Học sinh lớp 1 phải ký cam kết ATGT: Sở GD&ĐT trần tình
Sở GD&ĐT Đồng Nai khẳng định không đặt nặng vấn đề phải ký văn bản hay chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với học sinh lớp 1 trong cam kết ATGT.
Liên quan đến thông tin các học sinh lớp 1 cùng với học sinh các cấp ở Đồng Nai vừa được yêu cầu ký vào một bản cam kết an toàn giao thông, ngày 17/9, ông Phan Đình Chương – Chánh văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai – đã có thông tin chia sẻ với báo chí.
Bản cam kết yêu cầu học sinh lớp 1 ký.
Không đặt nặng vấn đề chữ ký
Theo ông Chương, cơ sở pháp lý của việc ký cam kết là việc Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản yêu cầu đảm bảo trật tự ATGT trong các đợt lễ, tết và đầu năm học. UBND tỉnh, Ban ATGT và Sở GD&ĐT Đồng Nai cũng rất chú trọng thực hiện việc tăng cường công tác tuyên truyền, đảm bảo ATGT.
Ông Chương khẳng định giáo dục phổ thông không chỉ giáo dục ở lớp 1 mà ngay cả bậc mầm non đến đại học cũng phải thực hiện. Nói học sinh lớp 1 không biết gì là không đúng, bởi yêu cầu của giáo dục đối với học sinh lớp 1 có rất nhiều bước.
Từ hình thành nhận thức ban đầu cho học sinh (quy định đội mũ bảo hiểm, không vượt đèn đỏ, qua đường đúng nơi quy định…) đến chuyển biến từ nhận thức thành hành vi tuân thủ pháp luật về ATGT.
Đặc biệt khi thấy cha mẹ chở đi mà không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ… thì các em sẽ thắc mắc, hỏi lại cha mẹ. Đó là phương pháp tuyên truyền không chỉ cho HS mà còn giúp phụ huynh tuân thủ quy định về ATGT, làm gương cho con em mình.
“Việc thực hiện cam kết thực hiện tốt ATGT chủ yếu chú trọng giáo dục ý thức cho học sinh, không đặt nặng vấn đề phải ký văn bản hay chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với học sinh lớp 1″, ông Chương phân trần.
Video đang HOT
Chánh văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai cũng khẳng định việc ký các cam kết về ATGT là cần thiết vừa giáo dục kỹ năng sống, vừa đảm bảo ATGT cho cộng đồng và bản thân các em.
Các em học sinh cần hiểu về luật ATGT khi đi xe cùng cha mẹ. Ảnh minh họa.
Học sinh tiểu học cũng tham gia giao thông
Trước đó, trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, ông Vĩnh, đại diện Ban ATGT Đồng Nai cho biết từ nhiều năm nay vào mỗi dịp năm học mới Ban ATGT tỉnh và Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai đều phối hợp để cho các cháu học sinh ký cam kết không vi phạm giao thông.
Theo ông Vĩnh, Ban ATGT tỉnh là bên chủ trương, lên kế hoạch và in ấn mẫu cho Sở GD&ĐT Đồng Nai và sau đó Sở triển khai. Việc cam kết này tách riêng và chia cho từng khối một.
“Các các cháu học sinh tiểu học còn nhỏ nhưng vẫn tham gia giao thông. Cha mẹ đưa các cháu đến trường nhưng cũng cần giáo dục, tuyên truyền để các cháu hiểu.
Chủ yếu dạy cho các cháu ý thức cho quen chứ không đao to búa lớn gì cả. Khi cha mẹ vượt đèn đỏ, đi ngược chiều thì các cháu sẽ nhắc. Dạy cho các cháu ý thức cho quen chứ không đao to búa lớn gì cả”, ông Vĩnh nói.
Đặc biệt, đại diện Ban ATGT tỉnh Đồng Nai khẳng định đối với học sinh cấp 2, cấp 3, có những quy định nghiêm khắc hơn, chẳng hạn như: chấp hành các quy định về đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện; không đi hàng hai, hàng ba.
“Quy định này chủ yếu dành cho khối lớn thôi, chứ không áp dụng cho các cháu tiểu học”, ông Vĩnh nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Vĩnh cũng cho biết, đến thời điểm này chưa nhận được bất cứ thông tin gì liên quan đến việc ký cam kết an toàn giao thông mà Ban ATGT và Sở GD&ĐT phối hợp triển khai.
“Chúng tôi chưa nhận được phản hồi gì cả. Chúng tôi chỉ là bên chủ trương, lên kế hoạch in ấn mẫu cho Sở GD&ĐT Đồng Nai và sau đó Sở triển khai đến các trường thực hiện”, ông Vĩnh nhấn mạnh.
