Học sinh lớp 9 ở Australia có trình độ viết ngang lớp 3
Chỉ 1/4 học sinh lớp 9 ở Australia sử dụng dấu câu chính xác. Còn lại, đa phần ở trình độ của một học sinh lớp 3, biết viết hoa đầu câu, chấm cuối câu.
Kỹ năng viết đang giảm dần ở các trường học ở Australia. Ảnh: The Sydney Morning Herald.
Tờ The Sydney Morning Herald nhận định viết lách là chìa khóa để học sinh diễn đạt suy nghĩ và chứng minh kiến thức trên trang giấy. Với tình trạng trên, học sinh lớp 9 ở đất nước này sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn của chương trình học vì sa sút kỹ năng này.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng viết trong năm lớp 9 là nền tảng cho sự thành công ở năm lớp 12 (chương trình học có nhiều môn yêu cầu bài luận). Khi học sinh lớp 9 sử dụng cấu trúc câu được học trong hai năm đầu tiên ở bậc THCS và dùng dấu câu như trẻ lớp 3, các em khó có thể chuẩn bị đầy đủ khả năng viết lách cho bậc học THPT.
Kỹ viết lách của học sinh bị sa sút
Theo khảo sát từ 10 triệu mẫu viết NAPLAN (bao gồm học sinh từ lớp 3 đến lớp 9) và hơn 350 mẫu viết do Tổ chức Nghiên cứu Giáo dục Australia (AERO) thực hiện. Kết quả chỉ ra khả năng viết của học sinh tại đất nước này đã giảm đáng kể ở mọi lĩnh vực trong 7 năm (từ năm 2011 đến năm 2018).
Phân tích của AERO cũng cho thấy sự sụt giảm đáng chú ý ở những sinh viên có thành tích cao.
Video đang HOT
Cụ thể, vào năm 2011, hơn 20% học sinh lớp 9 tại Australia đạt điểm 5 hoặc 6 về tiêu chuẩn sử dụng cấu trúc câu, tương đương với việc các em có thể viết các câu có độ dài và độ phức tạp khác nhau. Đến năm 2018, tỷ lệ này giảm xuống còn 8%.
Cũng theo khảo sát, chỉ 1/4 học sinh lớp 9 ở Australia sử dụng dấu nháy đơn, dấu phẩy và dấu hai chấm một cách chính xác. Còn lại, đa phần đều ở trình độ của một học sinh lớp 3 (biết sử dụng chữ in hoa ở đầu câu và hoàn toàn dừng lại ở cuối câu).
Kỹ năng viết lách sa sút cũng khiến những học sinh lớp 5, lớp 7 và đặc biệt là lớp 9 – nằm dưới mức tiêu chuẩn trong chương trình giảng dạy – gặp phải khó khăn khi tìm kiếm bài giảng.
“Chúng tôi cảm thấy khả năng viết lách của học sinh đang sa sút nghiêm trọng và đặc biệt tệ ở những học sinh lớp lớn hơn. Đây là sự sụt giảm lớn, trong khi đó, viết là kỹ năng rất cơ bản”, Jenny Donovan – người đứng đầu AERO – nhấn mạnh.
Theo khảo sát khả năng viết của học sinh tại Australia đã giảm đáng kể ở mọi lĩnh vực trong 7 năm (từ năm 2011 đến năm 2018). Ảnh: ABC.
Kỹ năng viết cần được chú trọng hơn
Bà Jenny Donovan cho biết việc diễn đạt bằng văn bản rõ ràng đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho cuộc sống khi mọi người đều cần phải viết đơn xin việc, đặt câu hỏi về khoản tiền phạt giao thông hoặc nêu ra trường hợp khi nào phải trả lại tiền đặt cọc cho thuê.
Cũng nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng này, Claire Wyatt-Smith – giáo sư ĐH Công giáo Australia – cho rằng kỹ năng viết cần được ưu tiên và chú trọng hơn ở trường học.
