Học sinh lớp 12 đánh bạn rồi bỏ nhà đi
Một đoạn clip nữ sinh đánh bạn ở Hà Nội gần đây đã được nhà trường đưa ra hình thức kỷ luật với các nhân vật. Thông tin từ gia đình học sinh đánh bạn cho biết hiện bạn ấy đang bỏ nhà ra đi.
Chưa tìm được người tung clip
Những nhân vật tham gia trong một số clip ghi lại hình ảnh nhóm học sinh đánh hội đồng bạn (lột áo, cắt tóc, đấm đá, văng tục) mới được đưa lên mạng mấy ngày nay đã được xác định là học sinh trường THPT Chương Mỹ B, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Trong những clip, vừa đánh vừa văng tục, nhóm nữ sinh còn chủ động quay lại hình ảnh. Dù van xin nhưng nạn nhân chỉ biết nằm im, dùng tay che phần áo đã bị lột trước điện thoại đang quay của nhóm bạn.
Trường THPT Chương Mỹ B, huyện Chương Mỹ, Hà Nội nơi vừa diễn ra việc học sinh đánh hội đồng bạn.
Hành động đánh hội đồng của nhóm bạn này có rất nhiều nam, nữ sinh chứng kiến và cổ vũ,… Theo nội dung các clip, việc “hành xử” nạn nhân được diễn ra vào nhiều địa điểm khác nhau: trên bờ sông, trong nhà người đánh.
Trao đổi với PV, hiệu phó nhà trường – Hoàng Văn Binh xác nhận: “Hai nữ sinh tham gia đánh bạn hiện đang học lớp 12A3 và hai người quay clip là nữ sinh của lớp 12A6. Ngày 20/12 khi biết những clip này trên mạng nhà trường đã họp, tìm hiểu thông tin, xác minh sự việc.
Sự việc “hành xử” nạn nhân đã diễn ra từ đầu tháng 12. Tuy nhiên, chỉ khi có clip trên mạng trường mới biết và vào cuộc xử lí. Hiện vẫn chưa xác định được ai là người tung clip lên mạng”. Thầy Binh phân tích: “Cái khó để xác định là với điện thoại các em dễ dàng chia sẻ nội dung cho nhau”.
Một học sinh vĩnh viễn không được tới trường
Đến ngày 28/12, hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp và đưa ra hình thức xử lý đối với những bạn học sinh này. Hai bạn lớp 12A3 bị đình chỉ học 1 năm, hai bạn quay clip bị đình chỉ học 1 tuần.
Bí thư đoàn trường Trịnh Viết Lượng cho hay: “Em bị đánh là học sinh ở địa phương nhưng đã nghỉ học. Do cả em này và em học sinh lớp 12A3 cùng yêu một bạn trai nên cả hai đã xảy ra mâu thuẫn.”
Video đang HOT
Trong nhóm 7 nữ sinh có tham gia vụ hành xử bạn ngày 4/12 theo tường trình của nữ sinh đánh bạn thì 4 bạn đã nhận hình thức kỷ luật. (Ảnh chụp từ clip)
Một nữ sinh lớp 12A3 trước đó đã bị đình chỉ học 1 năm cũng do lỗi tham gia đánh nhau. Với hành vi tái phạm và mức kỷ luật đình chỉ học 1 năm, nữ sinh này, theo quy định của ngành giáo dục đã không được đi học nữa.
Một nữ sinh lớp 12A6, hồi năm lớp 10 cũng có vi phạm liên quan đến việc đánh nhau nhưng, theo vị hiệu phó nhà trường: “Em không trực tiếp tham gia, nên trường vẫn xem xét chỉ đình chỉ học 1 tuần với em.”
Bí thư đoàn trường Trịnh Viết Lượng cho hay từ đầu năm tới nay, theo thống kê của trường đã có 4 vụ học sinh xích mích với nhau. Còn chuyện học sinh xích mích, đánh nhau không chỉ diễn ra trong năm học này mà đã có từ trước.
Ông Lượng phân trần: “Đặc thù của học sinh lứa tuổi này là nông nổi, dễ mắc lỗi nên chuyện đánh nhau không tránh khỏi được. Tuy nhiên, so với các trường trên địa bàn thì số vụ học sinh xô xát (trong và ngoài trường), mức độ nghiêm trọng cũng ít hơn”.
