Học sinh sẽ không bị… sốc?

Theo dõi VGT trên

Hơn một tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra với những thay đổi, về mặt hình thức, đặc biệt là đổi mới cách ra đề thi môn Ngữ văn.

Đồng tình với việc đổi mới, song khá nhiều ý kiến cho rằng, thời gian thực hiện quá gấp, nhất là trong bối cảnh cách dạy – học vẫn theo lối cũ…

Học sinh, giáo viên… lúng túng

Trước thông tin đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD&ĐT công bố, không chỉ học sinh (HS) mà cả giáo viên (GV) cũng tỏ ra lúng túng. Góp ý với Bộ GD&ĐT, một GV (giấu tên) bày tỏ: “Nếu thực sự quan tâm và đứng vào vị trí người học thì Bộ phải công bố rành mạch từ đầu năm học, hoặc ít nhất là sau Tết Âm lịch để người dạy và người học kịp chuẩn bị. Nay đã là giữa tháng 4, đầu tháng 6 thi, có hướng dẫn thì HS và GV vẫn chưa kịp hiểu”. Còn bạn Trần Ngọc Duy lại đặt câu hỏi: “Còn hơn 1 tháng nữa là chúng em thi tốt nghiệp, Bộ làm thế này thì chúng em trở tay sao kịp?”.

Học sinh sẽ không bị... sốc? - Hình 1

Các thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT tại Hội đồng thi trường THPT Thăng Long năm 2013. Ảnh: Quỳnh Anh

Nhận định về “động tác” đổi mới trong cách ra đề thi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông Nguyễn Đình Đại – Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring (Hà Nội) cho rằng, Bộ GD&ĐT quá gấp, không nghĩ đến đối tượng phải thực hiện là HS: “Không thể nói là HS đã được học cả năm rồi, gặp đề thế nào thì làm thế. Đổi mới thì GV phải biết để dạy, HS phải được luyện tập. Trong tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Văn và Ngoại ngữ mà Bộ vừa đưa ra, chưa thấy rõ những đổi mới. Ngay bản thân tôi, với phần đọc hiểu, tôi vẫn chưa hiểu là Bộ sẽ làm theo kiểu cũ hay theo kiểu khảo sát PISA của Mỹ?”.

Và nói như PGS Văn Như Cương, Bộ quyết tâm đổi mới phương pháp ra đề thi môn Ngữ văn để tránh cách học cũ là rất hay, nhưng vẫn cho rằng: “Năm nay, Bộ vẫn nên để HS thi theo cấu trúc đề thi cũ. Hình thức đề thi mới này nên để sang năm áp dụng, sau khi đã công bố xin ý kiến đóng góp từ dư luận, còn HS, GV có thời gian để làm quen. Làm giáo dục không thể hấp tấp, vội vàng được… Đây chưa phải là thời điểm thích hợp để áp dụng việc ra đề thi nằm ngoài chương trình SGK”.

Câu trả lời chưa thỏa đáng

Video đang HOT

Trước những băn khoăn, lo ngại về việc đổi mới cách ra đề thi môn Ngữ văn, lãnh đạo Bộ GD&ĐT “một mực” khẳng định, những thay đổi của kỳ thi năm nay đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học, không làm “sốc” HS. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, để kịp thời giúp GV, HS ôn thi tốt môn Văn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, Bộ đã có hướng dẫn gửi các Sở GD&ĐT, các trường THPT. Cụ thể, đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn, trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu. Để làm tốt phần đọc hiểu, GV cần giúp HS nắm được thế nào là hiểu một văn bản, lựa chọn văn bản phù hợp với năng lực của HS để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; Xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng HS.

Để khẳng định quan điểm đổi mới, ông Nguyễn Vinh Hiển còn nhấn mạnh: “Đây là một trong những bước thực hiện đổi mới căn bản hình thức, phương pháp thi… Tuy nhiên, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ được tiến hành theo một lộ trình từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ hẹp đến rộng, từ kiến thức của một vài môn đến tổng hợp liên môn, nhiều lĩnh vực… tiếp cận dần đến việc đổi mới hoàn toàn theo chương trình, SGK sau năm 2015″.

Theo VNE

Hơn 34.000 tỷ đồng đổi mới chương trình, SGK: Cần nhất là hiệu quả

Giáo sư Phạm Minh Hạc- nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: "Dù có tốn kém nhất định chúng ta vẫn phải làm. Vấn đề làm như thế nào cho đúng, để đạt hiệu quả cao mà không gây lãng phí, tham nhũng".

Trong khi có nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi của dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 với kinh phí lên tới trên 34.000 tỷ đồng, Giáo sư Phạm Minh Hạc- nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: "Dù có tốn kém nhất định chúng ta vẫn phải làm. Vấn đề làm như thế nào cho đúng, để đạt hiệu quả cao mà không gây lãng phí, tham nhũng".

