Học sinh nghèo miền núi và câu chuyện sách giáo khoa năm học mới
Đăng ký mua sách nhưng không có tiền trả một lúc mà phải chia thành nhiều lần… Để sách giáo khoa (SGK) đến được với học sinh nghèo miền núi là cả vấn đề, nhất là khi SGK tăng giá.
Mặc dù cô giáo Hà Thị Cúc đã thông báo có sách giáo khoa hơn một tuần nhưng học sinh nghèo của lớp vẫn chưa đến lấy sách.
“Cô cho gia đình trả dần tiền SGK…”
Chuẩn bị cho năm học mới 2022 – 2023, cách đây hơn một tuần, cô giáo Hà Thị Cúc, chủ nhiệm lớp 3B Trường Tiểu học Đồng Lương (Lang Chánh) đã thông báo đến từng phụ huynh tới trường nhận SGK và vở bài tập cho con nhưng từ đó đến ngày 23-8 cũng mới chỉ có 15/26 phụ huynh đến nhận sách. “Số chưa nhận sách là những học sinh nghèo. Tôi đã gọi điện và trực tiếp đến nhà những học sinh này nhưng phần lớn trả lời, gia đình chưa đủ tiền mua sách cho con”, cô giáo Hà Thị Cúc cho biết.
Với cô giáo Bùi Thị Nghị, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A, Trường TH&THCS Cẩm Liên (Cẩm Thủy), người đã có hơn 20 năm gắn bó với ngôi trường này thì mỗi năm học mới là câu chuyện cảm động về SGK. Cô giáo Nghị nhớ lại: “Với học sinh nghèo để có được bộ SGK không dễ, nhất là khi SGK tăng giá. Tôi nhớ câu nói quen thuộc mà trong đó chứa sự gửi gắm của phụ huynh, rằng: Cô ơi! Cô cứ đăng ký hộ gia đình, đến cuối năm xin gửi tiền cô hoặc cô cho gia đình trả dần tiền SGK…”.
Video đang HOT
Chuyện tưởng như khó tin nhưng vẫn đang diễn ra ở những gia đình nghèo miền núi. Và càng cảm động hơn về những nhân vật mà chúng tôi gặp, khi được chứng kiến và được nghe họ bộc bạch câu chuyện gia cảnh…
Học sinh nào cũng phải có SGK để học
Chồng mất, nhiều năm qua chị Hà Thị Yến, 37 tuổi ở thôn Cui, xã Đồng Lương (Lang Chánh) một mình nuôi 2 con. Năm học này, các con chị, một cháu vào lớp 3 còn một cháu lên lớp 10. Khi chồng còn sống, gia đình chị thuộc hộ cận nghèo. Chồng mất, gia đình xuống hộ nghèo. 3 mẹ con có 1 sào ruộng. Sinh hoạt hàng ngày nhờ vào trồng rau, trồng lúa. Đến ngày mùa, chị đi cấy thuê. Nói về mua SGK cho con, chị ngập ngừng: “Cô giáo chủ nhiệm của cháu học lớp 3 vào nhà, bảo ra nhận sách cho con nhưng em chưa có tiền, cũng đang cố gắng xoay xở vì những hơn 500 nghìn. Năm ngoái, cũng gần đến năm học mới của con thì em bị ốm, bà ngoại ra lấy SKG nhưng định khất lại tiền với nhà trường thì phụ huynh và cô giáo đã góp ủng hộ mua sách cho con em”.
Bà Quách Thị Hà cùng cháu nội nhận cắt chỉ quần áo cho công ty may để kiếm thêm thu nhập.
Đối với Phạm Thị Ngân, học sinh lớp 7A, Trường TH&THCS Cẩm Liên (Cẩm Thủy) có hoàn cảnh cũng đặc biệt. Bố mẹ bỏ nhau khi Ngân mới 2 tuổi. Kể từ đó, không ai có trách nhiệm nuôi em và giao phó toàn bộ cho ông bà nội. Bà Quách Thị Hà, bà nội của em năm nay 53 tuổi, là người khuyết tật. Ông nội bị thoát vị đĩa đệm. Mấy năm qua, bà Hà nhận cắt chỉ quần áo cho một công ty may gần nhà. Mấy tháng hè có cháu nội phụ giúp, hai bà cháu làm được 40-50 nghìn/ngày. Dù ngày khai giảng đã cận kề, nhưng lúc này bà vẫn chưa mua được SGK cho cháu. “Năm ngoái, tôi cũng mua nợ SGK cho cháu rồi trả dần. Năm nay, chắc cũng vậy, cô giáo cũng có nhắn cứ ra lấy sách, lúc nào có tiền gửi nhà trường cũng được. Tôi và ông ấy bệnh tật nhiều quá, gia đình cứ nghèo mãi thôi”.
Không chỉ là SGK tăng hay không tăng giá mà với học sinh nghèo nói chung, học sinh nghèo ở miền núi nói riêng luôn là câu chuyện khó. Năm nay, SGK chương trình mới tăng gấp 2-3 lần SGK hiện hành thì càng thêm gánh nặng với học sinh nghèo. Theo thầy giáo Trần Hùng, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Cẩm Liên thì nhà trường có 1/3 học sinh nghèo, cận nghèo. Nhiều em không có điều kiện mua đầy đủ SGK để học tập. Do đó, ngoài việc kêu gọi học sinh quyên góp sách cũ để xây dựng thư viện dùng chung, nhà trường cũng kêu gọi các nhà hảo tâm, các trường trong và ngoài huyện có điều kiện để giúp đỡ học sinh về các loại sách đã qua sử dụng. Ông cho biết: “Đầu năm học, nhà trường cũng dựa trên số lượng học sinh các khối để đăng ký sách với phòng giáo dục, với mục tiêu là học sinh có SGK ngay từ khi khai giảng năm học mới và thu kinh phí dần trong cả năm học đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Thầy giáo Đỗ Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Lương cũng cho rằng: “Quan điểm của nhà trường, tất cả học sinh phải có sách để học, học sinh nghèo càng phải được quan tâm, không để bất cứ học sinh nào thiếu sách khi vào năm học mới. Chưa có tiền trả thì trả sau, trả dần…”.
