Học sinh SNA sẽ tốt nghiệp chương trình Tú tài Quốc tế IB
Từ năm học 2020-2021, học sinh Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) sẽ theo học chương trình Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate Diploma Programme – IBDP), dự kiến tốt nghiệp khóa đầu tiên vào tháng 6-2022.
Lễ tốt nghiệp lớp 12 học sinh Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) năm học 2019-2020.
Đổi mới giảng dạy
Để được ủy quyền giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế (IB), SNA đã trải qua quá trình 2 năm đầy thách thức từ những khám phá đầu tiên về triết lý của IB đến các cuộc phỏng vấn ủy quyền cuối cùng. Nhà trường đã tham dự các hội thảo đào tạo chính thức của IB, tập trung vào phương pháp giảng dạy cho từng môn học cụ thể (dành cho giáo viên), các yếu tố của DP Core (cho các điều phối viên) và triết lý IB (điều phối viên DP và lãnh đạo nhà trường).
Điều phối viên DP cũng tổ chức các buổi hội thảo và thảo luận thường xuyên tại trường với các thành viên nhóm DP để chia sẻ kiến thức, đưa ra quyết định chương trình giảng dạy và tìm ra con đường tốt nhất cho học sinh.
Thầy Simon Lee, Hiệu trưởng SNA vui mừng cho biết: “Đây sẽ là thời điểm hết sức hào hứng với các em học sinh khối 11 sắp tới khi các em quay lại nhà trường vào năm học mới để đặt bước chân trên hành trình trở thành thế hệ đầu tiên tốt nghiệp chương trình IBDP tại SNA vào tháng 6-2022. Đại diện cho đội ngũ chương trình DP bao gồm Giáo viên và Điều phối viên đang hết sức hào hứng, chúng tôi muốn nói rằng “We can’t hide our SNA pride!”.
Học sinh SNA trong một giờ học Công nghệ thông tin.
Bà Lauralyn Stefureak, điều phối viên chương trình DP tại SNA chia sẻ: “SNA không chỉ cung cấp được chương trình DP phù hợp, mà chương trình giảng dạy của trường được phát triển tốt và vượt trên cả mong đợi tối thiểu để được ủy quyền. Hành trình trở thành trường IB là một nỗ lực của nhóm – từ nâng cấp và xây dựng cơ sở mới (như phòng thí nghiệm STEM hoàn chỉnh) đến chuyển đổi sang sách giáo khoa và thư viện điện tử cho học sinh, giúp hạn chế lãng phí tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường”.
Bệ phóng ước mơ
Video đang HOT
Tú tài Quốc tế IB (International Baccalaureate) là chương trình giáo dục phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1968 và chú trọng phát triển vào 4 khía cạnh: trí tuệ, cá nhân, cảm xúc và các kỹ năng mềm nhằm phát triển khả năng học tập và làm việc trong môi trường toàn cầu hóa.
Chương trình DP (Diploma Programme) dành cho học sinh từ 16 đến 19 tuổi, cung cấp một nền giáo dục cân bằng, tạo điều kiện cho sự di chuyển về địa lý và văn hóa, thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế. Hướng đến mục tiêu mở rộng kinh nghiệm giáo dục, thử thách vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế, chương trình DP được cấu thành từ 6 nhóm môn học: Nghiên cứu ngôn ngữ và văn học; Tiếp thu ngôn ngữ; Cá nhân và xã hội; Khoa học; Toán học; Nghệ thuật.
Học sinh có lợi thế trong việc nhận học bổng, miễn giảm tín chỉ đại học và các yêu cầu tuyển sinh khác của hầu hết các trường đại học toàn cầu. Đến nay, có 1,3 triệu học sinh tốt nghiệp DP từ hơn 140 quốc gia.
Giáo viên tại SNA lấy Chương trình Tú tài quốc tế (IB) làm chuẩn cho phương pháp dạy và học.
Để được phép mang chương trình IB vào giảng dạy ở bậc trung học, các trường phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn giảng dạy và được Tổ chức IB thẩm định ủy quyền giảng dạy.
Học sinh hoàn tất chương trình DP và đạt được bằng Tú tài Quốc tế IB sẽ được miễn giảm tín chỉ khi học chương trình đại học. Các đại học danh tiếng trên thế giới như Yale University, Harvard University, McGill University, University of Melbourne… sẵn sàng miễn giảm tín chỉ cho các học sinh nếu đáp ứng được những yêu cầu về hoàn thành chương trình IB.
Theo bà Lauralyn Stefureak, lứa học sinh tốt nghiệp đầu tiên vào năm 2022 sẽ gia nhập đại gia đình IB trên toàn thế giới, được đào tạo để trở nên có trách nhiệm với xã hội cũng bước chân vào con đường rộng mở đến các trường đại học và cao đẳng trên toàn cầu.
Để học sinh được học tập trong môi trường quốc tế hiện đại và để phụ huynh không còn bận tâm về tài chính, SNA đang triển khai các gói đầu tư giáo dục trong 5 năm, 7 năm và 12 năm với ưu đãi hoàn lại 100% học phí.
Liên hệ SNA qua hotline: 0964 466 014 hoặc nhắn tin cho đội ngũ tư vấn của SNA tại https://sna.edu.vn/ để có thêm thông tin chi tiết.
Học phí gần 800 triệu đồng/năm ở Việt Nam: Học sinh được học những gì?
