Học sinh, sinh viên từ nước ngoài chuyển về học tại Việt Nam vì dịch Covid-19
Vì lo ngại tình hình dịch Covid-19 chưa ổn định ở các các nước, nhiều học sinh, sinh viên đang học ở nước ngoài đã đăng ký chuyển về học tại Việt Nam.
Một du học sinh kiểm tra đầu vào để chuyển về học tại Việt Nam – TÚ LINH
Trong thời gian vừa qua, nhiều học sinh, sinh viên ở các nước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 đã liên hệ, nộp hồ sơ, thậm chí hoàn tất kiểm tra đầu vào các trường phổ thông, ĐH ở Việt Nam để chuyển về học trong nước từ năm tới.
Nhiều chương trình phổ thông quốc tế để phụ huynh lựa chọn
Chị Thanh Phương, làm tại một công ty trang trí nội thất tại TP.Đà Lạt, có con học lớp 7 một trường quốc tế ở Singapore. Vì lo ngại dịch Covid-19, chị quyết định cho con chuyển về Trường quốc tế Canada tại TP.HCM. Hiện chị đã hoàn tất việc kiểm tra đầu vào và thủ tục để bắt đầu cho con học lớp 8 từ năm sau tại Việt Nam.
Theo chị Phương, chị chuyển cho con về học trong nước đến hết lớp 12. Sau đó, tùy tình hình, có thể cho con du học hoặc học đại học trong nước.
Video đang HOT
Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên thế giới cho đến nay, chỉ riêng Trường quốc tế Canada tại TP.HCM đã tiếp nhận vài chục trường hợp du học sinh chuyển tiếp về nước học. Tuy nhiên, qua kiểm tra đầu vào, hiện nay có 13 học sinh từ các nước Mỹ, Canada, Singapore đủ điều kiện để chuyển tiếp vào trường .
Theo bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch HĐQT Hệ thống Trường quốc tế Canada, vì lo ngại dịch Covid-19, nhiều phụ huynh có con đang học ở nước ngoài muốn cho con về Việt Nam học vì tình hình chống dịch của Việt Nam rất tốt. Học sinh sẽ chọn các chương trình quốc tế phù hợp với hệ thống chương trình đang học ở nước ngoài. Hiện nay, các trường dạy chương trình quốc tế tại Việt Nam khá đa dạng, có đủ hệ thống của Canada, Mỹ, Úc, Vương quốc Anh… nên thuận tiện hơn trước rất nhiều.
Cơ hội mở rộng du học tại chỗ
Tương tự, thời gian qua, nhiều du học sinh Việt Nam cũng liên hệ một số trường ĐH trong nước để chuyển tiếp về Việt Nam học.
Theo tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, các sinh viên này cho biết hiện tại tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ chưa ổn định, không biết khi nào mới trở lại bình thường. Vì vậy muốn tìm một trường ĐH có tính quốc tế ở Việt Nam để chuyển về học.
Tiến sĩ Viên cũng cho biết hiện tại trường đã tiếp nhận yêu cầu của các sinh viên này và có hướng dẫn để sinh viên nộp đơn vào trường. Việc chuyển trường như vậy không quá phức tạp, chỉ cần dựa vào hồ sơ của sinh viên để xem xét và quyết định.
Nhiều học sinh, sinh viên đã hoàn tất thủ tục để chuyển từ nước ngoài về Việt Nam học trong năm học tới – TÚ LINH
“Năm trước trường cũng tiếp nhận một số sinh viên học ở nước ngoài nhưng không thích ứng được nên quay về Việt Nam học. Năm nay, với tình hình phức tạp của dịch Covid-19, trường cũng tiếp tục nhận sinh viên các trường ở nước ngoài có nhu cầu về nước học”, tiến sĩ Viên chia sẻ.
Lãnh đạo Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng có thông báo tiếp nhận những sinh viên đang học tại các nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nhu cầu chuyển về học tại Việt Nam. Cho đến nay, đã có 5 du học sinh liên hệ và gửi hồ sơ. Tuy nhiên, vì trường yêu cầu thêm một số hồ sơ theo điều kiện quy định nên các du học sinh này đang bổ sung để có thể tham gia học vào đầu năm học tới.
Từ thực tế du học sinh có nhu cầu chuyển về học tại Việt Nam do dịch Covid-19, các trường đại học cũng như trung học có chương trình quốc tế cần thúc đẩy, cải tiến mạnh mẽ để tạo đà cho chương trình du học tại chỗ.
Nỗ lực hoàn thành chương trình năm học với kết quả cao nhất
Chiều 3/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến trong giai đoạn học sinh, sinh viên tạm dừng đến trường do dịch Covid-19.
Ảnh minh họa.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua đã khẳng định ngành giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ. Đồng thời, khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học. Qua đó, giải phóng năng lượng lớn cho thầy cô, rất nhiều thủ tục hành chính được giảm, nhiều kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ, nâng lên.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc triển khai dạy học trực tuyến cũng còn những hạn chế cần khắc phục, trong đó có việc cần làm thế nào để đảm bảo môi trường học an toàn cho học sinh.
Theo báo cáo của các Sở GD&DT, việc dạy học trực tuyến đã giúp các trường rút ngắn được thời gian thực dạy khi học sinh trở lại trường học từ 3-6 tuần, chất lượng giáo dục cơ bản được đảm bảo; đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh. Hầu hết các tỉnh đảm bảo kết thúc năm học trước 15/7.
Tuy nhiên, các địa phương cũng chỉ rõ một số khó khăn khi dạy học trực tuyến như: hạ tầng internet, thiết bị đầu cuối hỗ trợ học tập, thiết bị thu sóng hạn chế và không đồng bộ; kinh phí trong việc tổ chức xây dựng các chương trình dạy học trên truyền hình còn gặp khó khăn; trình độ của một số giáo viên còn hạn chế.
Cùng với đó, công tác quản lý học sinh trong thời gian nghỉ học của một số nhà trường chưa tốt; vẫn còn tình trạng học sinh chưa tập trung, nhiều học sinh gặp khó khăn khi trở lại trường...
Do vậy, sau khi học sinh đi học trở lại, các trường đã thực hiện rà soát, kiểm tra, phân loại, dồn lớp học sinh để có kế hoạch dạy học cho các loại đối tượng khác nhau; tổ chức dạy bù, dạy kèm cho học sinh không tham gia học trực tuyến, trong đó ưu tiên các môn chính. Các trường cũng tăng thời lượng ôn tập cho học sinh các khối 9, 12, nỗ lực để hoàn thành chương trình với kết quả cao nhất.
Đề xuất đưa kỹ năng sử dụng mạng xã hội vào môn Tin học Hiện nay môn Tin học trong nhà trường còn quá nặng về kỹ năng máy tính nhưng lại coi nhẹ những kỹ năng bảo vệ sự an toàn của trẻ em trên không gian mạng. Đó là ý kiến được đưa ra trong hội thảo góp ý xây dựng Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành...