Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật ‘ngọt ngào’ sao đủ sức răn đe?
Từ vụ học sinh tát cô giáo trên bục giảng, nghĩ về việc khi môi trường học đường thiếu sự tôn nghiêm sao có thể thực hiện tốt vai trò giáo dục? Liệu “kỷ luật ngọt ngào” có đủ sức răn đe?
Những năm gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành học đường như phụ huynh, học sinh đánh, mắng thầy cô dẫn đến mất sự tôn nghiêm trong môi trường giáo dục. (Nguồn: Tuổi trẻ)
Clip học sinh đánh cô giáo ngay trên bục giảng đã được xác minh sự việc là hoàn toàn có thật xảy ra tại một Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Hà Nội. Câu chuyện được kể lại, học sinh tên T.M.S sử dụng tai nghe trong giờ học. Dù được giáo viên nhắc nhở nhiều lần nhưng em vẫn không nghe.
Cô giáo đã tịch thu tai nghe và nói: “Cô thu để đây, cuối giờ sẽ trả lại” nhưng S. không đồng ý và văng tục, xông thẳng lên bục giảng lớn tiếng chửi thề cùng câu nói “trả tao”! Và nhanh như cắt, đưa tay giáng mạnh lên mặt cô giáo một cái tát đầy lực và dứt khoát.
Cú tát thẳng tay của S. vào mặt cô giáo đang đứng trên bục giảng đã làm cả lớp ồ lên vì ngỡ ngàng. Hình ảnh cô giáo đứng chết lặng trong bất lực, phần do cô giáo quá bất ngờ trước phản ứng không thể tin nổi của em học sinh, phần vì cô cũng chẳng thể làm gì lúc đó.
Sự việc xảy ra vào những ngày cuối năm học 2019-2020 và năm học này, em học sinh ấy vẫn tiếp tục đi học bình thường. Nếu quả thật, học sinh này mắc bệnh trầm cảm, tinh thần căng thẳng, dễ bị kích động… còn có thể tha thứ được.
Nhưng nếu là một học sinh bình thường mà có hành động vô lễ với thầy cô như thế thì không thể chấp nhận được. Tuy thế, theo quy định mức kỷ luật cao nhất cũng chỉ là tạm đình chỉ học có thời hạn (khoảng 2 tuần).
Kỷ luật “ngọt ngào” không có tính răn đe
Những năm gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành học đường như phụ huynh, học sinh đánh, mắng thầy cô dẫn đến mất sự tôn nghiêm trong môi trường giáo dục.
Môi trường học đường thiếu đi sự tôn nghiêm sẽ dễ dàng dẫn đến việc thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò thì sao có thể thực hiện tốt vai trò giáo dục?
Video đang HOT
Từ bao giờ bạo lực học đường xảy ra như “chuyện thường ngày ở huyện”? Trong rất nhiều nguyên nhân, một phần cũng xuất phát từ những quy định mang tính nhân văn như thầy cô không được trách phạt học trò, không được nhắc nhở trước lớp, không có những hình thức kỷ luật nghiêm khắc.
Phần nữa, do nhiều gia đình quá nuông chiều con, bất hợp tác với nhà trường. Học sinh luôn trở thành trung tâm, thành “thượng đế” mà thầy cô chỉ đóng vai trò phục vụ.
Thế nên, thầy cô lỡ phạt roi học sinh trong lúc dạy bị quy kết là bạo hành trẻ em, mức kỷ luật cao nhất là đuổi khỏi ngành dù mục đích phạt roi của giáo viên cũng chỉ là muốn tốt cho học trò.
Nhưng, học sinh đánh giáo viên ngay trên bục giảng không chỉ vi phạm về đạo đức còn vi phạm pháp luật nhưng luôn được bảo vệ theo kiểu “cần dùng tình thương để cảm hóa”.
Trên trang cá nhân của mình, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, hành vi hỗn hào này khó có thể điều chỉnh được bằng giáo dục đạo đức thông thường mà phải để pháp luật trừng trị.
Trong thực tế giảng dạy của chúng tôi, một số đồng nghiệp cũng cho biết, có những học sinh không thể giáo dục bằng sự tỉ tê tâm sự, bằng những lời nhắc nhở thông thường, thậm chí bằng sự cảm hóa yêu thương của người thầy.
Những học sinh thế này thì phụ huynh thường rất bênh con. Khi được thầy cô phản ánh những hành xử không đúng mực, có phụ huynh lên tiếng kiểu không có lửa làm sao có khói? Thầy cô phải thế nào nó mới phản ứng mạnh như vậy chứ “con tôi vốn dĩ rất ngoan hiền”.
Bất lực với những học trò hư, giáo viên chỉ còn cách im lặng. Và, khi không có kỷ luật nghiêm khắc, bạo hành học đường cũng khó chấm dứt. Đau lòng hơn, một số học sinh khác lại noi theo gương xấu của bạn bè.
