Học sinh ngồi nhầm lớp: Lỗi tại ai?
Chuyện ngồi nhầm lớp cứ ngỡ như chỉ có ở xã Ia Kreng, nhưng thực ra nó lại là chuyện rất phổ biến với các học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chư Păh, Gia Lai mà lâu nay chưa ai phát hiện, hoặc chưa ai dám nói…
Học sinh lạ lẫm với tiếng Việt, phải học thêm Anh văn!
Với những học sinh (HS) người dân tộc J’rai và Bahnar trên địa bàn huyện Chư Păh nói chung và xã Ia Kreng nói riêng, vốn tiếng Việt của các em còn rất hạn chế, các em sinh ra đều được nói tiếng mẹ đẻ và khi đến trường mới bắt đầu làm quen với tiếng Việt. Mặt khác, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, lại ở vùng núi, nhiều nơi để tiếp xúc được với người Kinh là chuyện không dễ và việc học của các em còn nhiều hạn chế khi một buổi đi làm, một buổi đến trường. Đó là những nguyên nhân khiến việc ngồi nhầm lớp của các em phổ biến.
Học tiếng Việt đã khó nhưng các em học sinh nơi đây lại phải “gánh” thêm môn ngoại ngữ là tiếng Anh.
Theo giáo viên Đặng Ngọc Sự, chủ nhiệm lớp 5B, điểm trường làng Díp, sức học của các em HS rất yếu, khả năng tiếp thu bài chậm, ham chơi. 100% HS ở đây là người J’rai, các em HS mầm non và tiểu học ở những năm đầu tiên đều chưa biết tiếng Việt phổ thông. Đây chính là trở ngại lớn cho ngành giáo dục, gây khó khăn cho giáo viên khi truyền đạt kiến thức văn hóa cho HS.
Ngoài việc truyền dạy kiến thức, đạo đức cho HS, các giáo viên nơi đây còn phải có thêm nhiệm vụ đến từng nhà vận động HS đến lớp để duy trì sĩ số HS.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Huy – phó hiệu trưởng Trường THCS Ia Kreng cho biết: Do địa bàn xã Ia Kreng là xã xa và khó khăn nhất huyện Chư Păh nên trong năm học này, trường có 341 HS, trong đó có 228 HS tiểu học, 113 HS THCS, duy chỉ có 4 em là HS người Kinh. “HS ở 3 làng Díp Duch 1, Duch 2 của xã Ia Kreng tiếp thu bài học rất kém. Đây không phải lỗi của các em mà do vốn tiếng Việt quá ít, các em 1 buổi đi học, một buổi đi làm. Trong khi các em lại phải học chương trình giống như những HS ở thủ đô và trên cả nước, nên bài giảng của giáo viên các em không tiếp nhận được như các vùng khác”.
Điểm trường làng Díp khá khang trang nhưng ở đây có nhiều học sinh ngồi nhầm lớp.
Video đang HOT
Với HS nơi đây, do ít có điều kiện tiếp xúc với tiếng Việt, nên đây cũng như là một môn… ngoại ngữ với các em, nhiều em dù đã lên đến lớp 7 nhưng vẫn chưa biết đọc. Chính vì vậy, việc đưa môn Anh văn vào trong chương trình học của các em như là chuyện rất kì cục mà có thể nói là quá “lố”. Ở đây, chúng tôi chứng kiến rất nhiều em HS cấp 2 mà vẫn chưa biết đọc thông thạo tiếng Việt, chứ đừng nói đến các môn học khác như Toán, Lý, Hóa, Sử… và khi hỏi về tiếng Anh thì các em đều lắc đầu, ngay cả từ thông dụng là Hello các em cũng “bó tay” không biết nghĩa của nó là gì.
Khi PV Dân trí đề cập đến vấn đề đưa tiếng Anh vào giảng dạy với HS nơi đây, ông Đặng Quang Vinh – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Chư Păh đồng ý rằng thật quá “lố” khi đưa môn Anh văn chương trình THCS cho các em. Ông Vinh cũng thừa nhận, đây là môn học quá sức với các em HS nơi đây, quá sức của ngành giáo dục.
“Thực tế không thể phủ nhận được”
Bản thân ông Vinh đã phải thốt lên rằng “Chuyện ngồi nhầm lớp của các em HS ở Ia Kreng mà các em (các PV) vừa phát hiện được đó là một thực tế không thể phủ nhận được”.