“Việc dạy viết có lẽ là vấn đề lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt. Chúng ta có thể dùng từ ‘mù chữ’ để miêu tả những học sinh hoàn thành chương trình học, nhưng không có khả năng viết thành thạo để tham gia vào công việc”, bà Claire Wyatt-Smith nói.
Các nghiên cứu trong nước lặp lại kết quả của một cuộc đánh giá lớn ở NSW cho thấy các giáo viên thiếu tự tin trong việc dạy viết. Họ không được đào tạo, cung cấp các nguồn lực cần thiết và có quá ít thời gian trên lớp để tập trung vào việc dạy viết, đặc biệt là ở các trường THPT.
Trước thực trạng trên, bà Donovan đã viết bài cho AERO – tổ chức được thành lập để giúp các trường học sử dụng những phương pháp giảng dạy hiệu quả và phát triển nguồn lực mà giáo viên có thể sử dụng trong lớp học.
Bà Donovan cho biết những cải tiến về chính tả có thể được cải thiện nhờ việc đọc.
“Chính tả của học sinh sẽ được liên kết trực tiếp với việc đọc, và khi khả năng đọc được cải thiện, chính tả cũng sẽ phát triển theo”, bà Donovan khẳng định.
Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý chương trình, đánh giá và báo cáo Australia, David de Carvalho, cho biết chương trình giảng dạy tiếng Anh trong nước luôn ưu tiên kỹ năng viết. Cơ quan này cũng đã nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp tốt hơn để đánh giá kỹ năng viết trong NAPLAN (với tiến độ cụ thể sẽ được cung cấp cho các bộ trưởng bộ giáo dục trước cuối năm 2022).
Trường ĐH Sydney là đối tác mới của Trường ĐH Quốc tế
Trường ĐH Quốc tế (thành viên ĐHQG TP HCM) và Trường ĐH Sydney (Úc) ký hợp tác triển khai liên kết đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh.
Đại diện hai trường ký hợp tác triển khai đào tạo ngành quản trị kinh doanh
Theo nội dung ký kết, hai trường thỏa thuận hợp tác trong việc thực hiện chương trình liên kết đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh mô hình 2 2. Chương trình được xây dựng dựa trên sự công nhận của Trường ĐH Sydney dành cho chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, và cơ sở vật chất của Trường ĐH Quốc tế.
Chương trình liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Sydney và Trường ĐH Quốc tế mang tới cho sinh viên cơ hội học tập 2 năm học đầu tại Việt Nam và 2 năm sau tại Úc. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên sẽ nhận được tấm bằng do Trường ĐH Sydney cấp.
PGS-TS Trần Tiến Khoa, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trên cơ sở công nhận khả năng ngoại ngữ của sinh viên sau 2 năm học bằng tiếng Anh tại Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Sydney miễn yêu cầu tiếng Anh khi nộp đơn học chuyển tiếp giai đoạn 2. Ngoài ra, Trường ĐH Sydney còn dành nhiều học bổng có giá trị cho sinh viên của chương trình liên kết có thành tích học tập xuất sắc khi bước vào giai đoạn chuyển tiếp sang Úc.
Với việc hợp tác này, Trường ĐH Quốc tế có 26 chương trình liên kết quốc tế ở bậc ĐH với các đối tác tại Anh, Mỹ, Úc, Canada... Trường ĐH Sydney là đối tác mới của Trường ĐH Quốc tế với chương trình liên kết ngành quản trị kinh doanh,
Hiện tại, Trường ĐH Sydney xếp thứ 41 trên toàn thế giới và xếp hạng 3 tại Úc (theo QS Rankings năm 2022), là thành viên trong nhóm Liên minh các trường ĐH đỉnh cao của Úc (Group of Eight). Ngành quản trị kinh doanh của Trường ĐH Sydney thuộc top 50 toàn thế giới và được kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng hàng đầu AACSB.
Còn nhiều vướng mắc trong việc triển khai dạy tiếng Anh tăng cường Tiếp tục thực hiện Chương trình giám sát chuyên đề 'Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu', ngày 19/10, Đoàn giám...