Học sinh nghèo học trực tuyến ra sao?
Dạy và học trực tuyến đang dần trở nên phổ biến tại các trường học trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tuy nhiên, với những học sinh nghèo, gia đình không có máy tính nối mạng, không WiFi, không có điện thoại thông minh thì việc học trực tuyến sẽ như thế nào?
Giảng bài cho phụ huynh
Đó là cách làm của một số giáo viên Trường tiểu học Phạm Văn Cội ( huyện Củ Chi, TP.HCM) trong đợt học sinh nghỉ học vì dịch COVID-19 hồi đầu năm 2020.
Cô Nguyễn Thụy Ngọc Diễm – khối trưởng khối 4 Trường tiểu học Phạm Văn Cội – kể: “Học sinh nghỉ học để tránh dịch thì giáo viên chúng tôi tiến hành dạy qua mạng. Nhưng không phải tất cả học sinh đều có thể tham gia vì gia đình các em không có những thiết bị nối mạng cần thiết. Trong cái khó ló ra cái khôn. Chúng tôi đi photo tài liệu giảng dạy rồi nhắn phụ huynh qua nhà giáo viên hoặc đến trường để nhận. Tài liệu giảng dạy là bài giảng của giáo viên giảng bài trên lớp thì nay tôi ghi lại tất cả những lời giảng đó trên giấy, photo rồi chuyển cho những phụ huynh mà con em họ không thể học trực tuyến”.
Theo cô Diễm: “Đặc điểm nổi bật của phụ huynh khối lớp 4 trường chúng tôi là họ rất quan tâm đến việc học hành của con mặc dù nhiều người rất khó khăn. Có người mang tài liệu về cho con em mình xem rồi làm bài tập. Có người đọc tài liệu ấy rồi giảng lại cho con em. Thậm chí, một số phụ huynh còn thắc mắc là ngày xưa họ học khác với bây giờ nên không thể dạy con mình được. Họ yêu cầu giáo viên giảng cho họ từng phần một khi họ đến lấy tài liệu. Tóm lại, thực tế tuy có khó khăn nhưng nếu phụ huynh có tinh thần hợp tác thì khó khăn sẽ biến thành thuận lợi”.
Video đang HOT
Không những thế, thầy Lê Văn Bồng – hiệu trưởng Trường tiểu học Phạm Văn Cội – còn cho biết: “Việc dạy học từ xa đối với học sinh tiểu học là không dễ dàng vì các em còn nhỏ, cần sự hỗ trợ của phụ huynh mới có thể thực hiện được. Trên thực tế ở trường chúng tôi có một số phụ huynh quá bận rộn hoặc vì nhiều lý do không thể dạy học cho con. Đối với những trường hợp này, giáo viên sẽ hẹn phụ huynh đưa con em mình đến trường trong những ngày thầy cô trực ở trường để học sinh được nghe giảng trực tiếp. Cũng may là những trường hợp này không nhiều nên trường chúng tôi thực hiện và đảm bảo được quy định giãn cách để phòng chống dịch”.
Mời học sinh vào phòng máy của trường
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Hiền – trưởng Phòng GD-ĐT quận 9, TP.HCM – cho biết: “Từ khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo thông tư về dạy học trực tuyến, Phòng GD-ĐT quận đã chỉ đạo các trường phổ thông trên địa bàn rà soát và báo cáo về phòng tỉ lệ học sinh gặp khó khăn khi học trực tuyến cùng nguyên nhân của những khó khăn đó. Phòng cũng yêu cầu các trường đề xuất hướng giải quyết cho những khó khăn trên để có thể tiến hành dạy online trong năm học 2020-2021″.
Ngoài ra, bà Hiền nói thêm: “Hiện nay một số trường đã nghĩ đến giải pháp cho học sinh vào trường học online bằng hệ thống máy nối mạng của nhà trường nếu ở nhà các em không có máy tính nối mạng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng như vậy sẽ phát sinh một số yếu tố khác như phụ huynh phải đưa đón con em đến trường trong mùa dịch, rồi việc quản lý các em trong thời gian học online… Do đó, Phòng GD-ĐT đang chờ các trường gửi báo cáo đầy đủ rồi mới phân tích và đưa ra giải pháp cụ thể”.
Ông Hồ Xuân Phúc, hiệu trưởng Trường THPT Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), cũng thông tin: “Nhà trường cũng đã nghĩ đến giải pháp mời học sinh khó khăn, gia đình không có máy tính nối mạng vào học online tại phòng máy của trường. Tuy nhiên, phải đợi các em tựu trường, chúng tôi tiến hành khảo sát xem có bao nhiêu em khó khăn như vậy. Vấn đề này sẽ được bàn bạc trong hội nghị liên tịch của trường rồi mới có quyết định chính thức. Bởi khi cho học sinh vào học tại phòng máy thì phải đảm bảo quy định giãn cách để phòng chống dịch chứ không thể để các em ngồi như bình thường”.
