Học sinh Nhật Bản ngày càng sống khép kín
Theo cuộc khảo sát mới nhất của các nhà nghiên cứu giáo dục và nhà xuất bản Benesse, học sinh Nhật Bản giờ đây đang ngày càng trở thành những người thiếu động lực trong cuộc sống.
Cuộc khảo sát nhận được 13797 phản hồi từ phía các học sinh từ tiểu học đến trung học về những suy nghĩ của mình về cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. Ví dụ như có một câu hỏi, các bạn hãy tưởng tượng cuộc sống của mình năm 40 tuổi với những sự lựa chọn như: “Chăm sóc cha mẹ già”, “Sống cuộc sống tự do và bất cần”, “Giàu có”, “Nổi tiếng”, “Thành công trên toàn thế giới”, thì hầu hết các bạn ấy đều chọn: “Chăm sóc cha mẹ già” và “Sống cuộc sống tự do và bất cần”. Chỉ có một số lượng rất nhỏ học sinh muốn giàu có, nổi tiếng hay thành công.
“Bọn trẻ bây giờ dường như đã mất đi tính “ganh tị” ở mức cần thiết để có thể quyết tâm hơn cuộc sống. Chúng được sinh ra trong một xã hội đã trưởng thành về kinh tế, đời sống tâm lý ổn định. Có lẽ chúng hướng tới cuộc sống thụ động vì lí do này” – Ông Haruo Kimura, giám đốc phòng nghiên cứu giáo dục của Trung tâm nghiên cứu giáo dục Benesse cho biết. “Điều này quả thực đáng lo ngại cho tương lai đất nước, vì Nhật Bản rồi sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc và các nước Đông Á đang phát triển rất mạnh khác.” – Ông nói thêm.
Học sinh Nhật Bản giờ đây thiếu đi những động lực trong học tập và cuộc sống.
Khi đến phần về các bữa ăn thì lại có một sự thật khác là đa số các học sinh đều đến trường trong tình trạng “thường xuyên” không ăn sáng. Lại có một xu hướng nữa ngày càng phát triển: “Tôi chỉ ăn những gì tôi thích, còn lại tôi sẽ bỏ”. Với các nữ sinh thì: “Tôi sẽ để ý xem tôi ăn bao nhiêu để có thể điều khiển cân nặng của mình.”
Video đang HOT
Các học sinh cũng rất dễ dàng đồng ý với việc làm theo ý người khác để mình không bị tẩy chay, và hơn 60% hay cổ vũ các bạn của mình làm điều xấu.
Chỉ khoảng 50% học sinh biết “mình sẽ làm nghề gì trong tương lai” và hầu như các bạn í không có những hình mẫu lý tưởng để hướng tới.
“Các học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác có khí thế học tập rất cao, họ chủ động tìm các học bổng du học nước ngoài. Thế nhưng số lượng học sinh Nhật Bản đi du học lại giảm. Các nhà tuyển dụng nước ngoài có người nói họ muốn thuê những người mới tốt nghiệp từ các nước châu Á khác thay vì Nhật Bản vì sự thiếu nhiệt huyết này.”
“Giới trẻ Nhật thật sự cần một nguồn động lực mới.”
Theo kênh 14
Bi hài những kiểu làm bài nhóm của teen
Kiểu "trăm dâu đổ đầu tằm" và kiểu "cóc nhảy"
Bài tập nhóm, có nghĩa là cả nhóm cùng nhau làm, cùng phân công nhiệm vụ ra thành nhiều phần để làm. Thế nhưng có một thực tế quen thuộc trong cách làm bài tập nhóm của teen, đó là một người ôm đồm "tình nguyện" làm tất cả, hoặc bị các thành viên còn lại ỉ eo nhờ... gánh vác hộ tất. Cũng có trường hợp các thành viên thiếu trách nhiệm, rút cục chỉ một, hai người trong nhóm là phải "gánh" phần bài chung.
"Nhóm mình là hai bàn ngồi kế nhau. Chơi với nhau khá thân nên có bài tập gì cũng làm cùng nhau. Chỉ có điều, dường như lần nào mình cũng là người phải "lĩnh" nhiệm vụ cao cả là... "hoàn thiện" bài chung. Chữ "hoàn thiện" ở đây là một thân mình lo từ a đến z, các bạn ấy có động chân động tay cũng chỉ là đi in, hoặc... chiếu slide"- Thương, THPT Chu Văn An kể.
Sở dĩ Thương thường phải làm nhiều như vậy cũng vì cô bạn học giỏi trong lớp, lại năng nổ nhiệt tình. Nhưng dù nhiệt tình đến đâu, thì cái kiểu è lưng cõng trách nhiệm như vậy riết cũng làm Thương hoảng. Có ít nhiều cằn nhằn thì hội bạn- khá- thân lại phủ đầu: Mày học giỏi, mày làm nhóm trưởng quen rồi. Bọn tao động vào có khi điểm lại thấp, kết quả còn tệ hơn... blah, blah... Thế là cô bạn hiền lành, dù ấm ức, đành im lặng.
