Học sinh nghiên cứu về hành vi “đổ lỗi cho nạn nhân”
Sân chơi bổ ích, kích thích sự sáng tạo, sở thích nghiên cứu khoa học của học sinh.
Vòng chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh (HS) trung học năm học 2020-2021 đã diễn ra vào sáng 16-1, do Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5.
Robot tự động thu gom rác nổi
Đề tài nghiên cứu “River saver: Robot hỗ trợ thu gom rác nổi nhỏ và vừa trên sông hồ” của hai nam sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong gây ấn tượng đối với khách tham quan tại cuộc thi.
Hiện nay rác trên sông hồ rất nhiều. Để thu gom rác, công nhân phải đi xuồng, dùng lưới để vớt, vừa nguy hiểm vừa tốn nhân lực.
“Vì thế, câu hỏi đặt ra cho chúng em là làm sao có thể dọn rác cùng lúc trên nhiều sông, làm cách nào tạo ra một thiết bị có thể nhận diện và thu gom rác tự động. Và đặc biệt làm cách nào để lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường thông qua sản phẩm xanh.
Mất hơn tám tháng lên ý tưởng, mày mò nghiên cứu, thử nghiệm, chúng em đã thiết kế nên một robot có tính năng tự động nhận diện và thu gom rác. Điều đáng nói là robot này được làm hoàn toàn bằng các vật liệu tái chế. Robot được cấu tạo gồm nhiều bộ phận, trong đó có cánh quạt lùa, phần mềm, vi điều khiển, phao lưới…” – Minh Hoàng, HS lớp 11, bộc bạch.
Hồng Sơn, HS lớp 12, thành viên của nhóm, chia sẻ hiện đã có nhiều đề tài nghiên cứu sản phẩm về thu gom rác trên sông. Tuy nhiên, điểm khác biệt của sản phẩm này là cánh cửa thu gom rác.
“Một số sản phẩm trước đó cánh cửa thường nằm hai bên, mở ra mở vào nên sẽ xảy ra trường hợp hai cửa khép lại cùng lúc gây vướng rác. Để khắc phục tình trạng trên, chúng em sử dụng cửa lùa bằng những cánh quạt lùa theo dòng. Lợi dụng dòng chảy của nước khi robot di chuyển, cánh quạt sẽ quay và đẩy rác vào. Trên robot sẽ có một chiếc điện thoại có cài đặt phần mềm nhận diện rác. Hiện robot đã được thử nghiệm tại hồ bơi Lam Sơn và cho kết quả khả quan. Robot đã có thể chạy trên nước và nhận diện được rác phía trước, khi đến gần cửa lùa robot sẽ thu rác vào. Rác sẽ được đưa vào lồng chứa. Nếu được đi tiếp, sản phẩm sẽ được bổ sung thêm vài tính năng để hoàn thiện hơn” – Hồng Sơn cho biết.
Hai nam sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5 bên sản phẩm của mình. Ảnh: NQ
863 là số đề tài đăng ký dự thi chung kết cấp TP, trong đó 395 đề tài THCS, 485 đề tài THPT, bốn đề tài của các đơn vị trung tâm giáo dục hướng nghiệp – trung tâm giáo dục thường xuyên. Tổng số HS dự thi là hơn 1.569.
50 đề tài xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung kết cấp TP.
Nhiều học sinh từng là nạn nhân
Video đang HOT
Bên cạnh lĩnh vực ứng dụng, khoa học xã hội hành vi cũng thu hút nhiều đề tài nghiên cứu phản ánh những thực trạng mà HS phổ thông đang gặp phải.
Hai nữ sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng hành vi Victim – blaming (đổ lỗi cho nạn nhân) trong trường THPT”.
Nguyễn Huỳnh Yến Nhi, HS lớp 11 chuyên toán, cho biết hành vi Victim – blaming gây nhiều tác hại, kể cả trong môi trường học đường.
Hiện nay nhiều người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đánh giá, phán xét, đổ lỗi cho người khác gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, qua đề tài, các em hy vọng sẽ nâng cao hiểu biết, nhận thức về hành vi này.
Để thực hiện đề tài, Ngô Diễm Quỳnh, thành viên của nhóm, cho hay đã thực hiện khảo sát online 300 phiếu và khảo sát giấy 177 phiếu về mức độ hiểu biết, nhận thức về hành vi này trong HS.
