Học sinh miền núi trở lại trường sau đợt rét kỷ lục
Đợt rét đậm, rét hại khiến thầy trò ở các tỉnh miền núi phía Bắc phải chật vật chống chọi. Việc dạy học gặp khó khăn vì đường sá đi lại khó khăn, nhiều em không có đủ quần áo ấm.
Trao đổi với Zing , chị Nguyễn Thị Phương, giáo viên trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, cho biết trong thời tiết giá rét nếu dưới 7 độ sẽ cho học sinh nghỉ tại nhà. Trên 7 độ thì các em học bán trú tại trường. Giáo viên phải luôn theo sát, kiểm tra và nhắc nhở các em mặc đủ ấm để chống rét.
Học sinh trở lại trường sau đợt rét kỷ lục. Ảnh: Lương Thị P hương.
Việc dạy và học của thầy trò miền cao trong mùa rét đậm càng thêm khó khăn vì đường sá xa xôi, trơn trượt.
“Nhà của thầy cô đều cách trường rất xa, có người cách 18 km. Đa số học sinh đều từ bản xa về học, đặc biệt có bản cách trường đến 8 km”, chị Nguyễn Thị Phương chia sẻ.
Chị Lương Thị Phương, giáo viên trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái chia sẻ: “Tôi thương các em nhỏ chưa tự chăm lo cho mình. Có em nhà cách trường đến 7 km và phải đi học bằng đường rừng, nếu trời mưa thì rất khó đi. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến con, tâm lý phó mặc cho thầy cô”.
Video đang HOT
Cô trò gồng mình qua những ngày giá rét
Những ngày gần đây, trời đã ấm dần lên so với đợt rét kỷ lục vào 11/1, đa số học sinh đều có ý thức đến trường. Thầy cô ngoài việc lên lớp còn phân công nhau để chăm sóc, giám sát việc ăn, ngủ của các em.
Ở trường học không có máy sưởi nên cô trò phải giữ ấm bằng cách mặc nhiều quần áo hơn và cho học sinh đi ngủ sớm.
“Mỗi giáo viên như một người mẹ đỡ đầu để động viên, chăm sóc các em những lúc khó khăn”, chị Phương tâm sự.
Các em vui mừng khi nhận quần áo ấm từ thầy cô. Ảnh: Lương Thị P hương.
Ở Mù Cang Chải còn nhiều gia đình thuộc hộ nghèo nên nhiều em không đủ quần áo ấm để mặc. Giáo viên kêu gọi quyên góp, ủng hộ chăn màn, quần áo, giày dép, tất, mũ giúp học sinh chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
“Thời tiết lạnh mà các em nhỏ ăn mặc phong phanh quá, tôi về nhà xin quần áo cũ của gia đình và hàng xóm để tặng. Càng tiếp xúc tôi thấy thương các em nhiều hơn”, Anh Hà Hoài Nam, một tình nguyện viên, chia sẻ.
Anh Hà Hoài Nam giúp một em nhỏ mang tất ở trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Chế Cu Nha. Ảnh: Hoài Nam.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, phía Tây Bắc bộ đêm 13-14/1 có rét đậm, rét hại. Từ đêm 16-19/1, trời rét đậm. Ngày 14/1, nhiệt độ thấp nhất tại Mù Cang Chải là 7 độ C.
Trước đó, vào ngày 11/1, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái cho 98.170 học sinh trên địa bàn tỉnh nghỉ học vì nền nhiệt thấp dưới 5 độ C.
Sở yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố chỉ đạo cơ sở giáo dục thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú cần quan tâm đến chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, thức ăn nóng sốt, ngủ có chăn ấm và thực hiện tốt công tác y tế học đường.
Học sinh Hà Tĩnh chưa phải nghỉ học tránh rét
Theo dự báo thời tiết, Hà Tĩnh nhiệt độ đang ở mức trên 10 độ C và đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở giáo dục nào buộc phải cho học sinh nghỉ học.
Các em Trường mầm non Thạch Mỹ (huyện Lộc Hà) ăn bán trú, nghỉ trưa tại trường.
Ông Nguyễn Duy Ngọc - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD&ĐT cho biết, báo cáo từ đơn vị quản lý giáo dục tại các huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, những ngày qua, các trường vẫn duy trì tốt việc học gắn với đảm bảo phòng chống rét cho học sinh theo hướng dẫn trước đó của ngành, địa phương.
Thông tin từ Sở GD&ĐT, tiếp tục yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm túc hướng dẫn phòng chống rét của Sở tại Văn bản số 2354/SGDĐT-CTTT ngày 4/12/2020 và lưu ý thêm cần thường xuyên nhắc học sinh giữ ấm cơ thể; phòng học đảm bảo kín gió và đủ ánh sáng, có đủ nước ấm để phục vụ học sinh.
Khi trời rét đậm, rét hại, nền nhiệt xuống thấp, tùy tình hình điều kiện tại địa phương, đơn vị, trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện, giám đốc các trung tâm và hiệu trưởng nhà trường chủ động xem xét cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khỏe.
12.000 học sinh ở huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế nghỉ học để tránh rét Đây là lần đầu tiên trong suốt nhiều năm qua, học sinh huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế phải nghỉ học do rét đậm, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe. Do rét đậm kéo dài, nhiệt độ ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế hai hôm nay xuống dưới 10độC, khoảng 12.000 học sinh cả ba...