Học sinh ở xã đảo Thạnh An, TP.HCM có thể đến trường trở lại
Tại buổi họp báo chiều 7-10, ông Nguyễn Văn Hiếu – giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM – cho biết UBND huyện Cần Giờ có văn bản đề xuất cho khối lớp 1, 2, 6, 9, 12 tại 2 trường ở xã đảo Thạnh An dạy học trực tiếp trở lại từ 11-10.
Học sinh ở TP.HCM trong giờ học online – Ảnh: MAI PHI
Tại buổi họp báo chiều 7-10, ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết sở đang tổ chức dạy và học trên môi trường Internet, dạy qua truyền hình và các môi trường khác.
Theo thống kê, khối tiểu học và THCS tỉ lệ học trực tuyến khá cao, với tiểu học và THCS là 97%, THPT là 99%.
Ở cấp tiểu học, còn hơn 30.000 em đang ở tạm tại các tỉnh thành khác, trong đó có 26.000 em ở tỉnh nhưng đăng ký học trực tuyến tại TP.HCM, hơn 5.000 em chưa có thiết bị đang học tạm ở các trường tiểu học của các tỉnh thành.
Đến nay, còn một số nhỏ các em không có thiết bị và học tại nhà, thầy cô sẽ chuyển các phiếu học tập hướng dẫn học tập tại nhà.
Ông Hiếu cho biết việc dạy và học trực tuyến còn nhiều khó khăn do số lượng học sinh của TP là rất lớn, hơn 1,3 triệu. Số lượng này cùng lúc đăng nhập trên hệ thống gây quá tải đường truyền.
Video đang HOT
Sau tuần đầu nhiều trục trặc, Sở Giáo dục và đào tạo có văn bản gửi Sở Thông tin và truyền thông, Công ty phần mềm Quang Trung đề nghị có giải pháp hỗ trợ dung lượng đường truyền để tăng khả năng phục vụ việc dạy và học trên môi trường Internet.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất trong thời gian giãn cách xã hội không dễ đáp ứng, nâng cấp. Sở Giáo dục và đào tạo cũng đã phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia xây dựng hệ thống GMS dạy học rất hiệu quả. Tuy nhiên khi có 400.000 học sinh truy cập thì hệ thống này tê liệt hoàn toàn.
Ông Hiếu cho biết cách dạy và học ở TP khác với cách dạy và học ở một số tỉnh thành. Quá trình dạy – học có quản lý, phân công nhiệm vụ cho học sinh tự nghiên cứu bài học và trao đổi, giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè trước giờ livestream nhằm giảm bớt thời lượng livestream.
Về kết quả dạy và học, 2 tuần đầu ở cấp tiểu học do không đặt nặng lượng kiến thức cho các em học sinh, nên việc tiếp nhận kiến thức khá tốt. Lớp 1, lớp 2 sở chuẩn bị dạy học trên truyền hình đến hết học kỳ I nên các clip dạy và học trên truyền hình khá phong phú, đáp ứng được yêu cầu học. Các lớp khác vẫn dùng chương trình cũ.
TP có hơn 1.500 cơ sở giáo dục được trưng dụng để phục vụ cho việc phòng chống dịch COVID-19. Đến nay có 10%, tức khoảng 150 trường, đã có chủ trương trả lại cho ngành giáo dục để sửa chữa, khử khuẩn, đưa vào dạy học trực tiếp trở lại.
Hiện nay, ở các cơ sở này, số bệnh nhân vào ít và đang cuốn chiếu dần nhằm kết thúc nhiệm vụ phòng chống dịch cho các trường học. Dự kiến giữa tháng 11 hoàn tất nhiệm vụ chuyển giao và các trường có khoảng hơn 1 tháng để sửa chữa, khắc phục. Đến đầu tháng 1-2022 sẽ dạy học trực tiếp trở lại.
Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo thông tin UBND huyện Cần Giờ có văn bản đề xuất cho 2 trường ở xã đảo Thạnh An dạy học trực tiếp trở lại từ 11-10. Sở đã đi kiểm tra, nắm tình hình, yêu cầu xử lý thêm một số nội dung, xây dựng bộ tiêu chí và đội chống COVID-19 tại chỗ để đảm bảo an toàn khi các em học sinh đến trường trở lại.
Theo kế hoạch của Cần Giờ, chỉ có khối lớp 1, 2, 6, 9, 12 là đề nghị đi học trực tiếp trở lại, với số lượng 242 học sinh, 60 giáo viên và đã đảm bảo đủ an toàn để học trực tiếp.
25 địa phương cho học sinh trở lại trường
Ngoài 25 tỉnh, thành cho học sinh đến trường, một số nơi khác kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.
Ảnh minh họa
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 27/9, cả nước có 25 địa phương cho phép học sinh được đến trường. 13 tỉnh, thành kết hợp cả dạy trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình. 25 địa phương áp dụng hình thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình.
Trong tuần qua, một số địa phương có sự thay đổi về hình thức dạy học.
Cụ thể, ngày 21/9, UBND tỉnh Bắc Ninh ra văn bản đồng ý cho học sinh, học viên các trường trên địa bàn trở lại trường học tập từ ngày 24/9 do tỉnh cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.
Trong đó, ở cấp tiểu học, học sinh khối 1, 2, 5 học buổi sáng, học sinh khối 3 và 4 học buổi chiều. Tại khối THCS, các lớp 6, 9 học buổi sáng, lớp 7 và lớp 8 học buổi chiều. Khối THPT, GDTX cho lớp 10, 12 học sáng và lớp 11 học chiều.
Trong khi đó, sau khi ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, UBND tỉnh Hà Nam đồng ý cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học từ ngày 27/9, chuyển sang học trực tuyến đến khi kiểm soát tốt được dịch bệnh.
Ngoài ra, một số địa phương khác cũng chuẩn bị kế hoạch, kịch bản để chuyển sang dạy học trực tiếp.
Tại Kiên Giang, ngành giáo dục quyết định cho tất cả học sinh khối lớp 3-12 học qua Internet đến ngày 2/10. Riêng khối 1, 2 học qua Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang.
Từ ngày 4/10, tất cả học sinh phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ học trực tiếp tại trường. Riêng trẻ mầm non đến trường từ 18/10.
Sáng 28/9 , ông Nguyễn Ngọc Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, cho biết ngành đang lập phương án tổ chức dạy học trực tiếp trên phạm vi toàn tỉnh từ ngày 4/10 tới.
Trước đó, ngày 27/9, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi tổ chức giáo viên dạy học trực tiếp cho học sinh ở các địa phương là "vùng xanh", gồm: Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long và huyện Lý Sơn. 50% xã ở huyện Mộ Đức có học sinh học trực tiếp, còn lại vẫn học trực tuyến.
Tại Hà Nội, ngày 27/9, sở GD&ĐT ra văn bản yêu cầu các trường tiếp tục dạy học trực tuyến do tình hình dịch Covid-19 còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến khó lường.
Trước đó, tại buổi thông tin báo chí chiều 20/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết thành phố sẽ phấn đấu hoàn thành sớm việc tiêm phủ vaccine mũi 2 cho toàn bộ người dân trong tháng 11, có cơ sở để tính toán cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cũng cho hay sở đã xây dựng 4 kịch bản dạy học ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19 và báo cáo UBND thành phố.
Đồng Tháp còn hơn 14.100 học sinh chưa tham gia học trực tuyến Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, tổng số học sinh phải tham gia học trực tuyến ở các cấp học tiểu học, THCS, THPT toàn tỉnh Đồng Tháp là 173.177 em. Tuy nhiên, đến nay có 159.001 em tham gia học trực tuyến, còn 14.176 học sinh vẫn chưa tham gia học. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào...