Học sinh lớp 1 ‘bầm dập’ vì học thêm
Những cô cậu vừa thôi lớp lá bắt đầu một ngày mới từ 5h45 sáng để đến trường và bơ phờ về nhà lúc 21h, sau khi rời lớp học thêm…
“Nhập học lớp 1 được hai tuần đầu, con tôi đã bị cô giáo đánh vào đầu, đánh đau chứ không phải đánh dọa. Sau đó, dò ý cô, tôi cho con đi học thêm ở nhà cô thì tuyệt nhiên không bị đánh nữa, thái độ cô cũng vui vẻ hơn hẳn” – Chị T.V. (Phụ huynh của bé L., Lớp 1, Trường tiểu học quận Tân Bình, TP HCM) bức xúc.
Không chỉ trường hợp chị V., nhiều học sinh lớp 1 trên địa bàn TP HCM đều kêu khổ sở với việc học thêm. Những cô cậu vừa thôi lớp lá bắt đầu một ngày của mình từ 5h45 để đến trường và bơ phờ trở về nhà lúc 21h, sau khi rời lớp học thêm…
Theo chân chị T.V. đến lớp dạy thêm của cô B.L. (giáo viên lớp 1 Trường tiểu học (TH) ở quận Tân Bình), chúng tôi chứng kiến lớp học này đón học sinh (HS) từ 16h30-18h, đến sớm về sớm, đến trễ về trễ, miễn là đủ 90 phút.
Vừa tan trường, chưa kịp nghỉ ngơi, các chồi non của trường TH Tầm Vu, quận Bình Thạnh đã phải lục tục vào lớp để học thêm. Ảnh: Phụ Nữ TP HCM.
Vì sao con tôi phải học thêm? Tâm sự của hai phụ huynh trải lòng mình sau buổi họp đầu năm học…
Chưa kịp học thêm nên bị cô đánh?
Phòng dạy thêm chỉ rộng chừng 20m2 ở tầng hai ngôi nhà nhưng chứa đến 40 HS nên cháu nào cũng đầm đìa mồ hôi. Con gái chị V. than: “Vài bữa lại có thêm bạn mới, chật và nóng chịu không nổi”.
Chị T.V. không kiềm được tức giận khi kể chuyện học thêm của cô con gái vừa tốt nghiệp… mầm non: “Con bé được học chữ hơn nửa năm trước khi vào lớp 1. Nhập học, bé biết đọc, viết và làm một số phép tính cơ bản.
Tôi cứ nghĩ con mình vậy là ổn, vả lại, con học chương trình bán trú, sáng học, chiều làm bài tập trên lớp, không cần học thêm. Nhưng khi con bé mới nhập học được hai tuần về kể bị cô đánh, tôi hỏi thì bé nói bị đánh vào đầu rất đau.
Lần thứ nhất, rồi lần thứ hai, thứ ba, tôi xót con, thấy có gì đó không ổn vì con tôi thuộc dạng ngoan hiền, sao lại bị đánh liên tục?”.
Tâm sự chuyện này với anh trai (cũng có con học lớp 1), chị V. liền được tư vấn: “Tưởng gì, cứ cho nó đi học thêm là xong ngay”. Hỏi thăm cô giáo lớp của con, chị được cô hồ hởi giới thiệu về lớp. Chị đề nghị cho bé học thứ hai – tư – sáu, nhưng cô giáo bảo, nên cho cháu học liên tục từ thứ hai đến thứ năm, học phí 700.000đ/tháng.
Chị V. cố gắng mỗi ngày chở con đến nhà cô B.L. (trên đường Đồng Xoài, quận Tân Bình). Theo chị V., sau vài ngày cho con đi học thêm, chị dò hỏi xem con gái có còn bị cô giáo đánh nữa không, bé liền bảo “không còn, vì con đã đi học thêm rồi mà”.
Bé còn bảo: “Hay mẹ cho cô nhiều tiền hơn đi, để cô thương con”. Chị bàng hoàng, chẳng hiểu tại sao con lại suy nghĩ như vậy, dù chị chưa bao giờ nói với con về cô giáo liên quan đến tiền bạc. Đưa con đi học thêm, chị V. mới biết, hóa ra gần như cả lớp đều đến học thêm nhà cô giáo chủ nhiệm (sĩ số lớp của con chị là 47 HS).
Video đang HOT
Ức lắm, nhưng đành bấm bụng
15h05 ngày 29/9, chúng tôi có mặt tại trường TH tại quận Bình Thạnh. Lúc này, gần như toàn bộ HS của một lớp 1 trường này bám lấy nhau thành hàng dài, rời trường cùng nhau đi bộ về … nhà cô giáo.
Hầu như trọn học sinh của một lớp 1 (Trường TH Tầm Vu, Q.Bình Thạnh) vừa tan trường đã bị cô giáo “lùa” thẳng về lớp dạy thêm
Học tiếng Anh như thế chẳng là gì đâu Con gái khoe: “Điểm tổng kết môn tiếng Anh của con năm nay cao nhất lớp đó mẹ, con được 9,6″, tôi thấy mừng vô cùng. Đời mình chẳng được học tiếng Anh nên cảm thấy thua thiệt bạn
Cô chủ nhiệm lớp tất tả ngược xuôi trên đường để quản đoàn HS. Cách trường khoảng 200m, tại căn nhà trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), những HS lớp 1 nhễ nhại mồ hôi, uể oải ngồi vào bàn học.
