Học sinh mầm non lớp tiên tiến phải đóng thêm mỗi tháng gần 1,5 triệu đồng
Theo các thành viên đoàn giám sát, việc học sinh mầm non các lớp tiên tiến ở Trường Họa Mi phải đóng thêm gần 1,5 triệu đồng mỗi tháng là quá cao.
Ngày 18/10, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi giám sát, kiểm tra việc đóng góp các khoản thu đầu năm, đóng các loại tiền do Ban đại diện cha mẹ học sinh thu tại Trường mầm non Họa Mi ở huyện Nhà Bè.
Báo cáo với đoàn, lãnh đạo nhà trường cho biết, năm nay là năm thứ 2, nhà trường thực hiện mô hình trường tiên tiến, hiện đại theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế.
Trong tổng số 320 trẻ đang theo học tại trường, có tổng cộng 153 trẻ hiện đang theo học mô hình tiên tiến, hiện đại.
Học sinh ở những lớp mô hình này rất ít trẻ, chỉ từ 20 – 23 trẻ mỗi lớp, thời lượng học nhiều hơn, nên tất nhiên thì mức thu cũng sẽ cao hơn bình thường.
Ngoài các khoản thu theo đúng qui định (khoảng 1,4 triệu đồng/tháng), thì các cháu này còn phải đóng thêm gần 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Như vậy, mỗi tháng, các cháu học ở lớp mô hình này phải đóng 2,8 triệu đồng.
Giờ học của các học sinh lớp tiên tiến ở Trường mầm non Họa Mi, huyện Nhà Bè (ảnh: P.L)
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Loan – Hiệu trưởng nhà trường, đây là các khoản thu dựa trên sự thỏa thuận giữa phụ huynh với nhà trường.
Cụ thể là các khoản thu cho trẻ học tiếng Anh (400.000 đồng/tháng), học thể thao, học 2 môn năng khiếu (vẽ, thể dục nhịp điệu), ngoại khóa và trang bị cơ sở vật chất (350.000 đồng).
Đại diện lãnh đạo nhà trường đã giải thích, mô hình học theo hình thức này chỉ có thể thu nhận các cháu nhà có điều kiện về mặt tài chính, nên nhà trường luôn tư vấn rất kỹ. Thậm chí, trường còn giới thiệu cho phụ huynh đưa con sang các trường lân cận, nếu phụ huynh có nhu cầu.
Video đang HOT
Riêng đối với các khoản thu, tài trợ từ phía Ban đại diện cha mẹ học sinh, Phó trưởng ban Lục Thanh Bình cho biết, Ban không có chủ trương thu quỹ phụ huynh.
Các khoản đóng góp, tài trợ từ phía phụ huynh, có thể là tiền mặt hoặc vật chất luôn trên tinh thần tự nguyện, và luôn theo tình hình thực tế của mỗi lớp.
Khoản thu nào tiền mặt thì Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ cử đại diện thu, ký gửi cho thủ quỹ nhà trường, cần chi thì Ban và nhà trường sẽ có thống nhất cụ thể.
Trao đổi tại buổi làm việc, một số thành viên trong đoàn giám sát của thành phố thống nhất cho rằng, các khoản thu của nhà trường quá cao, như tiền học thể thao, tiền học tiếng Anh.
Phát biểu kết luận buổi giám sát này, ông Vũ Thanh Lưu – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, các cơ quan chức năng của huyện Nhà Bè cần tăng cường tổ chức việc kiểm tra, giám sát việc thu chi của nhà trường hơn nữa, không được để phụ huynh bức xúc.
Được biết, đây là trường học đầu tiên trong tổng số 7 trường học ở thành phố Hồ Chí Minh mà đoàn giám sát sẽ chọn ngẫu nhiên, tổ chức việc kiểm tra thu chi các khoản thu đầu năm, các khoản thu từ phía Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Theo GDVN
Giáo viên Thanh Hóa bật khóc vì bị điều xuống dạy mầm non
Mặc dù Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương dừng việc bồi dưỡng giáo viên để điều xuống dạy mầm non, Thanh Hóa vẫn tiến hành các khóa tập huấn gây hoang mang, lo lắng cho nhiều cô giáo.
Trước tình trạng thừa thiếu giáo viên bất hợp lý, nhiều địa phương đã điều giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non.
Ở Thanh Hóa, 250 giáo viên phải chuyển công tác về trường mầm non trong thời gian từ 2 đến 3 năm tùy địa bàn.
Việc này khiến nhiều người bức xúc khi họ nằm trong diện bị điều chuyển bất hợp lý.
Trả lời phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), giáo viên Phạm Huyên, người nằm trong diện bị điều xuống dạy mầm non, không khỏi ấm ức khi nhìn lại quá trình phấn đấu 13 năm với các loại giấy khen đủ danh hiệu.
