Học sinh lớp 1 sẽ đọc viết sao đây khi thời gian học chỉ còn một nửa?
Học sinh không biết đọc sẽ chẳng học được môn gì, đã không biết đọc mà vẫn lên lớp thì xem như con đường học vấn của những học sinh này sẽ chấm dứt sau 5 năm.
15 tuần thực học của học sinh lớp 1 đã được giảm xuống còn 8 tuần học. Những tiết học ôn tập, tiết học bổ sung đã không còn, nhiều nội dung học cũng được tinh giản.
Giờ ra chơi, giáo viên lớp 1 ở tại lớp để kèm thêm học sinh còn chậm (Ảnh Phan Tuyết)
Nếu như trước đây, mỗi buổi học, học sinh lớp 1 chỉ học 2 vần thì hiện nay trung bình mỗi buổi sẽ phải học 4 vần thậm chí 6 vần.
Tranh thủ giờ nghỉ tiết để kèm học sinh yếu (Ảnh Phan Tuyết)
Học ngày 2 vần nhiều em đã khó nhớ thì nay áp lực tăng gấp nhiều lần.
Liên tục học vần mới nhưng lại không có thời gian ôn tập thì giáo viên dạy cứ dạy, học sinh ngu ngơ không biết gì cũng chẳng hề lạ.
Cô giáo dạy lớp 1 ở Bình Thuận cho biết, trên lớp không có thời gian ôn tập nhưng về nhà nhiều em cũng không chịu ôn bài. Nhiều phụ huynh phó thác hoàn toàn cho thầy cô ở trường thì dù giáo viên có cố gắng, nỗ lực đến đâu đôi khi cũng bó tay thôi.
Video đang HOT
Giai đoạn này, giáo viên chuẩn bị rèn cho học sinh viết chữ nhỏ, chữ hoa nhưng dạy vần chưa xong chẳng còn thời gian nào để luyện. Ngày nào cũng học âm vần mới, kiến thức này chưa nhớ, chưa được khắc sâu đã phải học tiếp những kiến thức tiếp theo.
Giáo viên bở hơi tai
Dạy lớp 1 vốn đã cực nhưng dạy lớp 1 đúng giai đoạn này thì sự vất vả phải tăng lên bội phần. Ngoài việc phải đi sớm hơn đồng nghiệp để lo quét dọn vệ sinh, các cô còn phải đón và dỗ học trò mỗi ngày.
Do thời gian nghỉ quá lâu, một số học sinh đã quen với việc chơi hơn học nên đi học lại hay khóc và không chịu học bài. Vừa dạy, vừa dỗ dành để học sinh vào nền nếp học tập như trước cũng khá phần vất vả.
Vào lớp, giáo viên cặm cụi dạy từ đầu giờ đến khi hồi trống tan trường vang lên bài dạy vẫn còn chưa hết.
Do không phải học sinh nào cũng tiếp thu, lĩnh hội được lời dạy của cô, đã thế, không ít em chẳng bao giờ ôn bài ở nhà nên lên lớp giáo viên lại vất vả thêm bội phần.
Giờ ra chơi, thay vì nghỉ giải lao để chuẩn bị cho tiết học mới các giáo viên lớp 1 lại cặm cụi kèm những em học yếu, những học sinh tiếp thu bài chậm.
Giờ ra về, có cô còn phải nán lại để hướng dẫn tiếp những học sinh chưa theo kịp bài vừa dạy.
Phụ huynh không hợp tác thì giáo viên cũng thua
Do thời gian học đã bị thu hẹp, nhiều nội dung học đã bị giảm tải cho kịp thời gian. Bởi thế, sự nỗ lực của giáo viên cũng trở thành vô nghĩa khi phụ huynh không hợp tác.
Ở thành phố, phần đông phụ huynh chăm lo cho con và hợp tác với giáo viên khá tốt. Thế nhưng, ở những vùng quê không ít phụ huynh vẫn đang phó thác việc học của con cho nhà trường.
Có em học ở trường được chữ nào thì học, về nhà chẳng bao giờ ôn bài hay làm bài thầy cô cho.
Chỉ 8 tuần học nữa là kết thúc năm học nhưng những kiến thức cần truyền tải lại khá nặng, nhiều cô giáo lớp 1 lo lắng cho biết nếu không có sự chung tay từ phụ huynh thì có học xong chương trình lớp 1 năm nay vẫn sẽ có nhiều em không biết đọc.
