Học sinh nghỉ hè 3 tháng: Vì sao tôi ủng hộ?
Nghỉ hè 3 tháng: con rất thích – mẹ rất lo. Nhưng đứng về phía người học, cá nhân tôi ủng hộ phương án nghỉ hè 3 tháng vì những ưu điểm không thể phủ nhận dưới đây.
Xin giới thiệu ý kiến của PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) về chủ trương của Bộ GD&ĐT khi yêu cầu: Từ năm học 2020-2021, tất cả các trường không được tập trung trước ngày 1/9 và học sinh được nghỉ trọn 3 tháng hè:
Giúp các con “sạc lại năng lượng”
Kỳ nghỉ hè dài để con sạc lại năng lượng cho năm học mới bởi với hầu hết các học sinh, năm học đã diễn ra quá vất vả, bận rộn nên đã tổn hao rất nhiều năng lượng tinh thần. Việc nghỉ hè giúp các em thư giãn hệ thần kinh.
Nghỉ hè dài ở nước ta giúp các con tránh thời tiết nắng nóng cực đoan. Có thể giúp con có điều kiện ra ngoài vận động để khỏe hơn về thể chất.
Nhiều gia đình chỉ dịp hè mới có lịch luyện tập thể dục thể thao cố định cho con nhằm cải thiện sức khỏe.
Trên thực tế trong năm học, khoảng cách gia đình đang bị kéo giãn. Cha mẹ cũng quá bận rộn và thường chỉ chú ý đến con khi con mắc sai lầm hay được điểm kém.
Kỳ nghỉ hè dài để con sạc lại năng lượng cho năm học mới bởi với hầu hết các học sinh, năm học đã diễn ra quá vất vả (ảnh minh họa)
Thời gian nghỉ hè dài sẽ tạo cơ hội cho các thành viên gần nhau về mặt cảm xúc, tương tác chất lượng hơn, cha mẹ chú ý nhiều hơn đến những điểm mạnh của trẻ
Kỳ nghỉ hè dài còn có thể cho phép những học sinh lớn tham gia một số công việc bên ngoài để kiếm tiền, qua đó rèn luyện tinh thần yêu lao động, tự chịu trách nhiệm với bản thân và giúp đỡ người khác.
Kỳ nghỉ hè dài cũng giúp các giáo viên cũng được nghỉ ngơi, tránh sự kiệt sức về tinh thần, hồi phục lại sau 9 tháng làm việc vất vả.
Đây cũng là cơ hội để các thầy cô cập nhật, củng cố kiến thức thật tốt để chuẩn bị cho năm học mới.
Video đang HOT
Trẻ cần kiến thức “sống”
Bên cạnh những ưu điểm, nghỉ hè dài cũng có những hạn chế nhưng không phải không thể khắc phục.
Nhiều cha mẹ tin rằng nghỉ hè quá dài khiến cho học sinh quên kiến thức. Thực tế chưa có bằng chứng nghiên cứu nào khẳng định điều này.
Người ta chỉ thấy thời gian nghỉ dài hơn khiến việc quay trở lại với thời gian biểu học kỳ khó khăn hơn.
Nghỉ hè các em không còn phải dậy sớm mỗi ngày, không cần đi ngủ đúng giờ, không còn duy trì thời gian đọc sách ôn lại bài nên gặp những khó khăn đáng kể khi trở lại lịch trình này sau một thời gian chùng xuống khá dài.
Biện pháp khắc phục: Trước thời gian quay trở lại trường, cha mẹ cần giúp con điều chỉnh lại lịch sinh hoạt để dần thích nghi với lịch trình năm học.
Những hoạt động như cùng chuẩn bị sách vở, trao đổi về mục tiêu và lên kế hoạch cho năm học mới rất phù hợp cho việc khởi động.
Tôi cho rằng, những kiến thức cha mẹ sợ con quên cũng không quá quan trọng với thành công của đứa trẻ.
Những kiến thức “chết” phải ghi nhớ “vẹt” mới dễ quên nhưng có thể nhanh chóng tìm thấy trên mạng internet.
Để thành công, con cần những kiến thức “sống” được chuyển hóa vào tình huống thực tiễn nhằm rút ra quy luật, giải pháp.
Nếu những năng lực này đã hình thành, các con không thể quên dẫu sau 3 tháng hè. Điều này giống việc một người đã biết đi xe đạp thì sẽ khó quên cách đi.
Tuy nhiên, quan trọng là bố mẹ và nhà trường phải tạo ra các cơ hội trải nghiệm như thế nào, giúp cho học sinh có thể vận dụng những kiến thức mới học trong năm học vào giải quyết những tình huống thực tiễn trong thời gian hè.
Bên cạnh đó, một kỹ năng rất quan trọng của trẻ là năng lực tư duy phản biện sáng tạo để hình thành thì trẻ cần có những khoảng thời gian hoàn toàn “không làm gì cả” để thực sự tự do suy nghĩ theo cách của mình. Đó chính là không gian để các ý tưởng sáng tạo nảy sinh.