Để bảo vệ mình, không ít thầy cô sẽ… “mackeno”
Bao nhiêu năm trong nghề, chúng tôi không ít lần được nghe đồng nghiệp kể, được chứng kiến tận mắt cảnh phụ huynh vào trường đánh giáo viên, cảnh học sinh cầm cây, cầm gậy phang thầy cô, cảnh học trò chửi thầy cô bằng những ngôn từ thậm tệ.
Một số phụ huynh sau khi hành hung giáo viên còn viết đơn thưa gửi khắp nơi. Thế là giáo viên khi ấy trở thành “tội đồ” của nhà trường vì nguy cơ trường học sẽ bị cát các danh hiệu thi đua.
Chẳng có lãnh đạo nào đứng ra bênh vực dù trong lòng họ đều biết thầy cô bị oan. Cách lãnh đạo nhà trường thường làm là khuyên giáo viên “một điều nhịn là chín điều lành” để hạ mình xin lỗi cho yên chuyện.
Thầy cô bị “vây ráp” giữa phụ huynh và lãnh đạo nhà trường nên trở nên cô độc. Vì thế, họ thường chọn cách làm lơ, im lặng, mặc kệ trước những sai phạm của học trò mà chúng tôi hay nói đùa với nhau rằng “mackeno” (mặc kệ nó). Thế là trò hư cũng mặc, trò làm sai cũng làm lơ hoặc nhắc nhở qua loa cho xong chuyện để mua sự bình yên cho bản thân.
Ở nhà được cha mẹ cưng chiều, đến trường được thầy cô “ưu ái”, những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn không được chỉ dạy đến nơi đến chốn dễ sinh ra kiêu căng tự mãn và chẳng coi ai ra gì. Phải chăng đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều bi kịch xảy ra trong xã hội hiện nay?
Thầy cô thay đổi, học trò hạnh phúc
Những năm qua, các trường học tại TPHCM đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng môi trường học đường thân thiện, vui vẻ, an toàn và chất lượng, giúp trẻ "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa khoác lên mình chiếc áo đồng phục lớp trong Ngày thứ Sáu vui vẻ. Ảnh: P.Nga
Đón trò theo cách riêng
Từ năm học 2019 - 2020, trước khi vào lớp học, học sinh Trường Tiểu học Thực hành ĐH Sài Gòn (Quận 3) đều được cô giáo chào đón một cách rất đặc biệt thông qua những biểu tượng được dán ở cửa lớp như ôm, cụng tay, nhảy, bắt tay, đập tay... Nhiều học sinh tỏ ra thích thú, đầy niềm vui khi bắt đầu ngày mới bằng một cái ôm của cô giáo.
Đầu năm học 2020 - 2021, nhằm tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cùng với cô giáo, lớp trưởng, lớp phó sẽ cùng tham gia hoạt động chào hỏi các thành viên trước giờ vào lớp. Điều này khiến học sinh vô cùng hào hứng và mong đợi. Theo nhiều phụ huynh, hoạt động khá đơn giản, chỉ một cái ôm, một cái cụng tay... nhưng giáo viên đã ôm trọn niềm tin của cha mẹ học sinh khi gửi con vào nhà trường.
Tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Quận 1) cũng có một thay đổi nhỏ, đó là vào ngày thứ Sáu hằng tuần, học sinh sẽ mặc đồng phục lớp. Chiếc áo mang đậm thương hiệu của từng lớp, do các em thiết kế, lịch sự, phù hợp với lứa tuổi khiến ai nấy vui, háo hức khi khoác lên. Cùng với niềm tự hào về lớp mình, khoác chiếc áo của lớp, các em còn mong muốn tạo ấn tượng đẹp trong mắt bạn bè.
"Ngày thứ Sáu vui vẻ đã tạo không khí vui tươi, thoải mái cho các em, háo hức chờ đón ngày tới trường. Đây cũng là một trong nhiều hoạt động mà trường triển khai để mỗi ngày đến trường là một ngày vui thực sự", thầy Nguyễn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa chia sẻ.
Ở Trường THPT Trưng Vương (Quận 1), học sinh vô cùng thích thú với hình ảnh "chiếc hũ hạnh phúc" đặt trong lớp học. Theo đó, từ năm học 2017 - 2018, cô Trần Thị Quỳnh Anh, giáo viên Ngữ văn của trường đã lên ý tưởng đặt một chiếc hũ thuỷ tinh trong lớp và gửi đi thông điệp: Chiếc hũ này sẽ chứa những viên kẹo nhỏ xinh nhưng đầy ý nghĩa. Cụ thể, khi các em vui, hãy bỏ vào hũ những chiếc kẹo để san sẻ niềm vui hay khi cảm thấy đói, cảm thấy buồn cũng có thể cần một chiếc kẹo để có thêm chút năng lượng. Hoặc nếu ngày nào đó thấy thầy cô giảng bài hay, các em sẽ lấy kẹo mời thầy cô như một lời cảm ơn. Đôi khi nhận thấy thầy cô có chút mệt mỏi, có điều gì đó không vui, các em cũng hãy lấy kẹo ra mời thầy cô như một niềm chia sẻ. Những viên kẹo của niềm vui, sự cảm thông luôn chờ đợi các em mọi lúc. Và hạnh phúc, như thế, sẽ không bao giờ vơi cạn. Từ ý tưởng ban đầu do lớp mình làm chủ nhiệm, "chiếc hũ hạnh phúc" của cô Quỳnh Anh đã lan tỏa ra nhiều lớp và cả trường bạn...
