Học sinh lười học nhưng không thể cho lưu ban, dạy-học thật còn xa
Học sinh cộng trừ chưa thạo, không chịu học nhưng chỉ tiêu do nhà trường ấn xuống vẫn phải đăng kí đạt gần 100%. Giáo viên không xạ, cấy điểm sẽ phải dạy thế nào?
Buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 6/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu “ học thật, thi thật, nhân tài thật” và câu nói này đã tạo thành một diễn đàn thảo luận khá sôi nổi của các diễn đàn giáo dục.
Học sinh tỉnh Thanh Hóa thi vào lớp 10 (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Báo Thanh Hóa)
Nhiều câu chuyện chưa dạy thật được phanh phui trong dư luận, nhiều nguyên nhân được chỉ ra, nhiều giải pháp sẽ khắc phục cũng được những người tâm huyết với ngành hiến kế rất hay. Tuy nhiên, có những giải pháp cần sự nỗ lực của những cá nhân nhưng nhiều giải pháp phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm của cả ngành mà đặc biệt là Bộ Giáo dục.
Thông qua sự phản ánh của một số giáo viên bậc trung học phổ thông nơi có điểm chuẩn vào 10 thấp nhất tỉnh, bức tranh giáo dục về bậc học này hiện lên rõ nét và nếu chỉ có sự nỗ lực của giáo viên, họ vẫn phải bất lực trước yêu cầu dạy thật, học thật.
Học sinh cấp 3 mà cộng trừ chưa thạo, không chịu học vẫn phải đăng kí gần 100%
Đây là tâm sự của cô giáo M. (đề nghị không nêu tên), giáo viên một trường trung học phổ thông thuộc huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, nơi điểm chuẩn vào 10 cả 3 môn sau khi điểm Toán, Văn đã nhân hệ số 2, cộng điểm Anh văn và điểm ưu tiên nhưng chưa tới 10 điểm.
Tính riêng điểm trung bình mỗi môn có em thi chỉ cần đạt 0.25 điểm đã đỗ. Cô giáo M. chia sẻ: ” Học sinh cộng trừ chưa thạo, không chịu học nhưng chỉ tiêu do nhà trường ấn xuống vẫn phải đăng kí gần 100% “.
Lời chia sẻ của giáo viên một trường trung học nơi có điểm chuẩn vào 10 thấp nhất tỉnh
Giáo viên sẽ dạy thế nào khi học sinh học lực quá yếu như thế? Năng lực yếu nhưng có chịu học đâu, chỉ chơi là chính. Không dạy được thì Ban giám hiệu nhà trường cho là dạy kém, yếu về nghiệp vụ sư phạm và cắt thi đua giáo viên cuối năm.
Có giáo viên chỉ thiếu vài phần trăm tỉ lệ học lực so với đăng kí đầu năm mà nhà trường hạ thi đua xuống vài bậc trong khi đó những thầy cô này vẫn có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh, các mặt khác vẫn hoàn thành tốt .
Video đang HOT
Lời chia sẻ của giáo viên một trường trung học nơi có điểm chuẩn vào 10 thấp nhất tỉnh (Ảnh chụp từ tin nhắn)
Giáo viên phải tự “cứu mình” thì sao có thể dạy thật?
Có giáo viên chấp nhật bị hạ thi đua chứ nhất thiết không thể hoàn thành chỉ tiêu thi đua bằng mọi giá vì: ” Làm trái lương tâm nhà giáo thì không đáng “.
Nhưng vẫn có không ít thầy cô giáo lại tặc lưỡi dùng biện pháp “xạ, cấy” điểm (cho điểm khống). Cô giáo M. vẫn khẳng định: ” Để hoàn thành chỉ tiêu hàng năm, giáo viên chỉ “xạ, cấy” điểm mới được vậy chứ học sinh làm bài theo đề thì làm sao đủ điểm được dù đề ra rất dễ.
Giờ học sinh lưu ban, hạnh kiểm yếu như mò kim đáy bể nên học sinh đậu được tốt nghiệp nhiều cũng do có điểm học bạ đẹp, nếu không có điểm nghề, ưu tiên, khuyến khích thì chết “.
Điểm chuẩn 3 môn chưa tới 10 điểm vô cùng khó để giáo viên dạy thật
Điểm thi có môn chỉ đạt 0.25 điểm thì phải khẳng định ngay rằng những học sinh này trong đầu chẳng có một tý kiến thức nào cả. Trong thực tế, những học sinh diện này không chỉ học yếu mà còn lười học, không muốn học và bất cần học.
Cả kiến thức và thái độ gần như bằng không thì giáo viên dù có nhiệt tình đến đâu, dù có mang danh giáo viên dạy giỏi cấp nào hay giáo viên cốt cán có chuyên môn vững, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm…cũng đành bó tay chứ chẳng thể làm gì.
Thế nhưng phần lớn các trường học vẫn áp chỉ tiêu cao ngất như lời tâm sự buồn của cô giáo M. buộc chỉ tiêu 100% cho từng môn học.
Cách làm này, chúng tôi thường nói trắng ra rằng “dồn giáo viên đến chân tường”, giáo viên không có cách nào khác là tìm lối thoát ra.
Và, cách được mọi người áp dụng nhiều nhất là sự thỏa hiệp với cái lười, cái dốt để ngụy trang thành cái khá, cái giỏi bằng cách cấy điểm, xạ điểm, nâng cao chất lượng học tập của các em mà ai cũng ngầm hiểu là chất lượng ảo.
Muốn dạy thật, đánh giá thật khi đầu vào tuyển sinh 3 môn chưa tới 10 điểm không còn cách nào khác là từng trường phải nhìn thẳng vào hiện thực để cùng giáo viên có những biện pháp giúp đỡ học sinh.
Giáo viên sẽ nỗ lực dạy và học sinh đạt được kết quả đến đâu sẽ chấp nhận đến đấy chứ không phải kiểu áp chỉ tiêu và hạ thi đua như cách mà không ít trường học đang áp dụng hiện nay.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Công nghệ số trong dạy và học: Không gian ảo, chất lượng thật
Cùng với sự phát triển của công nghệ số và ứng phó kịp thời dịch Covid-19, nhiều trường đại học đã thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, sang ứng dụng không gian ảo của môi trường mạng.
Giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM sử dụng bảng xuyên thấu - Lightboard dạy học trực tuyến.
Học thật trên môi trường ảo
Thời gian qua, Trường đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) triển khai các phương pháp giảng dạy trực tuyến (online) thông qua trường ĐH ảo UTEx cùng những ứng dụng của công nghệ thông tin. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hệ thống dạy học trực tuyến của HCMUTE càng phát huy tác dụng.
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Trường Thịnh - Phụ trách HCMUTE, quá trình dạy học online được nhà trường chuẩn bị từ những năm trước nhằm triển khai công nghệ giảng dạy mới trong giai đoạn chuyển đổi số. Trường ĐH ảo UTEx ra đời vào tháng 4/2019 được xem là trường ĐH ảo đầu tiên ở Việt Nam với nền tảng của các khóa MOOCs.
Thông qua UTEx, người học sẽ tiếp cận kiến thức một cách linh hoạt và hiệu quả. Đồng thời, việc giảng dạy online không chỉ giúp sinh viên (SV) học mọi lúc mọi nơi, mà còn giúp cho các nhóm môn học có thể khai thác hiệu quả điểm nổi bật của từng giáo viên (GV) để đóng góp, tạo nên bài giảng hay và phong phú.
"HCMUTE còn sử dụng các hệ thống trợ lý ảo chatbot (trao đổi tự động) trong quá trình giao tiếp giữa giảng viên và SV bất cứ thời gian nào và trả lời câu hỏi dựa trên nền tảng của trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn, robot... Đồng thời, ứng phó với dịch Covid-19, nhà trường đã chuẩn bị kiểm tra và đánh giá trên nền tảng trực tuyến (online) nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thi cũng như bảo đảm chất lượng đúng theo yêu cầu chuẩn đầu ra..." - PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh chia sẻ.
Ngoài ra, theo đại diện HCMUTE, nhà trường còn áp dụng trợ lý giảng dạy đó là SV hay cựu SV. Các trợ lý giảng dạy đều được huấn luyện, hướng dẫn từ phương pháp trợ giảng đến cách thức hỗ trợ kiểm tra đánh giá. Đồng thời, với sự hỗ trợ của các nền tảng mạng xã hội thông dụng có thể giúp SV, trợ giảng và SV hỗ trợ, hỏi và đáp tức thời...
GV Trường ĐH Thái Bình Dương hướng dẫn SV ứng dụng công nghệ học trực tuyến.
Phương pháp xuyên thấu - Lightboard
Ứng dụng công nghệ số trong dạy học, theo Tiến sĩ (TS) Bùi Trần Quỳnh Ngọc - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM (HCMUE), trường sử dụng các công nghệ như công cụ cộng tác, tương tác qua mạng, môi trường học tập trực tuyến, gọi điện video trực tuyến đang được áp dụng... Các công cụ này có vai trò nâng cao tính tập trung và tương tác giữa người học và người dạy, tài nguyên học tập được phân phối đến người học với hình thức đa dạng. Người học có thể tham gia học tập linh hoạt về thời gian và thiết bị.
Ngoài ra, trên lớp học trực tiếp, các thiết bị như bảng tương tác, camera thông minh chuyển hướng theo người nói; thiết bị thí nghiệm thực hành trực quan cũng góp phần làm tăng hiệu quả dạy học. Người dạy có thể có được một bộ tài nguyên phục vụ cho việc xây dựng bài giảng trực tuyến sau khi dạy trực tiếp.
Đặc biệt, nhà trường sử dụng phương pháp Lightboard trong dạy trực tuyến. Lightboard giúp các thành viên có thể vẽ phác thảo và trình bày một cách tự nhiên hơn.
Giảng viên sử dụng Lightboard để dạy các khái niệm, công thức, tính toán, sơ đồ thông qua sử dụng bút dạ với nhiều màu sắc cho bài giảng sinh động. Điểm thú vị, Lightboard giúp thầy cô viết khi quay phim, đồng thời, người học vẫn thấy mặt thầy.
Theo TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc, với những khoa đặc thù, công cụ thí nghiệm thực hành, giả lập trực tuyến giúp ích rất nhiều trong mùa dịch. SV khoa Công nghệ thông tin có thể làm bài tập lập trình trên hệ thống thực hành trực tuyến. Hệ thống sẽ tự chấm điểm cho SV.
"Việc vận dụng các hệ thống phần mềm thí nghiệm thực hành ảo vừa giúp nâng cao khả năng học tập trực tuyến từ xa, vừa tạo được các kịch bản thí nghiệm thực hành không thể thực hiện trong thực tế (ví dụ như thí nghiệm nguy hiểm); đồng thời đánh giá được khách quan các kết quả đã thí nghiệm " - TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc chia sẻ.
Một lớp học tại phòng dạy học số của HCMUTE.
Lớp học đảo ngược
TS Nguyễn Trùng Lập - Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa) cho biết: Dạy - học trực tuyến tại trường được thực hiện hai công cụ chính Google Classroom và Google Meet.
"Hệ thống này cho phép quản lý thông tin các lớp học phần, tài liệu học tập, tài nguyên liên quan đến học phần mà giảng viên và SV có thể tương tác, thảo luận. Đồng thời, thầy cô thực hiện quá trình đánh giá học tập, phản hồi SV trên hệ thống. Google Meet là nền tảng họp trực tuyến, cho phép giảng viên thực hiện dạy trực tuyến. Cả hai ứng dụng này được tích hợp trong hệ sinh thái Google và tương tác tốt với ứng khác như Google Docs, Calendar... rất phù hợp cho việc xây dựng giải pháp tổng thể cho dạy - học trực tuyến, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay" - TS Nguyễn Trùng Lập chia sẻ.
Bên cạnh việc thực hiện dạy học trực tuyến, Trường ĐH Thái Bình Dương còn chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khai thác tốt nhất ưu điểm của các nền tảng công nghệ, nâng cao chất lượng dạy và học tại trường. Từ đầu năm 2020, trường triển khai dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến (blended learning) nhằm ứng phó phù hợp với những đợt giãn cách trong dịch Covid-19 và cung cấp cho sinh viên môi trường học tập linh động hơn.
"Từ học kỳ 3 năm học 2020 - 2021, nhà trường chú trọng nâng cao chất lượng thông qua cải tiến phương pháp giảng dạy. Trên cơ sở giảng dạy trực tuyến tại trường đã được triển khai, trong giai đoạn tiếp theo trường đẩy mạnh thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy, cụ thể là triển khai Flipped learning (tạm dịch lớp học đảo ngược).
Theo đó, những gì được thực hiện ở lớp truyền thống sẽ được từng SV thực hiện ở nhà. Chẳng hạn, SV xem video bài giảng, đọc sách, tài liệu về bài học trên hệ thống LMS ở nhà, còn phần "ở nhà" trước đây thì thực hiện trên lớp theo nhóm, như làm bài tập, thảo luận, nghiên cứu sâu..." - đại diện Trường ĐH Thái Bình Dương thông tin thêm.
Lợi ích của phương pháp giảng dạy kết hợp công nghệ cao không chỉ giúp SV có thể tiếp cận với nhiều bài học khác nhau mà ngay cả giảng viên cũng thể hiện được tính sáng tạo trong giảng dạy... - PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh
'Học thật, thi thật, nhân tài thật' phải tiên phong thay đổi từ lãnh đạo Bản thân người dạy không thật khiến người học không thật, lãnh đạo không thật khiến cấp dưới không thật. Trong buổi làm việc mới đây ngày 6/5 với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những yêu cầu đối với ngành về cấc vấn đề tồn đọng, mang tính cấp bách, cần thiết cho...