Từng là Bộ trưởng Bộ GDĐT, theo ông, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cần những yếu tố gì?

- Để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, Việt Nam cần phải giải quyết được 3 vấn đề mấu chốt: Phải làm bằng được một bộ sách giáo khoa (SGK) mới; thứ hai phải có đội ngũ giáo viên mạnh cả về số lượng và chất lượng; thứ 3 có một hệ thống cơ sở vật chất phục vụ việc học và hành đầy đủ, hiện đại.

Hơn 34.000 tỷ đồng đổi mới chương trình, SGK: Cần nhất là hiệu quả - Hình 1

GSPhạmMinh Hạc:"Muốn đổi mới SGK chúng ta cần phải có một bản đánh giá toàn diện cụ thể, gắn liền với đề án đổi mới SGK".

Trong 3 vấn đề trên, việc viết SGK là quan trong bậc nhất, điều này góp phần quan trọng trong việc định hướng cũng như thực hiện công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Tuy nhiên, muốn tiến hành làm SGK mới, trước hết chúng ta phải xem sách giáo khoa cũ đã có gì, cần có thêm những gì? Căn cứ vào đó đưa ra quyết định đổi mới mới có thể thuyết phục.

Giáo sư nhận định gì về dự thảo đề án đổi mới chương trình và SGK vừa được Bộ GDĐT trình thường vụ Quốc hội?

- Nội dung của dự thảo mới đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có việc tích hợp trong giáo dục tiểu học và THCS, nhưng lại không thấy có phần nhận diện khái niệm: Thế nào là tích hợp? Cá nhân tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học lớn thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể tích hợp được, thế nhưng tích hợp cái gì, tích hợp theo hướng nào thì cần phải bàn thêm.

Tôi đã từng xem qua cuốn sách tích hợp hóa - sinh trong chương trình tiểu học của Pháp. Nói là tích hợp nhưng giở ra thì chỉ thấy nửa sách bên này là hóa, nửa sách bên kia là nói về sinh học. Như vậy, liệu đã là tích hợp chưa?

- Một nội dung được xem là cần đổi mới nữa khi làm SGK mà dự thảo này đề cập đó chính là việc xây dựng chương trình theo hướng tự chọn cho học sinh cuối cấp THPT. Cái này ở các nước phát triển như Anh, Mỹ người ta đã làm từ lâu, làm rất tốt. Giờ mình đưa vào cũng phù hợp thôi, nhưng một vấn đề quan trọng như vậy lại chỉ được trình bày trong 2 trang giấy với những gạch đầu dòng rất sơ sài thì tôi e khó làm tốt được.

Vậy theo Giáo sư, cần phải làm thế nào để dự thảo sáng rõ hơn?

- Về căn bản, theo tôi muốn đổi mới SGK chúng ta cần phải có một bản đánh giá toàn diện cụ thể, gắn liền với đề án đổi mới SGK. Ví như đánh giá toàn diện xem quá trình thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã làm được gì? Sách hiện hành đã đáp ứng được bao nhiêu yêu cầu của việc dạy và học?... Tất cả cần phải cụ thể hóa, ví dụ như có nhà khoa học nói SGK toán trong bậc học THPT đang quá tải, con số cụ thể là quá tải hơn 40% số tiết.

Muốn đổi mới cần phải tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, dựa trên nền tảng cái cũ đó để làm cái mới thì nó mới có giá trị thực tiễn. Đặc biệt, để khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới SGK, đề án cũng nên phác họa, triển vọng hoặc chỉ ra mục tiêu sau đổi mới SKG nền giáo dục Việt Nam trong tương lai sẽ thế nào, đứng ở vị trí nào mới đúng.

Khi Bộ GDĐT đưa ra con số 34.000 tỷ đồng để đổi mới SGK và phương pháp dạy học, nhiều người cho rằng lãng phí, ông nhận định thế nào về con số này?

- Nếu nói bỏ ra 34.000 tỷ đồng để đổi mới SGK, đổi mới giáo dục là lãng phí thì tôi không đồng tình. Để đổi mới giáo dục chúng ta còn cần số tiền lớn hơn con số này nhiều lần. Đúng là mấy hôm nay, dư luận rất "sốc" với con số 34.000 tỷ đồng, tôi thì nghĩ rằng nên nhìn nhận khách quan về con số này.

