Học sinh THPT mô phỏng kỳ họp Liên hợp quốc
Hôm qua (25-1), lễ khai mạc chương trình Kỳ họp mô hình Liên hợp quốc (LHQ) – Little MUN 2015 dành cho học sinh THPT diễn ra tại Hà Nội, do tổ chức Hợp tác Thanh niên Việt Nam tổ chức. Chủ đề xuyên suốt các kỳ họp giả định là “Bảo vệ môi trường – xử lý khí thải”.
Các diễn giả trong buổi khai mạc Little MUN 2015
Buổi khai mạc Little MUN 2015 là hội thảo mở về “Sứ mệnh của giới trẻ trong công cuộc bảo vệ môi trường”, làm bước đệm cho các em tự tin bước vào kỳ họp chính thức. Tại đây, GS Dương Trung Quốc khẳng định, “con người hành động thì ý thức là quan trọng nhất. Vấn đề ô nhiễm môi trường, các nhà khoa học cảnh báo lâu rồi, nhưng chúng ta chưa nhận thức được vì luôn tư duy trước mắt, coi là chuyện thiên hạ”. Ông nhấn mạnh, các bạn trẻ đã vào cuộc thì phải vào cuộc tới cùng, vấn đề môi trường là câu chuyện ở hiện tại và sẽ rất trầm trọng ở tương lai. Nó gắn liền với cuộc sống của tất cả chúng ta.
Câu chuyện của các vị khách mời PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh (Đại học Ngoại thương), Hoa hậu Thế giới người Việt Ngô Phương Lan… đã bổ sung nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường. BTC mong muốn cung cấp cho các học sinh nhận thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề khí thải và bàn luận những giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây cũng là cơ hội để học sinh trau dồi tếng Anh qua kĩ năng đàm phán, tranh biện, hiểu thêm về LHQ.
Bắt đầu từ cuối tháng 12 năm ngoái, Little MUN 2015 được phát động tại các trường THPT ở Hà Nội. Đây là chương trình bao gồm một chuỗi các buổi mô phỏng kỳ họp LHQ. Tất cả các thí sinh qua vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh, sẽ tham dự với tư cách đại diện cho các quốc gia thành viên LHQ trong các hội đồng như Đại hội đồng LHQ, Hội đồng Bảo an LHQ…
Đây đã là lần thứ hai chương trình thực hiện. Năm ngoái dành cho sinh viên, và năm nay lần đầu tiên dành cho học sinh THPT, có gần 500 đơn đăng kí. 5 điểm trường sẽ trực tiếp tổ chức kỳ họp là Trung tâm tiếng Anh Summit, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Kim Liên, THPT chuyên Ngoại ngữ và một điểm trường của nhà tài trợ – lần lượt từ nay đến 8-2 tới.
Là người may mắn được tham dự trên 10 kỳ Little MUN, Ngô Di Lân, chủ tịch VYCO chia sẻ: “Tham dự Little MUN sẽ chỉ là một bước đi nhỏ trên con đường có thể dài bất tận và đầy thử thách, nhưng nếu đây là cái giá phải trả để có một trái đất xanh và bầu không khí trong lành cho muôn đời sau thì với mình điều đó hoàn toàn xứng đáng”. Trần Mẫn Linh (THPT Kim Liên) chia sẻ, “đến với Little MUN 2015, tôi muốn được thấy những người Việt trẻ đã, đang và sẽ góp phần cống hiến vì một Việt Nam giàu mạnh”. Còn Nguyễn Thu Trang (THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN) khá hồi hộp bởi với cô, Little MUN là thử thách lớn nhất tại thời điểm này. “Vượt qua vòng phỏng vấn với tôi là cả niềm hạnh phúc. Chỉ cần cố gắng hết sức sẽ không hối hận”, Trang nói.
Video đang HOT
Người trẻ hàng ngày chứng kiến những vấn đề môi trường toàn cầu không thể bằng đôi mắt của người ngoài cuộc. Qua Little MUN, họ sẽ là người trong cuộc nhìn biến đổi khí hậu, băng tan, khí thải, trái đất nóng dần lên… để cùng tìm cách giải quyết. Đó là lý do Little MUN tồn tại, phát triển và ngày càng lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo daidoanket.vn
Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về đổi mới thi tốt nghiệp, đại học
Trước thềm năm học mới, trong chương trình "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời", ông Phạm Vũ Luận (Bộ trưởng GD-ĐT) đã giải đáp nhiều thắc mắc của phụ huynh, học sinh về đổi mới thi.
- Thưa Bộ trưởng, trong một lá thư gần đây của một em học sinh lớp 12 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang gửi tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam công khai trên mạng Internet và được rất nhiều người ủng hộ. Bộ trưởng nghĩ gì về ý kiến này?
- Đây là nhận định đúng của các học sinh. Chương trình và sách giáo khoa mà chúng ta đang sử dụng được thiết kế và biên soạn theo tư duy là chú trọng truyền thụ kiến thức và khi chúng ta truyền đạt như vậy thì tiêu chí đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông là do vị trí, tầm quan trọng, mức độ phát triển của khoa học quyết định.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.
Với sự bùng nổ của những thành tựu khoa học công nghệ, thì sẽ dồn từ bậc học cao như từ đào tạo tiến sỹ trở xuống dẫn đến các chương trình dạy và học ở phổ thông được tăng cường.
Cũng do cách thức thiết kế sách giáo khoa theo từng lĩnh vực khoa học, làm cho kiến thức dạy và học trong trường phổ thông mang tính hàn lâm và không gần cuộc sống. Khi đó, việc không dễ hiểu và không tự học là chuyện bình thường. Do vậy, hạn chế tính sáng tạo, tự học của học sinh.
Trong quá trình chuẩn bị đề án để Trung ương ban hành Nghị quyết 29, Bộ GD-ĐT cũng đã phân tích rất kỹ hạn chế trên và đi đến quyết định chiến lược là chuyển đến nền giáo dục chú trọng năng lực và phẩm chất, kiến thức, tri thức và việc truyền thụ tri thức cho học sinh được coi là nhiệm vụ số một.
Việc truyền thụ đó là mục tiêu trung gian, thậm chí coi là công cụ để các cháu từng bước củng cố và nâng cao kỹ năng phẩm chất trong quá trình phát triển thành con người mới.
Nói về phân ban khối thi và ba chung (chung đề, chung đợt, chung kết quả xét tuyển), thì cách đây 40 năm tôi đi thi đại học cũng đã thi theo khối và số lượng các khối thi lúc đó chưa nhiều như bây giờ và được duy trì đến nay và có sự thay đổi là khối thi tăng lên.
Khi chúng ta thi theo khối đó, dẫn đến các cháu học ưu tiên các môn, còn việc thi ba chung đã xuất hiện cách đây từ 10-20 năm từ thực tế thi theo khối do các trường học tự lo dẫn đến tình trạng bức xúc trong xã hội. Ý thức được việc này, Bộ GD-ĐT đã cân nhắc và quyết định là thay vì từng trường ra đề theo khối thi thì Bộ ra đề thi và chung trường, chung đợt giúp cho các trường có điều kiện tập trung hoạt động chuyên môn.
Nếu chúng ta không thay đổi thì không phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và tình hình hội nhập với thế giới, chúng tôi đang tính toán phương án thay đổi phương thức thi cử nói chung, trong đấy có thi tuyển sinh.
- Một khán giả băn khoăn: "Học thế nào thì thi thế ấy. Tôi không biết năm 2015, Bộ có còn cho thi đại học tập trung nữa hay không, nhưng các cháu tôi từ cấp THCS đến nay đã được định hướng học và ôn thi đại học theo các khối A, B, C rồi. Chúng nó học lệch hết cả, giờ đổi mới toàn diện, mọi mặt ngay lập tức thì liệu các cháu tôi có đứt gánh giữa đường không"?
