảo thông tư mới cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước. Thứ nhất, cha mẹ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
Bước thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.
So với điều lệ hiện hành, dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó tập trung đổi mới quản lý nhà trường. Theo đó, nhà trường tiểu học được trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội nhiều hơn; các hoạt động giáo dục được chuyển từ tập trung truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực; công tác kiểm tra đánh giá được đổi mới; các yêu cầu về hồ sơ sổ sách được giảm tải, tăng ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà trường…
Video đang HOT
Thay vì chỉ thực hiện trách nhiệm “huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tới trường…” như điều lệ hiện hành, dự thảo đã bổ sung và nhấn mạnh trách nhiệm “thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn” của các trường tiểu học. Điều này có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhất là với đối với các khu vực đông dân cư, giúp tránh được tình trạng học sinh không được nhận vào học trường tại địa bàn mình cư trú.
Trường học phải triển khai dạy sách giáo khoa theo quyết định của UBND cấp tỉnh
Một điểm mới rõ rệt khác trong quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học, là các nhà trường phải có trách nhiệm triển khai dạy học sách giáo khoa theo quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lựa chọn xuất bản phẩm sử dụng trong nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Theo Bộ GD-ĐT, điều này nhằm đáp ứng chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa, quy định UBND tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông theo luật Giáo dục 2019.
Dự thảo thông tư Điều lệ trường tiểu học bổ sung một điều khoản có nội dung hoàn toàn mới so với điều lệ hiện hành. Đó là quy định “xây dựng và phát triển văn hoá đọc” (điều 26). Theo đó, việc xây dựng và phát triển văn hoá đọc, thói quen đọc sách được áp dụng cho tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường tiểu học.
Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học có thời gian góp ý đến ngày 6.7.2020.
Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho học sinh nghỉ học tối đa 3 ngày liên tục
Dự thảo quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn với từng đối tượng giáo viên, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm. Trong đó, giáo viên được trao quyền mới là “tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường”. Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục.
Học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường: Vừa dạy học vừa lo chăm sóc
Hôm nay (11.5), toàn bộ học sinh tiểu học, mầm non của Hà Nội sẽ bắt đầu trở lại trường.
Giáo viên Trường mầm non Bà Triệu (Hà Nội) chuẩn bị sẵn sàng đón học sinh trở lại trường hôm nay - ẢNH: T.M
Điều này có nghĩa nhà trường sẽ phải vừa dạy học, vừa chăm sóc, vừa lo phòng dịch tỉ mỉ hơn nhiều so với cấp học khác.
Nơi tổ chức bán trú, nơi không
Trong suốt cả tuần qua, các trường mầm non, tiểu học ở Hà Nội tất bật làm mọi công tác chuẩn bị, vệ sinh trường lớp, mua sắm thêm trang thiết bị... để đón học sinh (HS) trở lại trường từ ngày 11.5, sau hơn 3 tháng tạm đóng cửa.
Nếu như ngày 4.5, HS khối trung học trở lại trường đầy căng thẳng với quy định giãn cách HS, không quá 20 HS/lớp, không bật điều hòa, đeo khẩu trang toàn bộ thời gian ở trường, thì từ 11.5, HS tiểu học và mầm non của Hà Nội đến trường khi tình hình đã khác rất nhiều. Nhờ vậy, HS và cả giáo viên đến trường cũng thuận lợi hơn, giáo viên không vất vả vì phải làm thêm khối lượng công việc quá lớn như tuần đầu tiên ở cấp trung học.
Bà Phan Thị Thắng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thăng Long (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), chia sẻ trước khi có quy định mới, trường đã lên kế hoạch chi tiết về đảm bảo an toàn và giãn cách HS. Tuy nhiên, cuối tuần qua, khi Bộ và Sở GD-ĐT có văn bản chính thức bỏ quy định giãn cách HS thì nhà trường thiết kế lại, giữ nguyên đơn vị lớp học hiện có và tổ chức cho các con học 1 buổi/ngày, 5 buổi/tuần, kết hợp với dạy học trên truyền hình, dạy học trực tuyến. "Sau 1 tuần, chúng tôi sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, nguyện vọng của cha mẹ HS và chỉ đạo của cấp trên để điều chỉnh nếu cần thiết", bà Thắng cho hay.
Bà Vương Hương Giang, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội), cho biết các trường mầm non trên địa bàn quận đã chuẩn bị sẵn sàng để tổ chức hoạt động dạy học bình thường cho trẻ. Theo đó, trẻ sẽ được học tất cả ngày trong tuần và ăn trưa tại trường. Trường tiểu học thì tùy từng điều kiện, mỗi trường sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể và phòng GD-ĐT góp ý, phê duyệt trước khi triển khai. Nhiều trường tiểu học trên địa bàn quận tạm thời chưa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và ăn bán trú cho HS trong tuần đầu. HS sẽ học đủ 5 buổi/tuần theo quy định tối thiểu của chương trình hiện hành và kết hợp với các hình thức dạy học từ xa.
Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Thanh Xuân (Hà Nội), cho biết từ 11.5, hầu hết các trường của quận sẽ tổ chức dạy học bình thường. Tất cả trường mầm non, tiểu học đều tổ chức bán trú, với cấp THCS khối lớp 6 và 7 trên toàn quận cũng sẽ học 2 buổi/ngày. Nếu phụ huynh nào chưa yên tâm và muốn đón con về nhà ăn trưa thì đăng ký với nhà trường.
Lo nhất là trẻ mầm non
Bà Khúc Thị Mai, Hiệu trưởng Trường mầm non Bà Triệu (Q.Hoàn Kiếm), cho biết suốt gần 1 tuần, toàn bộ đội ngũ của nhà trường được huy động đến tổng vệ sinh, dọn dẹp, khử trùng từng vật dụng, đồ chơi để sẵn sàng đón các con.
Bà Mai cho hay tâm lý chung của các trường mầm non là khá hồi hộp, không biết số lượng trẻ quay trở lại trường ra sao. Do quy định giãn cách đã được nới lỏng nên các trường mầm non sẽ tổ chức bán trú ngay từ ngày đầu các con trở lại trường. Nếu các lớp, đặc biệt là khối nhà trẻ không vắng quá thì vẫn giữ nguyên đơn vị lớp học để các con có điều kiện chăm sóc cẩn thận hơn; nếu nhiều lớp chỉ có vài trẻ thì sẽ tính toán phương án dồn lớp hợp lý nhưng đảm bảo sĩ số thấp.
Cũng theo bà Mai, việc chăm sóc trẻ mầm non vốn tỉ mỉ, nay lại càng phải chi tiết hơn nữa. Thực đơn cho các con phải tính toán sao vừa đủ chất dinh dưỡng, vừa an toàn, phù hợp với thời tiết nắng nóng; trẻ xa lớp, xa trường lâu ngày đi học trở lại, giáo viên xác định sẽ rất vất vả vì nhiều trẻ sẽ khó khăn khi làm quen từ đầu với cô với bạn; với nề nếp sinh hoạt khác ở nhà...
Tại Q.Hà Đông (Hà Nội), Trưởng phòng GD-ĐT Phan Thị Lệ Hằng, cho biết do không bắt buộc giãn cách nên quận cũng chỉ đạo các trường bỏ kế hoạch chia tách lớp được xây dựng trước đó và tiến hành xếp thời khóa biểu gần như bình thường. Tuy nhiên, bà Hằng cho rằng dù các quy định được nới lỏng nhưng vì lứa tuổi HS mầm non, tiểu học còn rất nhỏ nên yêu cầu hàng đầu đặt ra là các trường phải thật thận trọng, vô cùng chi tiết trong suốt quá trình dạy học và chăm sóc các con. Các trường lắp thêm rất nhiều bồn rửa tay với đầy đủ xà phòng, nước sạch; vật dụng cá nhân của trẻ phải đảm bảo được vệ sinh, khử khuẩn trước và sau khi trẻ sử dụng và đặc biệt là không dùng chung, giáo viên có nhiệm vụ nhắc nhở, hướng dẫn các con đeo khẩu trang, rửa tay trước và sau khi ra khỏi lớp học...
Việc tổ chức ăn bán trú ở trường, bà Hằng cho biết các trường sẵn sàng phục vụ 100% HS nhưng trong thời gian đầu trẻ trở lại trường lớp, sẽ hoàn toàn để phụ huynh tự nguyện đăng ký có cho con ăn bán trú hay không. Trên cơ sở đó, mỗi trường sẽ tổ chức theo số lượng phù hợp.
Với trẻ mầm non, bà Hằng cho rằng quan điểm là ưu tiên, động viên gia đình cho trẻ 5 tuổi đi học đầy đủ để chuẩn bị tâm thế cho các con vào lớp 1. "Với lứa tuổi nhà trẻ, từ 3 tuổi trở xuống, chúng tôi khuyến khích các gia đình nếu có người chăm sóc thì tiếp tục cho các con ở nhà vì việc trở lại trường, thay đổi nề nếp sinh hoạt giữa tháng 5, cao điểm nắng nóng là điều không tốt cho sức khỏe của các bé, đặc biệt với những bé có cơ địa dị ứng, dễ phản ứng khi thay đổi thời tiết", bà Hằng chia sẻ.
Học sinh tất cả khối tiểu học ở TP.HCM trở lại trường Hôm nay (11.5), HS tất cả khối còn lại (1, 2, 3) của bậc tiểu học tại TP.HCM sẽ trở lại trường sau hơn 3 tháng nghỉ học phòng dịch Covid-19. Học sinh lớp 5 tại TP.HCM trở lại trường từ ngày 8.5. Hôm nay sẽ là các khối lớp khác ở bậc tiểu học - ẢNH: ĐỘC LẬP Sau khối 9, 12...