Khảo sát cho thấy HS có sự hiểu biết nhất định về hành vi này nhưng mức độ chưa cao. Lý do là HS chưa hiểu cặn kẽ bản chất của hành vi đổ lỗi cho nạn nhân, từ đó vô thức thực hiện. Thứ hai, có thể nói tâm lý của HS nhìn nhận vấn đề chủ quan, không kỹ càng, không nghĩ đến hậu quả về sau. Nhiều khi đánh giá theo số đông.
Về mức độ xảy ra hành vi Victim – blaming trong trường có đến 82,3% HS đánh giá mức độ xảy ra hành vi này rất cao, trong đó có 74,3% HS đã từng chứng kiến hành vi trên. Cụ thể là nạn nhân bị hack tài khoản dẫn đến phát tán các điều bí mật (50,7%); nạn nhân bị ức hiếp, bắt nạt và bị chỉ trích (14,3%); nạn nhân bị xâm hại do ăn mặc phóng khoáng (11%); nạn nhân bị tung ảnh cá nhân (6,3%), yếu tố khác (3,7%).
Theo Diễm Quỳnh, đa số HS từng chứng kiến hành vi này trên mạng xã hội, cụ thể là nạn nhân bị công khai các bí mật cá nhân từ tài khoản mạng xã hội. Thay vì chú ý kẻ xấu, chúng ta lại chú ý nội dung cá nhân được công khai và tham gia chỉ trích vì những điều riêng tư của họ bị phơi bày.
Điều đáng nói là qua khảo sát có đến 20,7% HS từng là nạn nhân của Victim – blaming. “Hiện nay hành vi này ngày càng phổ biến. Vì thế, chúng em nghĩ cần phải tuyên truyền trong cộng đồng để nâng cao nhận thức. Tuyên truyền có rất nhiều cách như tổ chức các buổi ngoại khóa, chuyên đề, thêm những tiết học sinh hoạt kỹ năng sống, mời những người đã từng là nạn nhân của hành vi này đến trường nói chuyện, hướng dẫn cách phòng tránh. Khi HS có được nhận thức về hành vi này thì chính họ sẽ đưa kiến thức của mình chia sẻ với cộng đồng, nhờ vậy sẽ giảm thiểu được hành vi trên” – Yến Nhi nhấn mạnh.
Giải pháp cho “Hội chứng ngày thứ Hai”
Đề tài thực trạng “Monday blues” (“Hội chứng ngày thứ Hai”) ở HS THPT của hai HS Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1 cũng khiến nhiều người chú ý. Nhóm đã khảo sát trên 500 HS để nghiên cứu.
Cụ thể về vấn đề thể lực, 21,72% cho rằng thể lực kém hơn nhiều so với các ngày trong tuần. Về tinh thần, có đến 44,53% HS tự nhận xét kém hơn rất nhiều. “”Hội chứng ngày thứ Hai” khiến HS uể oải, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt. Do đó, nhóm đề xuất thay thế các buổi chuyên đề dưới cờ bằng các hoạt động vui tươi tạo tâm lý thoải mái…” – Huỳnh Hồng Ngọc, một thành viên nghiên cứu, chia sẻ.
Muốn làm lãnh đạo có cần học giỏi Toán?
Đây là câu hỏi thú vị của một học sinh dành cho GS Ngô Bảo Châu trong khuôn khổ Ngày hội Toán học Mở năm 2021.
Sáng 17/1, Ngày hội Toán học Mở 2021 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp Sở GD&ĐT TP.HCM và ĐH Văn Lang (TP.HCM) tổ chức, đã diễn ra tại ĐH văn Lang với chủ đề "Toán học làm cho thế giới tốt đẹp hơn".
GS Ngô Bảo Châu giao lưu trực tuyến với học sinh, sinh viên trong ngày hội Toán học Mở. Ảnh: M.N.
Toán học có khác biệt đặc thù
GS Ngô Bảo Châu, với tư cách là giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, cũng tham gia ngày hội bằng kết nối trực tuyến. Mở đầu, nhiều học sinh giao lưu trực tuyến với GS Ngô Bảo Châu (từ Mỹ) về việc học và dạy Toán hiện nay.
Bạn Nguyễn Đình Quốc Bảo, lớp 10 chuyên toán, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), hỏi GS Ngô Bảo Châu việc học giỏi Toán có gì khác các môn khác.