- Tôi cho rằng, các ý kiến của xã hội trước bất kỳ sự thay đổi nào đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục đều khác nhau, trái chiều có và đều đúng cả.
Quan điểm của Bộ GD-ĐT là phải thay đổi, nhưng có lộ trình và không đột ngột, không gây khó cho các cháu, không gây khó cho xã hội và làm từng bước, căn bản.
Việc này chúng tôi đã triển khai và trong quá trình chỉ đạo dạy và học đã yêu cầu giảm tải, thay đổi nội dung, đặc biệt là cách thức thi kiểm tra trong quá trình học của các cháu, trên cơ sở chuẩn bị chu đáo như vậy thì việc thi tốt nghiệp THPT trong năm 2014 vừa rồi đã có sự thay đổi lớn, thi tuyển sinh ĐH cũng đúng theo hướng là kiểm tra năng lực không kiểm tra kiến thức thụ động của các cháu nữa.
Trước khi tổ chức, xã hội cũng có băn khoăn, nhưng qua thực tiễn cho thấy, các cháu đón nhận sự thay đổi của kỳ thi một cách nhẹ nhàng, dễ dàng, các thầy cô giáo cũng đón nhận phấn khởi và ý thức được rằng sẽ tiếp tục có thay đổi trong cách dạy, cách học trong những năm tới.
- Một học sinh tên là Trần Hà Phương ở miền Trung có gửi thư về chuyên mục cho biết: "Kính thưa Bộ trưởng, cháu là một thí sinh vừa thi ĐH và không đậu nguyện vọng 1 vào trường dự thi. Năm nay, cháu định ở nhà ôn để năm sau thi tiếp nhưng cháu mới biết tin Bộ GD-ĐT sẽ đổi mới toàn diện giáo dục và việc thi cử từ năm sau, đặc biệt là không tổ chức thi ĐH. Vậy những thí sinh muốn thi lại ĐH như cháu thì sẽ như thế nào?
- Tất cả những thay đổi trong quá trình dạy và học kiểm tra đánh giá thi cử trong năm học đặc biệt sự thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học đều phải tính toán đến lợi ích của các cháu với những yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật để tiến tới sự đổi mới căn bản, nhằm đào tạo ra một thế hệ trẻ có năng lực phẩm chất và đáp ứng yêu cầu.
Với từng bước đi cụ thể và tính đến yếu tố đặc điểm tâm sinh lý, và lợi ích của con trẻ. Làm sao tính toán đổi mới để các cháu phát triển thuận lợi, hoàn thiện hơn và không tạo sốc.
Tôi đảm bảo rằng, những ưu việt của kỳ thi tuyển sinh vừa qua sẽ được bảo lưu và những đổi mới của kỳ thi tới đây cũng theo lộ trình là các cháu sẽ thuận lợi hơn.
Trước kia, thi hai kỳ nhưng bây giờ các cháu thi một kỳ, bài làm theo hướng không phải học thuộc lòng mà là đánh giá nhận thức, tình cảm, ý thức đối với những vấn đề của đất nước, xã hội. Qua kỳ thi này, nhà trường sẽ có những đánh giá chính xác về năng lực của học sinh.
Còn phần khó, nếu có thì nhà trường, các thầy cô giáo và cán bộ quản lý chúng tôi phải đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cháu và phụ huynh học sinh, không để các cháu khó khăn trong cả quá trình học và thi cử.
Theo Zing
Tổ chức một kỳ thi quốc gia ngay từ 2015 Ngày 15/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với lãnh đạo Bộ GD- ĐT về phương án tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2015. Phó Thủ tướng đã chỉ đạo, ngay từ 2015 sẽ chỉ còn một kỳ thi để phục vụ cả mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở giúp các...