Đổi mới SGK, phải gắn liền với đổi mới trang thiết bị, phòng học, trường lớp thì chất lượng giáo dục mới mong được cải thiện. Năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu thực hiện kiên cố hóa trường lớp, thống kê của Bộ GDĐT cho thấy khoảng 70% trường đã được kiên cố hóa, nhưng con số thực tế còn thấp hơn nhiều. Nếu trường lớp không được kiên cố, phòng học không mở rộng, sĩ số không giảm (từ 30-50 học sinh như hiện nay) thì khó mà áp dụng việc đổi mới theo hướng tự chọn được...

Đi cùng với phòng ốc là giáo viên, nếu không được đào tạo theo hướng đổi mới thì việc đổi mới SGK không có mấy ý nghĩa. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa. Vì thế, chi phí đi kèm sẽ rất nhiều.

Vậy vấn đề ông lo ngại ở đây là gì, thưa Giáo sư?

- Tiền thì chúng ta vẫn phải chi, vấn đề chi thế nào cho hợp lý. Hiện nay ta đề ra chủ trương tin học hóa trong trường học, vậy nhưng nhìn lại thì thấy hiệu quả không cao. Ngay tại Thủ đô, áp dụng tin học hóa còn hạn chế thì hỏi các trường ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa áp dụng thế nào được.

Cho nên theo tôi, quan trọng nhất là phải chi có hiệu quả, và phải làm rõ hiệu quả từng khoản chi. Bộ GDĐT nói đây chỉ là con số "khái toán" - có nghĩa là tính toán khái quát, nhưng dù có là khái quát đi chăng nữa thì vẫn phải tính toán. Mà đã tính toán thì phải tính toán cụ thể, chi tiết mới có tính thuyết phục được Quốc hội, được nhân dân.

Không thể lúc thì khái toán hết 70.000 tỷ, lúc lại nói khái toán hết 34.000 tỷ được, 2 con số này chênh nhau khá nhiều.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ở showbiz Việt có một nữ nghệ sĩ đỗ thủ khoa hai ngành giờ làm mẹ 3 con kiêm nhiệm thêm giáo viên YogaỞ showbiz Việt có một nữ nghệ sĩ đỗ thủ khoa hai ngành giờ làm mẹ 3 con kiêm nhiệm thêm giáo viên Yoga
06:21:44 25/04/2025
Nữ Trung úy cao 1m73 tham gia diễu binh 30/4, dân tình tấm tắc "thiếu mỗi vương miện là thành Hoa hậu"Nữ Trung úy cao 1m73 tham gia diễu binh 30/4, dân tình tấm tắc "thiếu mỗi vương miện là thành Hoa hậu"
08:03:13 25/04/2025
Duy Mạnh lên tiếng nóng vụ kiện xe 5 tỷ bốc cháy: "Tôi từng gặp hoà giải nhưng không ổn thoả, có 1 khúc mắc chưa được giải đáp"Duy Mạnh lên tiếng nóng vụ kiện xe 5 tỷ bốc cháy: "Tôi từng gặp hoà giải nhưng không ổn thoả, có 1 khúc mắc chưa được giải đáp"
06:25:59 25/04/2025
Cướp giật túi xách khiến người phụ nữ ở TP.HCM té xuống đường, tử vongCướp giật túi xách khiến người phụ nữ ở TP.HCM té xuống đường, tử vong
07:45:59 25/04/2025
Nam tài tử đáng thương nhất showbiz: Vợ đi ngoại tình trai trẻ bị truyền thông bóc phốt, ở nhà không biết vẫn livestream khoe "cô ấy đi làm đẹp"Nam tài tử đáng thương nhất showbiz: Vợ đi ngoại tình trai trẻ bị truyền thông bóc phốt, ở nhà không biết vẫn livestream khoe "cô ấy đi làm đẹp"
07:26:08 25/04/2025
Cindy Lư lộ hint rục rịch làm đám cưới với Đạt G, thái độ ra mặt khi nhắc tới Hoài LâmCindy Lư lộ hint rục rịch làm đám cưới với Đạt G, thái độ ra mặt khi nhắc tới Hoài Lâm
08:00:54 25/04/2025
"Xào couple" ở showbiz Việt: Chiêu trò cũ rích, "càng xào càng dai""Xào couple" ở showbiz Việt: Chiêu trò cũ rích, "càng xào càng dai"
07:30:10 25/04/2025
Lộ trình di chuyển các khối diễu hành và xe nghi trượng lễ 30.4 ở TP.HCMLộ trình di chuyển các khối diễu hành và xe nghi trượng lễ 30.4 ở TP.HCM
05:24:08 25/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hành trình 14 năm của Bucky Barnes trong vũ trụ điện ảnh Marvel

Hành trình 14 năm của Bucky Barnes trong vũ trụ điện ảnh Marvel

Hậu trường phim

10:29:09 25/04/2025
Bucky Barnes (Sebastian Stan đóng), hay còn gọi là Winter Soldier (Chiến binh mùa đông), là siêu anh hùng có hành trình lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ điện ảnh Marvel.
Hot nhất Naver: Park Bom (2NE1) đáp trả "căng đét" trước ồn ào sửa mặt tới mức biến dạng!