Cho học sinh mượn laptop
Bà Nguyễn Thị Ánh Mai, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn, TP.HCM), nói: “Số học sinh không có máy tính nối mạng hoặc điện thoại thông minh thì cả trường tôi chỉ có vài em. Vì vậy, chúng tôi cho các em mượn laptop và thiết bị phát WiFi để các em mang về nhà học online vì nhà trường có sẵn những thiết bị này phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đó là cách làm hồi đầu năm 2020. Sắp tới, chúng tôi sẽ bàn với hội khuyến học của trường để có giải pháp lâu dài hơn cho vấn đề này”.
Trường học đầu tiên trên cả nước cho học sinh nghỉ hè từ 5/6
Trong thời gian các trường chịu tác động từ dịch Covid-19, học sinh trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành không nghỉ học ngày nào nên các em bắt đầu được nghỉ hè từ 5/6.
Học sinh trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình học trước 5/6 nhờ học trực tuyến từ đầu đợt nghỉ học vì dịch Covid-19. Ảnh: Zing.
Ngày 5/6, trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) là ngôi trường đầu tiên trên cả nước tổ chức lễ bế giảng năm học 2019 - 2020. Để có được kết quả này là nhờ việc chủ động dạy và học online của toàn trường ngay từ khi bắt đầu bùng phát dịch Covid-19.
Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành được biết đến là ngôi trường đầu tiên của cả nước triển khai hình thức dạy học trực tuyến cho học sinh. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, thực hiện chủ trương của TP Hà Nội về việc nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh Covid-19, trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành đã xây dựng phương án để học sinh có thể học tại nhà theo hình thức online. Điều đặc biệt là tất cả các môn học đều được dạy online theo thời khóa biểu, giống như dạy học trực tiếp trước khi có dịch Covid-19.
Nhờ sử dụng tốt phần mềm đã được mua bản quyền riêng cho tất cả giáo viên và học sinh nên trong giờ học, giáo viên dễ dàng tương tác với học trò để truyền thụ kiến thức mới và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Lớp học online vẫn sôi nổi như trên lớp học trực tiếp, học sinh hỏi thầy cô những phần chưa hiểu, trao đổi với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nhờ áp dụng phương pháp học này, nên ngay sau khi hết giãn cách, các trường bắt đầu đi học trở lại, cũng là lúc các em học sinh của trường Nguyễn Tất Thành đã hoàn thành chương trình năm học, bắt đầu ôn tập, kiểm tra Học kỳ hai theo hình thức trực tiếp tại trường. Kết quả đánh giá năm học này cho thấy chất lượng học sinh của nhà trường vẫn được đảm bảo, với 93,31% học sinh đạt lực học giỏi, tỉ lệ hạnh kiểm tốt là 99,58%.
Chính vì vậy, ngày 5/6 trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành trở thành ngôi trường đầu tiên trên cả nước hoàn thành nội dung năm học 2019 - 2020. Toàn trường chính thức bước vào kỳ nghỉ hè theo đúng kế hoạch.
Ngoài ra, Hiệu trưởng trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành thông tin thêm ngày 1/8, học sinh bắt đầu bước sang năm học 2020-2021. Đây cũng là lịch tựu trường các năm trước tại Nguyễn Tất Thành.
Theo bà Thu Anh, học sinh khối 12 của trường đã tham gia kiểm tra khảo sát trên hệ thóng do sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức và học sinh khối 9 tham gia khảo sát do Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy tổ chức đều đạt kết quả tốt.
Sau lễ bế giảng, học sinh Khối 9 và 12 tiếp tục ôn tập tại trường. Nội dung ôn tập theo hướng dẫn tinh giản của bộ GD&ĐT để các em chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh 10 và tốt nghiệp THPT sắp tới.
Việc học sinh nghỉ hè từ đầu tháng 6 đã nhận được sự ủng hộ từ phía phụ huynh. Chị Lan Anh, phụ huynh có con học tại trường Nguyễn Tất Thành, cảm thấy yên tâm vì con được học theo thời khóa biểu bình thường ngay từ ngày đầu nghỉ học vì dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, nghỉ hè ở thời điểm này giúp cả phụ huynh lẫn con cái tránh được thời tiết khắc nghiệt khi miền Bắc bước vào giai đoạn nắng nóng.
Ba tháng không vô ích Ba tháng con nghỉ học thực chất là ba tháng con tạm xa việc học chữ nghĩa để bước vào một hành trình học mới: tự học ở nhà, học trực tuyến, và nhất là học làm người, làm việc với nhiều trải nghiệm chưa từng có. Làm việc nhà trong những ngày không tới trường vì dịch COVID-19: mỗi người một việc...