Học sinh không biết đọc sẽ chẳng học được môn gì, đã không biết đọc mà vẫn lên lớp thì xem như con đường học vấn của những học sinh này sẽ chấm dứt sau 5 năm.
Lào Cai: Giáo viên tự tin sau tập huấn, bồi dưỡng CTGDPT 2018
Để chuẩn bị cho việc triển khai CTGDPT mới cấp TH năm 2019, đồng thời tăng cường năng lực của đội ngũ GV, CBQLGD đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT mới, Phòng GD&ĐT Bảo Thắng (Lào Cai) đã tổ chức khóa tập huấn 4 ngày cho 100% CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV dạy lớp 1 và GV môn chuyên biệt...
Tăng cường năng lực cho đội ngũ GV, CBQL qua tập huấn
Trong suốt thời gian tập huấn, với phương pháp tập huấn linh hoạt, tổ chức lớp học đa dạng, đội ngũ giảng viên cấp của tỉnh và chuyên gia cấp Bộ đã giúp các học viên đạt nhiều kết quả.
Trước hết, học viên đã được tiếp cận và thẩm thấu những điểm căn bản, cốt lõi, có giá trị tinh tuy nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá kết quả giáo dục theo CTGDPT mới và đặc biệt là lớp 1.
Thêm tự tin với dạy học theo CTGDPT mới qua khóa tập huấn
Cùng đó được phân tích điểm mới của CTGDPT 2018, thấy được rõ ràng điểm kế thừa và tính phát triển hợp lí của chương trình, đảm bảo xây dựng một chân dung người học toàn diện trong xã hội hiện đại.
Mặt khác, GV có kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học thông qua thị phạm trực tiếp một bài học cụ thể của chuyên gia tập huấn, qua địa chỉ tham khảo thông tin trên mạng được thầy cô chỉ dẫn.
CBQL, tổ trưởng chuyên môn được định hướng chiến lược tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
Đặc biệt khóa tập huấn đã tăng cường chiến lược trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của phòng GD&ĐT trong lộ trình thực hiện CTGDPT mới tại huyện Bảo Thắng.
Cô Trịnh Sao Mai - Trường TH số 2 Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai) cho biết: Đổi mới là điều hợp lí và cần thiết trong xã hội hiện nay. Tôi tâm đắc với những nội dung đổi mới sách lớp 1 lần này và ấn tượng với bài học Tiếng Việt được cô giáo Thạch Thị Lan Anh trực tiếp minh họa. Các bài học đều diễn ra tự nhiên, vui tươi qua các trò chơi chắc chắn sẽ giúp HS yêu thích và phát triển tối đa các năng lực và phẩm chất cần thiết.
Thêm vững vàng với kiến thức, phương pháp từ khóa bồi dưỡng.
Cô Nguyễn Thanh Hà, GV trường TH số 1 thị trấn Phố Lu cũng cho rằng: Đợt tập huấn chuyên sâu giúp "vỡ" ra tất cả những gì mơ hồ bấy lâu nay. Mỗi thao tác, việc làm được thầy cô phân tích trong tiết học đều có dấu ấn của năng lực, phẩm chất. Chương trình mới và bộ sách được giới thiệu nhẹ nhàng, nội dung phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1...
Theo đánh giá chung, đợt tập huấn chuyên sâu đã tác động sâu sắc đến nhận thức, thái độ và định hướng được kế hoạch thực hiện cho GV, CBQL cấp trường cũng như Phòng giáo dục trong bước đi kế tiếp. Đợt tập huấn cũng giúp ngành GD&ĐT huyện Bảo Thắng (Lào Cai) sẵn sàng đón chương trình lớp 1 mới đi vào triển khai ở năm học 2019-2020.
Đức Trí
Theo Giáo dục thời đại
Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 trước "giờ G" đổi mới Năm 2020, lần đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với học sinh lớp 1. Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 được ưu tiên bồi dưỡng trước, chuẩn bị cho chương trình mới năm học 2020-2021. Trao đổi với PV Dân trí ngày 12/1, ông Nguyễn Văn Hiền - Phó giám đốc chương trình ETEP (chương trình phát triển...