Hot nhất Naver: Park Bom (2NE1) đáp trả "căng đét" trước ồn ào sửa mặt tới mức biến dạng!

Sao châu á

10:26:31 25/04/2025
Trong thời gian qua, Park Bom gây lo lắng khi trang điểm đậm, sử dụng những filter bóp mặt kỳ dị. Người hâm mộ không khỏi lo lắng cho nhan sắc và tâm lý của nữ ca sĩ
Huế mở cửa miễn phí Đại Nội về đêm, bắn lửa súng thần công dịp 30/4

Huế mở cửa miễn phí Đại Nội về đêm, bắn lửa súng thần công dịp 30/4

Du lịch

10:26:29 25/04/2025
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại Nội Huế sẽ mở cửa miễn phí phục vụ khách tham quan vào buổi tối từ 18h đến 21h30, từ 26/4 đến hết 1/5.
Đừng dại đặt 5 loài hoa này lên bàn thờ, dân gian kỵ vì dễ rước xui vào nhà, "mất lộc" lúc nào không hay

Đừng dại đặt 5 loài hoa này lên bàn thờ, dân gian kỵ vì dễ rước xui vào nhà, "mất lộc" lúc nào không hay

Sáng tạo

10:25:21 25/04/2025
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thần Phật. Việc chọn hoa trưng trên bàn thờ không chỉ cần đẹp mà còn phải phù hợp về ý nghĩa, phong thủy và sự trang nghiêm.
Nữ diễn viên nghẹn giọng nhắc về Quý Bình: "Đau lắm, không tin là anh đã rời đi"

Nữ diễn viên nghẹn giọng nhắc về Quý Bình: "Đau lắm, không tin là anh đã rời đi"

Sao việt

10:24:04 25/04/2025
Sau khi tham dự lễ cúng 49 của Quý Bình ngày tại chùa Đức Quang, diễn viên Thanh Trúc đã có bài viết dài thể hiện nỗi lòng trên trang cá nhân.
Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Lạ vui

10:20:54 25/04/2025
Ẩn mình dưới những tán rừng rậm rạp tại Trung và Nam Mỹ, những con ếch phi tiêu độc (poison dart frog) trông như những viên ngọc sặc sỡ đang chuyển động.
Berbatov chê mục tiêu của MU

Berbatov chê mục tiêu của MU

Sao thể thao

10:16:35 25/04/2025
Trong buổi phỏng vấn hôm 24/4, Berbatov đã nói về việc chiêu mộ tiền đạo của MU trong mùa hè này: Manchester United cần Victor Osimhen ngay lúc này. Việc ký hợp đồng với Delap là vô nghĩa và ngu ngốc.
Cô dâu Thái Bình nghẹn ngào vì món quà 'lạ' và lời nhắn nhủ của 7 chị chồng

Cô dâu Thái Bình nghẹn ngào vì món quà 'lạ' và lời nhắn nhủ của 7 chị chồng

Netizen

10:10:47 25/04/2025
Nhận món quà đặc biệt và nghe những lời nhắn nhủ xúc động của 7 người chị chồng trong ngày cưới, cô dâu Thái Bình nghẹn ngào không nói nên lời.
Người dùng Windows 10 khó chịu vì sự cố sau khi cập nhật

Người dùng Windows 10 khó chịu vì sự cố sau khi cập nhật

Thế giới số

10:00:27 25/04/2025
Theo PhoneArena, người dùng hệ điều hành Windows 10 lại vừa nhận thêm một lời nhắc nhở về việc hệ điều hành này đang dần đi đến cuối vòng đời hỗ trợ
Thoa kem chống nắng bao nhiêu là đủ để bảo vệ da?

Thoa kem chống nắng bao nhiêu là đủ để bảo vệ da?

Làm đẹp

09:52:29 25/04/2025
Các sản phẩm có chỉ số SPF từ 30 trở lên và phổ rộng sẽ giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Tuy nhiên, để hình thành được lớp màng bảo vệ hiệu quả, người dùng cần sử dụng đủ lượng sản phẩm.
Giao diện mới của YouTube khiến người dùng khó chịu

Giao diện mới của YouTube khiến người dùng khó chịu

Thế giới

09:50:22 25/04/2025
Theo Android Authority, sau gần một thập kỷ gắn bó với giao diện trình phát video quen thuộc trên nền tảng web, YouTube đang khiến cộng đồng mạng xôn xao khi bắt đầu thử nghiệm một giao diện hoàn toàn mới.