Theo GS Châu, xét về mặt kỷ luật học tập, việc học Toán cơ bản không có gì khác so với các môn khác nhưng có một số đặc thù. Trong đa số môn xã hội hay khoa học tự nhiên, trước một vấn đề, bước đầu tiên là miêu tả sự việc, tiếp theo là tư duy trên cơ sở những số liệu mô tả đó. Trong khi các môn khoa học khác chỉ dừng lại mở mức độ suy diễn hợp lý, Toán học phân biệt rõ ràng giữa suy diễn hợp lý và suy diễn đúng.
"Trong Toán học, chỉ hoàn toàn đúng, chính xác mới được công nhận, còn trong các môn khoa học khác, chân lý có thể chấp nhận ở mức độ hợp lý và tương đối đúng", GS Châu giải thích.
Giáo sư cho rằng chính sự đòi hỏi như vậy cũng là khó khăn của người học Toán. Khi gặp vấn đề trong cuộc sống, họ luôn muốn suy diễn một cách chính xác nhưng thực tế cuộc sống không như Toán học. Có những vấn đề, chúng ta phải chấp nhận những suy luận hợp lý, gần đúng.
"Ở khía cạnh ngược lại, tôi nghĩ đó cũng là điểm mạnh của người giỏi Toán. Họ phân biệt được đâu là suy luận hợp lý và đâu là suy luận chính xác. Họ tỉnh táo hơn", ông đánh giá.
Học sinh đặt câu hỏi về việc học Toán cho GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: M.N.
Bạn Hoàng Yến, trường Quốc tế Nam Mỹ, thắc mắc cuộc sống đang dần bị chi phối bởi công nghệ số, kiến thức Toán học nào cần thiết cho học sinh để thích ứng với yêu cầu hiện nay.
GS Châu thừa nhận công nghệ số đang tác động ngày càng lớn đến đời sống con người và Toán học đóng vai trò chủ chốt trong phát triển công nghệ số. Ngành khoa học có liên quan trực tiếp nhất đến công nghệ số là thống kê và xác suất. Đó là nền tảng cơ bản trong công nghệ, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, nhiều ngành khoa học khác đã và sẽ cần cho công nghệ số như khoa học thuật toán.
"Trong cuộc sống công nghệ số, tôi nghĩ việc an toàn thông tin là việc tối quan trọng nên khoa học về an toàn thông tin, khoa học mật mã cũng rất cần thiết. Khoa học mật mã cũng dựa trên cơ sở Toán học. Đó là những điều cơ bản, còn trong tương lai rất khó dự đoán điều gì, kiến thức nào là cái mà chúng ta cần nhất, nhưng chắc chắn Toán học sẽ phát triển để đáp ứng yêu cầu trong cuộc sống số đưa ra", GS Châu nêu quan điểm.
Các bạn học sinh hứng thú với trò chơi về Toán học. Ảnh: M.N.
Giỏi Toán có thể làm lãnh đạo?
Trong phần giao lưu với GS Ngô Bảo Châu, bạn Huỳnh Thị Thanh Thảo, học sinh trường THPT Phú Lâm (TP.HCM) khiến hội trường bất ngờ, xôn xao với câu hỏi nếu muốn làm lãnh đạo hoặc trở thành người thành công, học sinh có cần học giỏi Toán không.
GS Châu cho biết trong thời gian 10 năm qua, ông nhiều lần về Việt Nam công tác, được gặp gỡ nhiều lãnh đạo Nhà nước và các doanh nghiệp. Giáo sư cũng bất ngờ khi được biết có những lãnh đạo cao cấp xuất thân là học sinh chuyên Toán, giỏi Toán.
Giỏi Toán có thể trở thành lãnh đạo nhưng họ không chỉ giỏi Toán mà cần có những yếu tố khác nữa.
Ông cho biết ở Việt Nam có rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp là người giỏi Toán. Tư duy Toán học giúp họ phần nào đó trong công việc. Đặc biệt, người giỏi Toán có tư duy, suy luận phân tích, đánh giá thông tin giúp họ có những quyết định đầu tư chính xác.
TP.HCM: Đã tìm ra quán quân hội thi "Thầy trò cùng leo núi" Ngày 16/1, tại nhà thi đấu Rạch Miễu (quận Phú Nhuận, TPHCM) đã diễn ra chung kết hội thi "Thầy trò cùng leo núi" năm 2020. Trường THPT Marie Curie (Quận 3) giành giải Nhất tại hội thi Thầy trò cùng leo núi 2020. Sân chơi "Thầy trò cùng leo núi" năm 2020 là hoạt động do Thanh Đoan TP.HCM tô chưc và...