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Bằng mọi cách đảm bảo đời sống cho giáo viên
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên lưu ý, phải bằng mọi cách đảm bảo được đời sống của giáo viên bởi họ đã cống hiến hết mình cho ngành giáo dục của thành phố.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022- 2023 do Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức ngày 25/8, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên lưu ý, phải bằng mọi cách đảm bảo được đời sống của giáo viên bởi họ đã cống hiến hết mình cho ngành giáo dục của thành phố.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chia sẻ tại hội nghị
"Nếu để tình trạng giáo viên gặp khó, phải bươn chải cho đời sống thì không thể yên tâm giảng dạy", ông Nên nói và cho rằng, cần tạo một môi trường học tập tốt để học sinh cảm nhận được mỗi ngày các cháu đi học là một ngày vui, thấy ý nghĩa của việc đến trường.
Người đứng đầu Thành phố cũng nhắc nhở đến toàn ngành giáo dục về tính trung thực của việc học và cố gắng thay đổi, trau dồi mình mỗi ngày để có phương pháp dạy học phù hợp hơn.
"Phải chịu khó lắng nghe thì sẽ thấy các cháu nghĩ gì. Phải nghĩ tới con đường đổi mới, bắt đầu từ cái gì, theo hướng nào để thực hiện tính trung thực", ông Nên nói và nhấn mạnh đến việc nói thật, làm thật, chấm điểm thật, phải làm sao để gạn được những giả dối, chọn cái trung thực.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TPHCM, năm học 2021- 2022, ngành giáo dục TP gặp vô vàn khó khăn nhưng cả ngành giáo dục đã nỗ lực quyết tâm rất cao để vượt qua những thách thức lớn, thực hiện nhiệm vụ kép của ngành. Đó là vừa đảm bảo an toàn chống dịch, vừa hoàn thành kết quả năm học với chất lượng cao.
Ở học kì 1 của năm học 2021- 2022, học sinh không thể đến trường trong khi TP thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nhưng không dừng học. Đây là thử thách mới chưa từng có nhưng ngành giáo dục TP.HCM đã nhanh chóng chủ động thích ứng, triển khai đồng bộ, hiệu quả những giải pháp, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, cả ngành giáo dục đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, giữ được thành tích trong kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, đặc biệt là trong kì thi Olympic quốc tế 2022.
Gần 40% học sinh TPHCM đạt học lực giỏi
Sở GD&ĐT TPHCM vừa công bố kết quả thống kê về kết quả học tập của học sinh THPT năm học 2021-2022, số liệu cập nhập đến ngày 23/7.
Theo đó, trong tổng hơn 180.000 học sinh THPT của TP HCM năm học 2021-2022, có gần 68.000 em đạt học lực giỏi (chiếm gần 38%), trong đó khối 12 chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn 45%.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục khảo sát về phòng, chống đuối nước tại An Giang Tiếp tục chương trình làm việc tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ngày 25.8, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Văn Hạ làm Trưởng đoàn đã khảo sát và làm việc với UBND tỉnh An Giang về chuyên đề giám sát 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng,...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bên trong ngôi làng ẩm ướt nhất hành tinh
Du lịch
09:43:39 14/04/2025
Ngoại trưởng Anh lên tiếng trước cuộc không kích đẫm máu của Israel vào Gaza
Thế giới
09:33:11 14/04/2025
Ái nữ sao Việt gây sốt MXH vì nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, mới 12 tuổi đã đẹp hết phần ba mẹ
Hậu trường phim
09:23:01 14/04/2025
Cái chết bi kịch của tượng đài âm nhạc Hàn Quốc: 50 phút im lặng cực khó hiểu, lời khai mập mờ của vợ cùng nghi vấn quanh khối tài sản 260 tỷ đồng
Sao châu á
09:19:12 14/04/2025
HOT: Sao nữ Vbiz ở ẩn bấy lâu bất ngờ thông báo mang thai
Sao việt
09:17:00 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: An buột miệng thổ lộ tình cảm với Nguyên
Phim việt
09:09:06 14/04/2025
Lý Hải say mê tập luyện cùng ban nhạc 'Cuộc hẹn cuối tuần'
Tv show
09:06:25 14/04/2025
Đây là chị đẹp cứ lên màn LED là khán giả hú hét: Xinh xuất sắc, tính "mát mát", giọng hát "dát vàng lỗ tai"
Nhạc việt
08:42:12 14/04/2025
Chân dung nam sinh trường huyện vừa mang cầu truyền hình Olympia về cho Tiền Giang sau 11 năm
Netizen
08:06:09 14/04/2025
Bắt game thủ chờ đợi quá lâu, siêu phẩm bóng đá Inazuma Eleven bất ngờ "quay xe", mang tới nỗi thất vọng lớn
Mọt game
08:03:57 14/04/2025