Với mức học phí gần cao nhất lên đến 775,3 triệu đồng/năm, Trường Quốc tế TPHCM đang là ngôi trường dẫn đầu về học phí hệ ngoài công lập tại Việt Nam. Nhiều người tò mò về những gì học sinh sẽ được trải nghiệm với mức học phí gây "choáng" như vậy.
Trường Quốc tế TPHCM (ISHCMC) có mức học phí cao. Ảnh: ISHCMC
Học phí 1 năm bằng chi phí học cả đời
Học phí gần 800 triệu đồng/năm, chưa kể nhiều chi phí bên ngoài khác, Trường Quốc tế TPHCM (ISHCMC) được xem là một trong những trường thu học phí cao nhất.
Hiện nay, ISHCMC có các cấp học từ mầm non đến THPT. Học sinh được học theo chương trình Tú tài quốc tế, chương trình Mỹ và chương trình quốc tế theo quy định của Hội đồng Khảo thí Quốc tế của Đại học Cambridge, Anh. Mức học phí cao nhất năm 2020-2021 của trường lên đến 775,3 triệu đồng/năm.
Mức học phí theo các khối của ISHCMC.
Đây là trường quốc tế đầu tiên tại TPHCM từ năm 1993, được mở ở Quận 3 với tên gọi là Trường Quốc tế Ngữ pháp. Năm 1997, Trường Quốc tế Ngữ pháp được đổi tên thành Trường Quốc tế TPHCM và chuyển đến địa điểm ở Quận 2.
Trường được điều hành bởi Tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita, với hơn 60 trường tại 5 quốc gia, đồng thời là nhà quản lý, điều hành Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP).
ISHCMC là một trường quốc tế đa văn hóa với học sinh đến từ 50 quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một trong số ít trường ở địa bàn thành phố cung cấp chương trình Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate - IB) đầy đủ cho học sinh từ 2 đến 18 tuổi.
Ngoài việc được công nhận là trường đạt chuẩn IB World, chương trình giảng dạy tại đây đã được thiết kế để tạo nền tảng cho học sinh dễ dàng chuyển tiếp vào các trường đại học và cao đẳng trên thế giới.
Sĩ số mỗi lớp học 20 học sinh. Tại ISHCMC, học sinh chủ yếu sẽ học bằng ngoại ngữ và được giảng dạy bởi giáo viên nước ngoài. Vì vậy, không quá khó hiểu khi giá học phí của ngôi trường quốc tế này lại khá cao.
Ngoài ISHCMC hiện có mức học phí dẫn đầu thì còn rất nhiều trường quốc tế, trường ngoài công lập khác đã có mức học phí từ nửa tỉ đến hơn 700 triệu đồng/năm.
Mức học phí 1 năm có thể bằng chi phí học cả đời của một học sinh học hệ công lập.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên xem xét thật kĩ tình hình tài chính trước khi đăng ký cho các nhập học vào các trường cho "con nhà giàu". Bởi Việt Nam hiện có nhiều quy định ràng buộc còn gây khó khăn cho phụ huynh dù đã trả một khoản phí "khổng lồ" để cho con theo học.
Chênh lệch giàu - nghèo quá lớn?
Trái ngược với sự phát triển của các trường quốc tế với mức học phí cao vút, cuối năm 2019, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quyết định bãi bỏ các trường trung học dành cho con nhà giàu từ tháng 3.2025. Đây là nỗ lực cải thiện sự công bằng trong giáo dục.
Tờ Straitstimes trích lời phát biểu tại buổi họp báo tổ chức tại Seoul vào tháng 11.2019, bà Yoo Eun-hae, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc, cho biết năm 2025 các trường tư thục, trường chuyên ngữ và trường quốc tế sẽ chuyển đổi thành trường bình thường.
Sự thay đổi mạnh mẽ được đưa ra trong bối cảnh có nhiều chỉ trích các trường dành cho giới thượng lưu đã đẩy mạnh khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong hệ thống giáo dục. Các trường này thành lập để đáp ứng nhu cầu học tập và điều kiện của gia đình học sinh, nhưng trên thực tế lại trở thành cánh cửa vào những trường đại học uy tín tại Hàn Quốc.
Song song với quyết định này, chất lượng giảng dạy tại trường công lập cũng sẽ được chú trọng thông qua chương trình đa dạng và hệ thống tín chỉ mới, bắt đầu từ năm 2025. Để tăng cường giáo dục trung học, nhà nước sẽ chi 2.000 tỉ won trong 5 năm đầu tiên.
Còn tại Việt Nam, nhận định về chênh lệch học phí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết, chúng ta đang vận hành theo cơ chế thị trường nên sẽ có sự phân hoá giàu, nghèo, trung bình... Vì thế, nếu phụ huynh đã thoả thuận được và chấp nhận mức chi phí học tập thì hãy cho con theo học.
Hệ thống giáo dục NHG và mô hình 'học tập phục vụ cộng đồng' Xem khoảng thời gian giãn cách xã hội, học trực tuyến như một 'thời điểm vàng' để học tập phục vụ cộng đồng, học sinh hệ thống giáo dục NHG đã 'xắn tay' thực hiện nhiều dự án hướng đến xã hội, ứng dụng công nghệ sáng tạo. Các dự án có thể kể đến như: làm clip song ngữ tuyên truyền phòng...