Để thành công, con cần những kiến thức “sống” được chuyển hóa vào trong những tình huống thực tiễn.
Nghỉ hè: Không có nghĩa dừng hoạt động giáo dục
Cũng có cha mẹ phàn nàn, con ở nhà lâu quá trong khi bố mẹ đi làm thì không ai trông.
Các con có thể trở nên nghiện video game hoặc nghĩ ra những trò không phù hợp. Điều này có thể có một phần đúng nhưng cũng phản ánh một tâm lý ích kỷ của cha mẹ.
Những cha mẹ với suy nghĩ này đang muốn “khoán trắng cho nhà trường” từ trách nhiệm trông nom, chăm sóc đến giáo dục dạy dỗ trẻ.
Để thời gian nghỉ hè của trẻ không nhàm chán mà trở nên thú vị, hữu ích, cần có sự tham gia rất chủ động của gia đình và cha mẹ.
Nghỉ hè không có nghĩa là dừng lại mọi hoạt động giáo dục. Nếu cha mẹ làm cho trẻ háo hức và bận rộn với những hoạt động sở thích, sống độc lập và có trách nhiệm, các em cũng sẽ chẳng có thời gian nghiện game.
Tuy nhiên, cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống một cách thông thái, hữu ích.
Tóm lại, cá nhân tôi ủng hộ việc nghỉ hè 3 tháng nhưng cũng khuyến nghị nhà trường sẽ xây dựng và tư vấn cho phụ huynh các hoạt động phù hợp để giáo dục giá trị sống kỹ năng sống cho con trong thời gian hè.
Tôi cũng cho rằng cần chuẩn hóa và quản lý các cơ sở, trung tâm cung cấp các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống hay STEM để đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất lượng, chương trình và giảng viên đáp ứng tiêu chuẩn khoa học.
Tôi cũng ủng hộ việc không dạy thêm, dạy trước chương trình nhưng cần phải có một số ngoại lệ.
Ví dụ, học kỳ hè vẫn nên được tổ chức để hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, những học sinh có hoàn cảnh khách quan như bị ốm hoặc tai nạn phải nằm viện dài ngày, những học sinh mắc chứng rối loạn học tập…
Việc tổ chức các lớp học hè cho đối tượng này giúp thu hẹp khoảng cách kiến thức giữa học sinh, để đến năm học mới, mọi học sinh có năng lực như nhau, góp phần thực hiện quyền bình đẳng về cơ hội giữa các học sinh, không để em nào bị tụt lại phía sau.
Học sinh Hà Nội nghỉ hè từ ngày 15/7
Thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 của học sinh tất cả cấp học, ngành học trên địa bàn TP.Hà Nội là ngày 14/7. Như vậy, học sinh Hà Nội sẽ bắt đầu nghỉ hè từ ngày 15/7.
Học sinh Hà Nội bắt đầu nghỉ hè từ ngày 15/7. Ảnh minh họa
Thông tin từ sở GD&ĐT Hà Nội ngày 19/6, cho hay, các trường trên địa bàn đang triển khai hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, để hoàn thành đúng tiến độ chương trình theo kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 do UBND TP.Hà Nội ban hành.
Cụ thể, học sinh các cấp từ mầm non đến THPT và học viên GDTX kết thúc học kỳ 2 vào ngày 10/7. Năm học 2019-2020 kết thúc vào ngày 14/7.
Như vậy, học sinh của các trường học trên địa bàn Hà Nội sẽ bắt đầu nghỉ hè từ ngày 15/7/2020.
Cũng theo quyết định của UBND TP.Hà Nội, việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 31/7. Các trường hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 THPT trước ngày 15/8.
Thời gian qua, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, học sinh nghỉ học thời gian dài, dẫn đến thời gian nghỉ hè ngắn hơn các năm trước.
Theo quy định từ bộ GD&ĐT, các trường hoàn thành năm học chậm nhất ngày 15/7. Tuy nhiên, những trường hoàn thành sớm có thể cho học sinh nghỉ trước.
Hai trường ở Hà Nội bắt đầu nghỉ hè từ đầu tháng 6, gồm THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (bế giảng ngày 5/6), THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (kết thúc năm học hôm 6/6).
Trước đó, ngày 14/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Quyết định số 1520/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều 1 Quyết định số 3951/QĐ-UBND ngày 23/7/2019 ban hành kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2019-2020 trên địa bàn TP.Hà Nội.
Học sinh tất cả cấp học, ngành học gồm: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên sẽ kết thúc học kỳ II năm học 2019-2020 vào ngày 10/7/2020. Thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 của học sinh tất cả cấp học, ngành học trên địa bàn TP. là vào ngày 14/7/2020.
TS Lê Thống Nhất nói gì về đề xuất chia nhỏ nghỉ hè của Chủ tịch Hà Nội? Theo nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên thay vì cho học sinh nghỉ 3 tháng hè như hiện nay, phương án học 2 kỳ với nhiều lần nghỉ trong năm khi chưa có một nghiên cứu giáo dục đoàng hoàng thì không thể trả lời là áp dụng được hay không. Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 hồi...