Theo Hoàng Nam/Đất Việt
Học sinh 12 tuổi gãy chân do chạy xe phân khối lớn
"Sau ba ngày phẫu thuật vết thương gãy trật bong sụn tiếp hợp đầu dưới xương đùi tắc động mạch khoeo, bệnh nhi ĐAG (12 tuổi, học sinh huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) có dấu hiệu sinh tồn tốt, chân gãy có chiều hướng hồi phục nhanh"
BS Võ Hòa Khánh, Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng-Vi phẫu tạo hình, BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, cho biết thông tin trên vào sáng 7-9.
Kết quả chụp X-quang cho thấy chân phải của bệnh nhi ĐAG bị gãy. Ảnh: HÒA KHÁNH
Trước đó, bệnh nhi được đưa vào BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM trong tình trạng tỉnh táo, đau nhiều, chân phải biến dạng vùng gối và lạnh, mạch mu chân và mạch chày sau không có.
Người nhà cho biết bệnh nhi đang điều khiển xe phân khối lớn với tốc độ cao thì bất ngờ phát hiện xe công nông chạy trước. Do thắng gấp nên bệnh nhi té xuống đường, gãy chân và được sơ cứu tại BV địa phương trước khi chuyển tới BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM.
Bệnh nhi được kéo nắn kín dưới màn tăng sáng và xuyên chéo ba đinh để cố định xương gãy. Ảnh: HÒA KHÁNH
Kết quả chụp X-quang và siêu âm do BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM thực hiện cho thấy bệnh nhi gãy trật bong sụn tiếp hợp đầu dưới xương đùi và tắc hoàn toàn động mạch khoeo chân phải nên phải phẫu thuật.
BS Đậu Thế Canh (khoa Chỉnh hình nhi) kéo nắn kín dưới màn tăng sáng và xuyên chéo ba đinh để cố định xương gãy.
Tiếp theo, BS Nguyễn Văn An (khoa Vi phẫu tạo hình) thực hiện nối ghép động mạch khoeo một đoạn 3,5 cm.
Ca phẫu thuật kéo dài ba tiếng rưỡi, bệnh nhi được truyền 350 ml máu.
Các bác sĩ đang kéo nắn kín chân gãy cho bệnh nhi. Ảnh: HÒA KHÁNH
"Hiện chân phải của bệnh nhi hồng và ấm, động mạch chày sau và mu chân phải thấy rõ, sức khỏe tạm ổn. Bệnh nhi được tiếp tục theo dõi, truyền máu, truyền dịch nâng tổng trạng và theo dõi tình trạng chân gãy" - BS Võ Hòa Khánh nói.
Theo BS Khánh, mặc dù bệnh nhi được đưa đến BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM quá trễ (sau 10 tiếng mới đến BV trong tình trạng thiếu máu, trong khi thời gian cho phép là sáu tiếng tính từ thời điểm tắc mạch cho đến khi thông lại mạch máu) nhưng vẫn cứu được chân gãy do bệnh nhi có tuần hoàn bàng hệ (tuần hoàn phụ nuôi chân lúc ban đầu). Nếu bệnh nhi không có tuần hoàn bàng hệ thì chắc chắn bác sĩ không giữ được chân gãy.
"Trong vòng sáu tuần gần đây, BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM đã xử trí bốn trường hợp mạch máu lớn. Trong đó, hai trường hợp động mạch khoeo và hai trường hợp động mạch đùi, đều có gãy xương đi kèm do tai nạn giao thông. Đây được xem là chấn thương nặng, phức tạp vì vừa gãy xương, vừa tổn thương mạch máu chính nuôi chi dưới. Do vậy nguy cơ cắt cụt chi rất cao nếu không nối ghép mạch máu kịp thời" - BS Khánh lưu ý.
"Qua trường hợp của bệnh nhi ĐAG, cha mẹ không nên cho con nhỏ tuổi điều khiển xe phân khối lớn để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc" - BS Khánh khuyên nhủ.
Theo Trần Ngọc (Pháp luật TP.HCM)
Lạ kỳ giao thông Hà Nội, thua đứt Sài Gòn Các phương tiện giao thông ở Hà Nội đang lưu thông rất lạ, ô tô dàn hàng ngang, xe máy leo vỉa hè hoặc len vào khe hở giữa những ô tô. Hà Nội - TP. HCM, 2 thành phố lớn nhất nước có lượng phương tiện tham gia giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc, đặc biệt vào giờ...