Ông còn cho biết thêm, chuyện ngồi nhầm lớp không chỉ có riêng ở xã Ia Kreng mà còn phổ biến ở toàn huyện Chư Păh, mà không riêng gì ở huyện Chư Păh mà là ở các em HS dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Ông Vinh cho biết, với các HS nơi đây, khả năng tiếng Việt của các em rất hạn chế, các em hầu như chỉ được tiếp xúc với tiếng Việt ở trên lớp còn về nhà lại nói tiếng dân tộc mình, nên các em tiếp thu tiếng Việt rất chậm. Trong khi đó, các em lại phải học chương trình học chung của cả nước như HS ở thủ đô và các tỉnh, thành khác.
Các em học sinh ở Gia Lai rất cần một chương trình cải cách dành riêng cho học sinh dân tộc.
Ia Kreng lại là vùng khó, nên việc bố trí giáo viên từ trước đến nay đều dựa vào giáo viên làng, bám bản. Tuy rằng họ không được chuẩn về mặt kiến thức nhưng lại có vốn tiếng địa phương. Được mặt này thì mất mặt kia.
Với những đặc thù trên, khó khăn lớn của giáo viên nơi đây chính là giữa việc duy trì sĩ số và chất lượng giáo dục, và thứ phải chọn đầu tiên đó là duy trì sĩ số: “Nếu làm theo tiêu chuẩn đặt ra thì HS sẽ chán học, sẽ bỏ học vì phải ở lại lớp, HS đến trường là chúng tôi mừng rồi. Đây cũng chính là bài toán nan giải giữa phổ cập và chất lượng. HS Hà Nội, TPHCM học như thế nào thì HS Ia Kreng cũng phải học như vậy. Cái bất cập như vậy chúng tôi cũng phải chấp nhận”.
Và lỗi chính của việc ngồi nhầm lớp của HS nơi đây là trình độ dân trí của người dân còn kém, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Nhất là chương trình sách giáo khoa cho các em chưa phù hợp, và giáo viên cũng có lỗi trong này khi nhiều giáo viên trình độ vẫn còn hạn chế.
Theo ông Vinh, việc cần nhất cho nền giáo dục nơi đây đó là một chương trình cải cách riêng cho HS dân tộc thiểu số. Cần có một chương trình của người dân tộc riêng, một chương trình song ngữ cho HS lớp 1, 2, 3 để các em vừa học tiếng Việt vừa học tiếng dân tộc, rồi sau đó mới giảm dần tiếng dân tộc xuống, tăng tiếng Việt lên thì mới giải quyết được tận gốc tình trạng ngồi nhầm lớp.
“Cần phải cải tiến về nội dung chương trình, giảm tải thật nhiều hơn nữa, dạy những vấn đề gì cần thiết riêng của vùng dân tộc thôi. Ví dụ như trong chương trình sách giáo khoa mới của HS lớp 2, có bài khi nghe điện thoại là phải a lô, nhưng HS dân tộc mình đã nhìn thấy cái điện thoại bao giờ đâu mà cũng phải học như vậy”, ông Vinh bày tỏ.
Trước tình trạng trên, ông Vinh cũng không khỏi lo lắng: “ Chương trình tiếng Anh đến năm 2020 của Thủ tương phê duyệt, tỉnh Gia Lai cũng đã duyệt luôn, tức tiếng Anh phải học 10 năm, HS từ lớp 3 bậc tiểu học đã phải học rồi. Nhưng trong đề án này không nói gì đến HS dân tộc hết, nên HS dân tộc phải học ngoại ngữ là một cực hình đối với giáo viên khi phải chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt sang tiếng dân tộc”.
Thiên Thư
Theo Dân trí
Ông bà Tây "bén duyên" sinh viên Việt Nam
Năm 1999, vợ chồng ông David và bà Nancy từ Mỹ đến Việt Nam thăm một người bạn dạy học ở Thái Nguyên và từ đó đến nay họ đã "bén duyên" sinh viên Việt.
Bà Nancy (đội mũ) và bạn trẻ Việt Nam.