"Trăm dâu đổ đầu tằm", không ít teen đã đang và vẫn tiếp tục è lưng cõng trách nhiệm cho người khác khi làm bài tập nhóm.
Một kiểu làm bài tập nhóm khác, cực phổ biến trong các teen lười là kiểu làm bài "cóc nhảy". Có nghĩa là, khi thầy cô chia nhóm, cho bài thì họ cứ phởn phơ, nhởn nhơ không chịu làm. Nhưng khi hạn nộp bài, trình bày bài tới, những teen này mới bắt đầu lân la xin nhập nhóm với các bạn khác. Nhóm này đông người rồi thì vào nhóm kia, cả lớp chẳng lẽ không có ai đồng ý cho "nhờ"?? Nghiễm nhiên, teen kiểu này chẳng mất chút công sức nào mà vẫn được điểm, điểm có khi còn cao là đằng khác.
Bên cạnh hai kiểu làm bài nhóm "dị" nhưng khá phổ biến này còn những kiểu làm bài đối phó. Mượn người này một ít, người kia một tẹo để hoàn thiện bài của nhóm mình. Hoặc kiểu làm bài "nước đến chân mới nhảy", cả nhóm cũng... thiếu trách nhiệm nên kết quả chẳng đâu vào đâu. Tệ nữa là những nhóm bất đồng quan điểm, mỗi người một phách, bài tập nhóm chưa hoàn thành mâu thuẫn đã nổ ra... Làm bài nhóm kiểu này đã tạo nên dấu trừ to tướng cho một hình thức học tập, theo lí thuyết là rất sinh động, dễ chịu trong trường.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Và tai nạn
"Tai nạn" từ những kiểu làm bài tập nhóm trên xảy ra như cơm bữa.
Huy, một chuyên gia "cóc nhảy" khi phải làm bài tập nhóm đã có được bài học nhớ đời. Ấy là bài thực hành môn sinh của lớp. Như mọi lần, Huy cứ yên tâm chẳng lo nghĩ gì, sát ngày phải nộp mới đi năn nỉ xin vào đại một nhóm nào đó. Nhóm này không được thì nhóm kia. Nhóm kia không được thì nhóm nọ... Cũng có người tỏ thẳng thái độ không thích, có người ngài ngại, phân vân.... Nhưng rồi bạn bè thân tình, ok. Khổ nỗi, Huy không thể ngờ là đến phút cuối, có hơn hai người bạn "thân tình", đều đồng ý cho cậu ta vào nhóm mình. Khỏi nói, bài thực hành nhóm lấy điểm một tiết ấy, Huy lĩnh con 0 to tướng vì bị "lộ". Đã vậy, ba nhóm "bao che" cho Huy cũng bị phê bình, trừ điểm. Đến lúc này, lời xin lỗi cũng chẳng tích sự gì, và cả con không khó gỡ kia cũng đủ khiên Huy nhớ đời.
Còn nhóm của Thương, sau phần trình bày xuất sắc "được" cô giáo mang câu hỏi ra "trắc nghiệm" độ hợp tác giữa các thành viên. Thì ôi thôi, câu nào cũng chỉ có Thương là giải đáp được, những thành viên còn lại, không làm thì lấy đâu ra đáp án? Cô nghiêm khắc xử lý, điểm được chia 8 cho mỗi người, riêng Thương còn được cô "thương tình" chỉ trừ đi một điểm. Các thành viên méo mặt nhìn nhau, chẳng hiểu sau vụ đó, họ có rút ra bài học gì hay không.
Còn không ít những tai nạn như bài tập nhóm lên trình bày bị trùng lặp, các thành viên mâu thuẫn, kết quả để thê thảm. Bên cạnh những teen làm việc nghiêm túc, thì sự phổ biến của những kiểu làm bài tập nhóm "ất ơ" trên đang là nguy cơ tiềm ẩn khiến kết quả học tập của teen đi xuống. Và hơn thế, nó tác động đến cả tác phong của mỗi người.
Dù là bài tập gì trên lớp thì cũng cần đến thái độ nghiêm túc, cẩn thận và nhiệt tinh của teen mình. Làm bài tập nhóm mang đến cho bạn nhiều hơn kiến thức sách vở bình thường. Đó là tinh thần đoàn kết, cơ hội hiểu về cá tính của nhau. Làm bài tập nhóm để gần nhau, thân nhau hơn, học hỏi nhau nhiều hơn. Hãy làm bài tập nhóm một cách thực sự, làm nhiệt tình, hết mình để khám phá những điều tuyệt vời đó, teen nhé!
Theo kênh 14
"Mổ xẻ" nguyên nhân khiến bạo lực học đường tràn lan Theo TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phó trưởng Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TPHCM: "Điểm xuất phát của tình trạng bạo lực học đường ngày càng lan tràn như hiện nay là sự cô đơn bế tắc của trẻ. Cha mẹ chạy theo kinh tế, thầy cô chạy theo giờ hành chính, người lớn thiếu lòng yêu trẻ khiến các em...