Thực sự cảm thấy sốc trước việc học sinh là nữ tham gia đánh bạn, rồi chủ động nhờ bạn quay clip ghi lại hình ảnh vị hiệu phó nhà trường không khỏi buồn lòng: “Thường ngày các em cũng ngoan hiền nên chứng kiến những hình ảnh này tôi không khỏi bất ngờ”.
Học sinh đánh bạn hiện đang bỏ nhà đi
Hai nữ sinh lớp 12A6, theo giáo viên chủ nhiệm còn rất tích cực tham gia hoạt động đoàn, một bạn là Bí thư của lớp. Có bạn hoàn cảnh gia đình bố mẹ đã sống ly thân, có bạn mẹ đang nằm mổ ở bệnh viện còn bố đi làm ăn xa.
Một điều đáng chú ý là trong buổi họp hội đồng kỷ luật của nhà trường, phụ huynh của nữ sinh có mâu thuẫn chính với nạn nhân bị đánh đã không có mặt dù đã được thông báo của nhà trường. Nhà bạn cách trường chỉ vài trăm mét.
Có mặt tại gia đình bạn này vào sáng 30/12 chỉ có mẹ. Người mẹ rưng rưng cho biết: “Cháu gửi bạn mang sách vở về rồi bỏ đi từ ngày 28/12 đến nay vẫn chưa về. Gia đình đã tìm khắp họ hàng, bạn bè, người thân mà chưa thấy. Chúng tôi cũng không biết cháu đang ở đâu”.
Cô tâm sự: “Đợt này gia đình tôi gặp hạn, làm ăn nợ nần. Vợ chồng mất ăn ngủ bao ngày nhưng vẫn động viên mình và nhìn vào các con ngoan ngoãn cũng yên tâm. Nào ngờ… là cha mẹ ai chẳng đau lòng. Cháu nó bình thường ngoan, có bao giờ cãi lộn bố mẹ đâu, chỉ có điều cháu hơi nghịch thôi”.
Người mẹ cũng phân trần: “Gia đình tôi làm nông nghiệp, bố mẹ ít có thời gian bên con nên mẹ em học sinh gần thực sự bàng hoàng khi biết tin con đánh nhau rồi nghe đâu cả lột đồ bạn nữa”.
“Lúc đầu khi gia đình em kia bị đánh thông báo cho vợ chồng tôi, gia đình đã dẫn cháu sang nhà em đó xin lỗi, giảng hòa và họ cũng đồng ý không kiện cáo gì cả. Cháu nhà tôi cũng đã thoải mái hơn nhưng rồi nghe bị dọa có thể bị bắt lên công an, cháu sợ nên bỏ nhà đi đã mấy ngày nay chưa về”.
Tường trình nhiều lỗi chính tả của nữ sinh đánh bạn
“Em đã bít lỗi vì trong lúc nóng giận không kiểm soát được bản thân mình… Những hình ảnh trên clip là sự thật nhưng còn việc cho lên mạng là em không hề pít” – tường trình của nữ sinh lớp 12 đánh bạn vì mẫu thuẫn chuyện yêu đương ở Chương Mỹ, Hà Nội
Theo VNN
Những bí mật của thầy cô lần đầu được bật mí
Thầy cô giáo cũng có rất nhiều điều cần giãi bày đấy nhé.
Các học sinh vẫn luôn kính trọng thầy cô giáo như những người hết sức sáng suốt và "biết tuốt", những con người hoàn hảo luôn có những quyết định đúng đắn và có nhiệm vụ truyền cảm hứng cuộc sống cho các học sinh. Tuy nhiên, sự thực thì các thầy cô giáo cũng chỉ là người bình thường như chúng ta thôi và các thầy cô cũng có rất nhiều bí mật "khó nói" đấy nhé. Một nhóm các bạn học sinh Singapore đã phỏng vấn một số thầy cô giáo đến từ nhiều trường khác nhau, và tìm ra những "bí mật" nho nhỏ sau đây.
1. "Tôi sẽ không thừa nhận là mình không biết"
Thầy Mohammad Malek, giáo viên dạy Vật Lý tại một trường cấp 2 thú nhận rằng: "Thầy sẽ không bao giờ nhận là mình không biết câu trả lời cho các câu hỏi của học sinh. Thầy có cách đảo ngược vấn đề rất thú vị. Đôi khi có học sinh nào đó hỏi tôi một câu quá khó, tôi sẽ không để lộ ra là mình không biết câu trả lời. Thay vào đó, tôi sẽ chọn một em học sinh giỏi mà tôi nghĩ em ấy biết câu trả lời."