Trong chuyến đi đó, ông bà được gặp gỡ nhiều sinh viên Việt Nam, được các bạn dẫn đi tham quan hồ Núi Cốc về thăm làng quê. Được trải nghiệm cuộc sống trong ký túc xá, cây đàn sinh viên, lễ sinh nhật của người trẻ khiến ông bà lưu luyến mãi. Trở về Mỹ, bà Nancy nhận được thư của một sinh viên đề nghị trở lại Việt Nam dạy học tiếng Anh và họ đã trở lại.
Năm 2001, đôi vợ chồng người Mỹ này đến dạy học tại Đại học Thái Nguyên, Đại học Nông lâm. David cho biết ông trân trọng những bạn trẻ Việt Nam ham học. Một số bạn không được phép vào lớp của David đã đứng ngoài cửa sổ để học lén trong thời gian dài. Hình ảnh đó để lại ấn tượng sâu sắc và ông bà quyết làm điều gì đó cho giới trẻ Việt Nam.
Bà Nancy bày tỏ ngạc nhiên về các thiếu nữ Việt bởi họ có thể nấu nhiều món ăn rất ngon và lo lắng nhiều công việc gia đình, khác với các cô gái trẻ ở Mỹ.
Các bạn sinh viên thường mời ông bà đi ăn cơm bình dân và về quê, nhờ đó ông bà đã được đi đến nhiều miền quê như Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn... có thêm nhiều bạn bè Việt Nam.
Ông bà Nancy và David.
Năm 2003, David và Nancy trở về Mỹ vì cô con gái thứ hai vào đại học cần sự giúp đỡ của họ. Cả hai cô con gái của họ đều đã đến Việt Nam và cũng yêu quý đất nước này, luôn ủng hộ bố mẹ đến sống và làm việc ở đây. Năm 2006, cả hai lại vượt qua nửa vòng trái đất trở lại Việt Nam và để gắn bó hơn, hiểu hơn về đất nước này họ dành hẳn 1 năm để học tiếng Việt.
Năm 2007, David đến dạy tại Học viện Quan hệ quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao). Sau 5 năm đồng hành cùng sinh viên ngoại giao trẻ, David cho biết các bạn trẻ có trình độ tiếng Anh rất tốt, tự tin, chủ động hoà nhập.
"Tôi thật sự ấn tượng với các bạn trẻ. Họ rất tài năng, nhanh nhẹn và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Để theo kịp các bạn, tôi cũng phải tự đổi mới mình và trau dồi kiến thức. Tôi cũng đã học hỏi được nhiều từ sinh viên. Các bạn tự thành lập CLB tiếng Anh, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về các nước, tham gia tranh luận tại diễn đàn quốc tế. Sinh viên Việt Nam ngày nay đang thực sự hoà mình cùng thế giới, tạo lập được nhiều cơ hội để khẳng định bản thân", ông David nói.
Bà Nancy chia sẻ trước đây khi sang Malaysia, Thái Lan bà luôn thấy buồn cho bạn trẻ Việt Nam vì họ không có nhiều cơ hội như ở một số nước láng giềng. Còn hiện nay, theo bà Nancy, bạn trẻ Việt Nam còn có cơ hội nhiều hơn. "Năm 2003, chỉ có một sinh viên của tôi có điện thoại di động, còn nay các bạn có iPhone, iPad và nhiều thứ khác", bà Nancy nói.
Tháng 5 tới, Nancy và David sẽ trở về Mỹ vì lý do sức khỏe. "Rời Việt Nam với chúng tôi thật khó khăn. Chúng tôi sẽ nhớ các bạn sinh viên, nhớ những con người thân thiện. Chúng tôi luôn mong muốn Việt Nam sẽ ngày càng phát triển để khi về Mỹ có thể tự hào khoe về một đất nước mình từng gắn bó suốt 8 năm. Chúng tôi sẽ vẫn trở lại khi có cơ hội...", ông bà tâm sự.
Theo Huyền Trang
Tiền Phong
Cường độ cao bí quyết để học tiếng Anh giỏi Bạ thc tiếng Anh rất rất nhanh không? Có th tạo sự tiến b lớn chỉ trong 2 hoặc 3 tháng không? Câu trả l có. Nhng tất nhiên, tạo sự tiến b lớn òi hỏng và nỗ lực lớn. Language Link Việt Nam: 80A Láng Hạ - Tel: 04 3776 3388 24 Đại C Việt - Tel: 04 3974 4999 PV Theo...