Học sinh tại TP.HCM sẽ học môn tin học theo chuẩn quốc tế như thế nào?
Với đề án Nâng cao năng lực sử dụng tin học từ năm 2020-2025, học sinh phổ thông tại TP.HCM sẽ đạt những chứng chỉ theo chuẩn quốc tế, tùy từng bậc học.
Học sinh Trường THPT Trần Hữu Trang (TP.HCM) trong tiết học tin học – BẢO CHÂU
Ngày 23.10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã trình UBND TP.HCM phê duyệt và ban hành đề án Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2020 – 2030.
Theo tờ trình do ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ký đề án Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông xây dựng nhằm tạo tiền đề cho việc triển khai các đề án Giáo dục thông minh, Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020- 2025 và khuyến khích đại học chia sẻ đã được Thường trực Thành ủy và UBND TP.HCM phê duyệt.
57 trường tiểu học chưa có phòng máy tính
Đề cập đến thực trạng dạy tin học trong trường phổ thông hiện nay, theo Sở GD-ĐT, do môn tin học chỉ là môn tự chọn đối với học sinh lớp 3 đến lớp 5 nên vẫn còn 57 trường tiểu học chưa tổ chức được việc dạy môn học này. Giáo viên được huy động từ nhiều nguồn, được bồi dưỡng thường xuyên nên đa số đáp ứng yêu cầu giảng dạy nhưng vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, thiếu phòng máy tính, nhiều giáo viên còn kiêm nhiệm hoặc thuộc dạng hợp đồng, chưa ổn định.
3 giai đoạn triển khai của đề án
Video đang HOT
Giai đoạn 1 từ năm 2020 đến năm 2022, TP rà soát, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo 100% trường phổ thông có phòng máy và 50% đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế. Đồng thời 80% giáo viên được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu của chương trình.
Giai đoạn 2 từ năm 2023 đến năm 2025 hoàn thành mục tiêu 100% giáo viên được chuẩn hóa và 80% số trường có phòng máy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế.
Giai đoạn 3 hoàn thành các mục tiêu và tiếp tục nâng cấp về số lượng và chất lượng phòng máy, đội ngũ giáo viên theo chuẩn quốc tế…
Học sinh cần đạt những chứng chỉ gì?
Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học môn học, trang bị kiến thức kỹ năng theo định hướng chuẩn quốc tế cũng như phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông thực hiện theo 3 giai đoạn với chương trình và mục tiêu cụ thể.
Trong đề án, Sở cũng đặt yêu cầu chuẩn đầu ra đối với bậc tiểu học. Theo đó, học sinh lớp 5 đạt chứng chỉ IC3 Spark, học sinh bậc THCS đạt chứng chỉ IC3 còn bậc THPT đạt chứng chỉ MOS.
Như vậy, ở bậc tiểu học, nhà trường tổ chức dạy các nội dung về làm quen với thế giới số, làm quen với ứng dụng máy tính, mạng trực tuyến.
Ở bậc THCS , học sinh sẽ học các nội dung như: Cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông, mạng trực tuyến, xử lý văn bản, làm quen với điện toán và lập trình, sử dụng trình chiếu…
Còn ở bậc THPT, giáo viên sẽ tập trung dạy các kiến thức tin học về an toàn và bảo mật công nghệ thông tin, điện toán và lập trình, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu…
Ninh Bình triển khai hệ thống dạy học trực tuyến cho học sinh
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đồng ý triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020-2021.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Ninh Bình, đến nay 100% các trường Tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT); trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), Tin học và ngoại ngữ tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã triển khai thử nghiệm hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet.
Kết quả triển khai cho thấy: Về bài học và học liệu được đăng tải các video, các bài giảng, bài tập, bài kiểm tra được tổ/nhóm chuyên môn, Ban giám hiệu/Ban giám đốc phê duyệt, góp phần xây dựng tài nguyên cho kho học liệu số, ngân hàng câu hỏi để phục vụ chung cho nhiều người và sử dụng lâu dài.
Học sinh trường THPT Nguyễn Huệ (Ninh Bình) học trực tuyến qua Internet trong mùa dịch Covid-19.
Đối với giáo viên, tổ chức các hoạt động học cho học sinh bao gồm: tạo các khóa học trực tuyến, thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên; tổ chức thi trực tuyến, kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trực; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Học sinh được giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn hướng dẫn về kỹ năng sử dụng hệ thống eLearning trước khi tham gia bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; hoàn thành và nộp sản phẩm học tập để được kiểm tra, đánh giá. Tự học thông qua các bài giảng eLearning trong kho học liệu.
Trong quá trình tổ chức dạy học trên hệ thống dạy học trực tuyến, giáo viên bộ môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet. Ngoài ra, học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua những bài test trực tuyến của hệ thống.
Các em học sinh ở Ninh Bình không ngừng được nâng cao kiến thức về tin học để đáp ứng việc học trực tuyến qua Internet.
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Ninh Bình, hệ thống mô-đun có nhiều nội dung phong phú bao quát được các hoạt động của nhà trường, công ty có đội ngũ kĩ thuật hùng hậu, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị khi cần; Hệ thống dạy học trực tuyến bước đầu có những ưu điểm đối với việc tổ chức dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch bệnh, cũng như hướng dẫn học sinh ôn tập. Giúp giáo viên và học sinh làm quen với việc ứng dụng công nghệ trong công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học;
Tổ chức, quản lý lớp học qua Internet giúp giáo viên, học sinh có thể tương tác được với nhau. Giáo viên có công cụ giúp thiết kế bài giảng, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh trực tuyến. Bản thân học sinh có thể theo dõi biết được kết quả học tập của bản thân mình và các bạn khác. Giúp các em có thêm động lực để cố gắng vươn lên trong học tập. Phụ huynh có thể theo dõi lịch sử tiến trình học của học sinh để kịp thời động viên khuyến khích việc học tập của con, em mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục;
Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Căn cứ Biên bản hợp tác số 01/BB-BTTTTBGDĐT ngày 26/3/2020 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ GD&ĐT trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và đẩy nhanh chuyển đổi số và tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, ngày 13/10/2020, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành văn bản số 622/UBND-VP6 triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020-2021 và giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố thực hiện các bước quy trình để triển khai Hệ thống dạy học trực tuyến đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng bộ, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, an toàn an ninh mạng, đáp ứng các chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông và phù hợp với Khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình;
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện theo quy định.
Gần 1.100 sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc bước vào năm học mới Sáng 22/10, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức Lễ khai giảng năm học 2020 - 2021. Năm học 2020 - 2021, nhà trường phấn đấu đạt các tiêu chí trường nghề chất lượng cao, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trình độ tay nghề và Ngoại ngữ, Tin học...