Nếu như bạn học sinh này cũng "bó tay", thì thầy sẽ yêu cầu học sinh tự tìm lấy đáp án giống như một bài tập về nhà. Trong lúc các học sinh tự mình "chiến đấu", thầy giáo cũng sẽ nghiên cứu câu trả lời và đưa ra đáp án vào buổi học sau. "Chỉ cần các học sinh tôi đang dạy không nhận ra "bí kíp" nho nhỏ này, thì tôi tin rằng phương pháp này có hiệu quả rất tốt đến việc tự học của các em." - thầy Mohammad bật mí.
2. "Tôi cảm thấy lo lắng khi nghe các học sinh cười sau lưng mình"
Cô giáo dạy Toán - Catherine Chee thường rất lo lắng và tự xem xét lại bản thân xem có làm điều gì sai sót hay không mỗi khi nghe thấy tiếng học sinh rúc rích cười lúc mình viết bảng. Cô tự hỏi không biết quần áo mình có bị lệch hay có gì đó lạ trên mặt mình không.
"Mỗi lần chuyện này xảy ra, tôi thường đột nhiên im lặng. Các học sinh nghĩ rằng tôi đang tức giận vì các em ấy cười, nhưng thật ra không phải vậy, tôi chỉ lo lắng thôi. Phương pháp này rất hiệu quả, chỉ cần bạn không nói gì và nhìn vào các học sinh, chúng sẽ yên lặng ngay lập tức." - cô Catherine nói.
Các thầy cô cũng có những bí mật hết sức thú vị đấy
3. "Tôi có nói xấu học sinh"
Thầy giáo Chin, người không muốn tiết lộ tên đầy đủ, thú nhận rằng đã có lần thầy cho rằng một học sinh của mình bị... tâm thần. Chuyện xảy ra khi thầy mới trở thành giáo viên.
Thầy Chin ngại ngùng kể: "Khi tôi đang giảng bài trước lớp, em học sinh nữ đó lập tức tháo khăn buộc lên đầu, hoặc cầm tóc mình vắt qua vắt lại như đuôi ngựa, hành động cố bắt chước một con búp bê ngoẹo cổ. Điều này khiến tôi thầm nghĩ không biết em ấy có vấn đề gì về thần kinh hay không. Tôi đem chuyện này kể với các đồng nghiệp, họ cười phá lên và rất nhiều người tò mò muốn nhìn cô bé ấy."
Đến tận bây giờ thầy Chin vẫn không rõ cô học sinh đó làm như vậy là để thu hút sự chú ý hay bị... có vấn đề thật. Tuy nhiên, cô bé đó đã giúp thầy nhận ra rằng mình cần rộng mở hơn với học sinh và đón nhận một vài hành động kì quặc của các em.
4. "Tôi cho phép học sinh gọi mình bằng tên riêng"
Cô giáo Ratna chia sẻ việc cô cho phép học sinh gọi mình bằng tên riêng thay vì chỉ nói "thưa cô" khiến học sinh cảm thấy gần gũi hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc gọi tên riêng sẽ giúp học sinh quên đi cảm giác thầy cô là người "áp đặt" và buộc chúng phải thực hiện các quy định. Bầu không khí thân thiện sẽ khiến các học sinh cởi mở hơn.
"Mặc dù vậy, rất nhiều các giáo viên lớn tuổi và truyền thống đã góp ý với tôi rằng như vậy sẽ rất khó cho tôi quản lý học sinh."
Qua các lời tâm sự của thầy cô trên, chúng ta đều nhận ra rằng không chỉ có học sinh mới có nỗi lo lắng, khuất mắc hay các vấn đề nan giải. Thầy cô cũng rất khó khăn, thậm chí nhiều lúc còn áp lực bởi chính đám học sinh nghịch ngợm như chúng ta. Vì thế, các bạn cũng thỉnh thoảng nên "hiểu" và "bắt tâm lí" thầy cô của mình đi nha.
Theo PLXH
Trung Quốc: Cô giáo bắt học sinh tự tát nhau để... phạt Đầu tuần, tờ "Nhật báo Nam Kinh Hiện đại" đăng tin: một giáo viên ở Trung Quốc bị tố cáo đã bắt học sinh tự tát vào mặt nhau để tự trừng phạt thói vô kỷ luật của các em. Ngày 16/12, anh Hu - người chú của một học sinh có tên Xiao Xue, 9 tuổi, học lớp 2 trường Oriental (ở...