Nghĩ tới một tháng, thậm chí một năm tới không được đứng trên bục giảng, nữ giáo viên bật khóc.
Cô Huyên cũng cảm thấy việc điều chuyển không công bằng và không đặt tiêu chí giáo dục lên hàng đầu. Cô thuộc diện điều động chỉ vì là giáo viên Ngữ văn trẻ nhất trường.
Theo các giáo viên, việc điều động này không khác gì đánh đố vì họ chỉ được đào tạo để dạy chuyên biệt từng môn.
Cô Hà Thị Liễu, giáo viên trường Mầm non Thanh Kỳ ở Như Thanh không kìm nổi nước mắt khi nói về việc bị điều chuyển. Từ một giáo viên dạy Văn, cô bị phân làm công tác lau dọn phòng học, dọn nhà vệ sinh và hỗ trợ trông trẻ.
Cô Liễu khóc khi phải rời trường để làm công việc không đúng chuyên môn. Ảnh cắt từ clip.
Nhớ trường, nhớ trò, thỉnh thoảng, nữ giáo viên vẫn về thăm trường cũ và hy vọng thời gian điều động sớm kết thúc để có thể trở về với công việc chuyên môn như trước.
Đầu tháng 3, trước những lo ngại về mặt chất lượng khi điều chuyển giáo viên dôi dư ở bậc phổ thông xuống dạy mầm non, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã công văn gửi UBND các tỉnh, đề nghị dừng việc bồi dưỡng giáo viên trong diện điều chuyển.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều giáo viên ở Thanh Hóa, họ vẫn nhận được thông báo tham gia khóa đào tạo ngắn hạn. Theo thông báo, sở này tổ chức hai đợt, mỗi đợt kéo dài 6 tuần liên tiếp. Giáo viên tham gia các lớp học từ thứ hai đến thứ bảy, mỗi ngày hai buổi.
Thông báo chỉ được đưa ra hai ngày trước khi nhập học. Nhiều người phải vượt quãng đường hơn 400 km để đến trường, có trường hợp không kịp thu xếp thời gian, phải dẫn theo con đến ĐH Hồng Đức học.
Phần lớn giáo viên cảm thấy bất ngờ trước việc sở làm trái chỉ đạo của bộ. Họ phải đến trường theo điều động nhưng vẫn rất băn khoăn, trăn trở, đặc biệt khi phải học 7 môn theo lịch học dày đặc.
Cô Lê Thị Hương, giáo viên trường Mầm non Minh Tiến ở Ngọc Lộc, nhận định đây chỉ là động thái lấp chỗ trống, đối phó hoàn toàn không thể đảm bảo chất lượng.
Trước băn khoăn của giáo viên, đại diện Phòng Tổ chức Cán bộ Sở GD&ĐT Thanh Hóa khẳng định việc tổ chức lớp là thực hiện đúng theo chỉ đạo của tỉnh.
Trong khi đó, ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho hay tỉnh không kháng lại quyết định của Bộ GD&ĐT như nhận định của một số người.
Tỉnh phải giải quyết chuyện cấp bách trước mắt do chịu sức ép xã hội lớn. Vị này giải thích nếu đưa giáo viên dôi dư xuống dạy mầm non mà không đào tạo lại, phụ huynh sẽ bức xúc.
Tuy nhiên, sau buổi làm việc với phóng viên VTV, ông đã thay đổi quyết định và ngay lập tức gửi công văn khẩn, yêu cầu sở GD&ĐT và ĐH Hồng Đức tạm dừng các lớp bồi dưỡng sau khi khóa học diễn ra được hai ngày.
Ngay sau khi nắm được thông tin, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã trao đổi với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, yêu cầu sở GD&ĐT cùng các địa phương trong tỉnh thực hiện đúng chỉ đạo của bộ, dừng ngay việc điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non mà không qua đào tạo.
Bộ cũng đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm yêu cầu về công tác đào tạo lại giáo viên.
Sau khi ĐH Sư phạm Hà Nội hoàn thiện khung chương trình đào tạo chuẩn, bộ sẽ có thông báo để các cơ sở đào tạo sư phạm ở các địa phương triển khai.
Theo Zing
Thiếu giáo viên mầm non vì bạn trẻ không mặn mà với nghề TP.HCM đã có chính sách hỗ trợ nhưng hiện vẫn thiếu hàng loạt giáo viên mầm non. Nhiều người còn bỏ nghề này để làm việc khác. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đưa ra tại kỳ họp thứ ba HĐND TP.HCM khóa IX chiều 7/12. Tại buổi báo cáo kết quả giám sát chuyên đề nghị quyết về hỗ trợ...