Học sinh Quảng Ngãi sẽ đi học như thế nào sau Tết Nguyên đán?
Phương án dạy và học của tỉnh Quảng Ngãi sẽ tùy theo 4 cấp độ dịch khác nhau và trẻ mầm non bắt đầu đến trường sớm nhất từ ngày 14/2 đối với vùng xanh và vàng.
Ngày 27/1, ông Trần Hoàng Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi các Sở, ban ngành, địa phương về “phương án tổ chức dạy và học thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện dịch Covid-19″.
Học sinh thuộc tất cả các bậc học ở địa bàn vùng xanh hoặc vàng ở Quảng Ngãi sẽ trở lại trường học trực tiếp sớm nhất vào ngày 7/2. Ảnh: AN
Theo đó, tổ chức các phương án dạy và học theo 4 cấp độ dịch. Cụ thể, đối với địa bàn phân loại dịch cấp độ 1, 2 thì tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả trẻ em mầm non, mẫu giáo, học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Đối với địa bàn phân loại dịch cấp độ 3 thì chỉ dạy học trực tiếp đối với học sinh cấp 2, cấp 3, học viên giáo dục thường xuyên. Dạy học trực tuyến đối với học sinh tiểu học.
Video đang HOT
Đối với địa bàn phân loại dịch cấp độ 4 thì dạy học trực tuyến đối với học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên.
Thời gian tổ chức học đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên bắt đầu thực hiện kể từ ngày 07/02/2022; trẻ mẫu giáo, mầm non, học sinh tiểu học bắt đầu thực hiện kể từ ngày 14/02/2022.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ban, ngành có liên quan tổ chức hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Thực hiện hướng dẫn về phương án, kịch bản phù hợp xử lý tình huống xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp.
Giảng viên đại học đồng hành với học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học
Trong những năm qua, có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh phổ thông có sự hỗ trợ của giảng viên đại học.
Giảng viên Trường Đại học Thủy lợi hỗ trợ học sinh nghiên cứu khoa học.
"Nghiên cứu điều khiển quá trình phân giải thuốc bọc trong Alginate chứa nano oxit sắt từ" của nhóm học sinh Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) là một trong 12 dự án giành giải Nhất tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021.
Nguyễn Nguyệt Minh - tác giả chính của đề tài - cho biết: Cuộc thi khoa học kỹ thuật đã đem lại những kiến thức bổ ích, giúp chúng em có thêm niềm đam mê với khoa học, ứng dụng những kiến thức đã được học trên lớp vào thực tế. Để thực hiện đề tài, chúng em nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô trong câu lạc bộ nghiên cứu của nhà trường, cũng là giảng viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Thầy Trần Minh Đức - giáo viên phụ trách CLB Khoa học Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội - chia sẻ: Trong những năm qua, phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh phát triển rộng khắp. Từ những ý tưởng của trò, thầy cô với lợi thế trong lĩnh vực nghiên cứu của mình đã giúp đỡ các em trong quá trình thực hiện đề tài. Cơ sở vật chất hiện đại của trường tạo điều kiện tốt cho thầy trò cùng nghiên cứu, khám phá khoa học.
Học sinh THPT tham gia nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Công nghệ sinh học của Trường Đại học Thủy lợi.
Còn TS Lê Minh Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang - cho biết: Công tác nghiên cứu khoa học nhà trường thời gian qua phát triển rất tốt, ngày càng có nhiều đề tài được ứng dụng vào thực tế, đem lại hiệu quả cao. Không những thế, giảng viên của trường còn kết hợp với những giáo viên ở các trường THPT tại Bến Tre, Tiền Giang để hướng dẫn cho nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa học.
Cụ thể, với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Công Tráng thuộc Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, học sinh Trường THPT Cheguevara, Bến Tre đã đoạt giải Ba Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THPT; học sinh Trường THPT Lê Hoàng Chiếu, Bến Tre đoạt giải Ba cuộc thi khoa học cấp tỉnh. Sự trợ giúp của giảng viên không chỉ giúp học sinh đạt giải thưởng, mà còn nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học của các em.
Với mong muốn thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh - sinh viên, nhiều năm trở lại đây, giảng viên của Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp tham gia và đồng hành cùng các trường THCS, THPT trong hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - giảng viên Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi - thông tin: Trong năm 2021, nhóm giảng viên của Khoa phối hợp cùng các giáo viên Trường THPT Đội Cấn và THPT Xuân Hòa (tỉnh Vĩnh Phúc) tham gia cố vấn, hướng dẫn 2 nhóm học sinh tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm học 2021 - 2022.
"Kết quả nhóm nghiên cứu đạt được cho thấy hiệu quả của việc định hướng chuyên môn về nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên, thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành đào tạo thực nghiệm của Trường Đại học Thủy lợi với các trường phổ thông. Điều này giúp học sinh có nhiều trải nghiệm nghiên cứu khoa học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường" - PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương nhận định.
Bao nhiêu học sinh 14, 15 tuổi có khả năng nghiên cứu khoa học kĩ thuật? Bài viết trao đổi với tác giả Trịnh Nguyễn Thanh Tâm một số vấn đề về cuộc thi khoa học kĩ thuật của học sinh phổ thông. Trong bài viết "Thầy giáo có 6 năm hướng dẫn học sinh thi khoa học kĩ thuật trao đổi với tác giả Ánh Dương" của nhà giáo Trịnh Nguyễn Thanh Tâm (Hậu Giang) ngày 8/1/2022 được...