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1 học Dancesport. Ảnh minh họa: Q. Nguyễn
Giáo viên, nhà trường cùng chuyển động
Để hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc, thời gian qua, các trường có nhiều giải pháp: Đổi mới sáng tạo trong dạy học, tăng các hoạt động trải nghiệm, đẩy mạnh các phong trào, hoạt động của học sinh, giáo viên; lắng nghe ý kiến của học sinh, giáo viên, phụ huynh; tăng cường cơ sở vật chất... Những giải pháp được cụ thể hóa từ những việc làm giản đơn, đến dự án, chương trình ý nghĩa. Tuy vậy, do mỗi một địa phương, trường học có đặc thù riêng nên việc triển khai vẫn gặp những rào cản nhất định.
Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn, giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh) chia sẻ: Trường học hạnh phúc bao hàm rất rộng, cần phải làm thực chất qua từng việc làm nhỏ trong nhà trường chứ không phải coi đó là một phong trào, hô hào... Khi giáo viên hạnh phúc mới có thể có những cô cậu học trò hạnh phúc, có lớp học hạnh phúc và một trường học hạnh phúc.
Theo thầy Sơn, điều quan trọng nhất chính là giáo viên có muốn làm, có muốn mang đến cho trò những giá trị nhân văn, điều ý nghĩa hay không... Bên cạnh đó, sự thay đổi của người thầy phải có sự động viên, cổ vũ, ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, đồng hành của phụ huynh - yếu tố này cũng không thể thiếu để làm động lực thúc đẩy.
Nhằm mang đến cho trò niềm vui khi tới trường, những năm học vừa qua, tập thể sư phạm Trường THCS Minh Đức (Quận 1) đã không ngừng đổi mới sáng tạo trong tất cả hoạt động của trường. Học sinh vô cùng thích thú với dàn nhạc công cộng gồm trống, đàn piano, sáo... được đặt ngay sảnh nhà trường. Các em có thể tự do chơi nhạc ở giờ ra chơi, sau giờ học. Trường còn mở thêm nhiều câu lạc bộ năng khiếu cho học sinh tham gia; thực hiện nhiều dự án dạy học liên môn, hoạt động trải nghiệm, tiết học ngoài nhà trường, triển khai sân bóng đá, vườn sinh học, phòng học STEM...
Mới đây, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) đưa bộ môn Dancesport vào để dạy cho học sinh khối 12 khiến các em vô cùng thích thú. Trước đó, trường cho học sinh tham gia học kỹ năng về nấu ăn, rèn luyện sức khỏe với bộ môn Yoga... hay đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu. Theo cô Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường, điều quan trọng nhất với các thầy cô, nhà trường không phải là điểm số của học sinh, trường đạt bao nhiêu giải thưởng, đầu vào điểm cao, đầu ra tốt... mà chính là sự trưởng thành của học trò, là việc các em có được kiến thức và kỹ năng sống, đặt niềm tin vào bản thân, cuộc sống để bước ra cuộc đời rộng lớn.
Hoạt động "Ăn sáng cùng hiệu trưởng" do Trường THCS Minh Đức tổ chức được học sinh, phụ huynh hào hứng đón nhận. Bữa ăn sáng vào ngày thứ Ba hàng tuần sẽ dành cho học sinh đạt thành tích tốt trong học tập, phong trào Đội, thể dục thể thao... hoặc là một việc làm tốt, hành động đẹp, ý nghĩa. Hiệu trưởng nhà trường cô Trần Thuý An cũng dành lời mời cho phụ huynh của học sinh nếu có thể sắp xếp tham gia. Trong bữa ăn sáng này, cô trò sẽ trao đổi, trò chuyện với nhau bằng... tiếng Anh. Theo nhiều giáo viên, học sinh của trường, vào sáng thứ Hai hàng tuần, toàn trường rất hồi hộp chờ đợi xem ai sẽ nhận được thư của cô hiệu trưởng mời ăn sáng vào ngày thứ Ba.
Câu chuyện giáo dục: Cần truyền cảm hứng học tập trong giờ chào cờ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh (HS) tích cực không chỉ thể hiện trong mỗi giờ học, giờ chơi mà có ngay từ giờ mở đầu cho một ngày mới, tuần mới - giờ chào cờ. Một phiên tòa giả định trong tiết sinh hoạt dưới cờ - NGỌC TUẤN Giờ chào cờ vô cùng quan trọng vì đây là lúc...