Căn phòng hơn 10m2 trở nên chật chội, những “chồi non” ngồi ken cứng bên nhau. Ngay sát chỗ bọn trẻ ngồi, xe cộ ồn ào qua lại, khói bụi mịt mù, hai chiếc quạt trần quay hết tốc lực cũng không xua hết ngột ngạt cho khoảng 40 đứa bé.
Một phụ huynh không cho con “hành quân” theo đoàn, mà chở bé từ trường đến lớp học này mệt mỏi đứng chờ con ngoài cửa. Khi chúng tôi hỏi “chị có thời gian đón bé, sao không đưa bé về nhà nghỉ ngơi, rồi mình kèm bé cũng được”, chị chùng giọng:
“Tôi có bằng cử nhân, sao lại không kèm được cho con? Nhưng cả lớp học thêm hết rồi, mình có muốn khác cũng chẳng được. Ở đây cô giáo thu 500.000đ/tháng. Tôi cảm thấy ức lắm, sao tụi nhỏ mới học lớp 1 đã phải khổ sở thế này, nhưng đành bấm bụng cho con học thêm”.
Đó chỉ là hai trong số rất nhiều lớp dạy thêm đang hoạt động tưng bừng hàng ngày ở thành phố này. Việc học thêm đối với HS lớp 1 hiện nay phổ biến đến mức, nếu một đứa trẻ lớp 1 không đi học thêm mỗi tối sẽ trở thành “kẻ lạc loài”.
Phải học thêm vì bị cô chê đủ điều
Chị T.V. cho biết, khi họp phụ huynh đầu năm, cô B.L. khẳng định, các HS bán trú được giải quyết bài tập hoàn toàn trên lớp, cô giáo không cho bài tập về nhà cũng như các em không cần học thêm học bớt gì cả.
Nhưng chính cô lại mở lớp dạy thêm cho gần trọn lớp mình chủ nhiệm. Lớp dạy thêm của cô L. có 40 em HS, hàng ngày cô dạy từ 16h30 đến 19h30, mỗi tháng thu gần 30 triệu đồng.
Khi con gái sắp vào lớp 1, chị V. dự định cho con học múa, Anh văn, đàn, nhưng lịch học thêm khiến các kế hoạch “phá sản”. Giờ đây, bé vừa từ trường về nhà, chưa kịp nghỉ ngơi lại cùng mẹ “bơi” giữa dòng kẹt xe giờ cao điểm để đến lớp học thêm.
Nhà xa, chị không về nhà mà ngồi đợi con học xong để đón luôn. Chị Thu Trang (P.10, Q.Gò Vấp) bức xúc: “Tôi từng chủ trương không cho con học thêm, nhưng khi con tôi học tháng đầu tiên của lớp 1, cháu liên tục bị phê bình là chậm chạp, không theo kịp các bạn, bị biến thành “HS cá biệt”. Cuối cùng, tôi đành phải cho con đi học thêm.
Thằng bé nhà tôi vốn ốm yếu do ngày trước sinh non, nay 5g45 đã phải dậy để kịp giờ học. Sau giờ bán trú, tôi phải thuê người đón con về nhà của họ , cho ăn bữa tối, đến 18g, tôi mới đến đón con và chở đến nhà cô học thêm.
Học xong, bé về nhà khi đã 21g. Tắm rửa cho con xong, mẹ con không dám nói chuyện quá dăm câu, phải giục bé đi ngủ ngay để sáng mai còn “chiến đấu” tiếp”.
Chị Bạch Yến (ngụ đường Gò Xoài, Q.Bình Tân) nói thẳng, lớp 1 thì cần gì phải học thêm, nhưng vẫn phải bắt con đi học thêm để cô tăng thu nhập, coi như đang “tặng cô một món quà “, vì không thể khơi khơi đưa cô vài trăm ngàn mỗi tháng.
Học sinh lớp 1 vừa tan trường đã được cô giáo “lùa về” thẳng lớp dạy thêm
Bé gái 11 tuổi nghỉ học, kiếm tiền nuôi cha Đã 11 tuổi nhưng bé Nguyễn Hồng Thanh chỉ nặng 20 kg. Hàng ngày, Thanh vẫn phải hì hục lội bùn bẻ sen bán kiếm tiền nuôi cha bệnh tật.
Ai cũng biết Bộ Giáo dục và đào tạo cấm giáo viên TH không được mở lớp dạy thêm. Điều 4, Thông tư số 17/2012/ TT – Bộ GD-ĐT quy định rõ:
1. Không dạy thêm đối với HS đã được nhà trường tổ chức dạy hai buổi/ngày (tức lớp bán trú );
2. Không dạy thêm đối với HS TH, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, giáo dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Nhưng trên thực tế, rất nhiều giáo viên TH đang mở lớp dạy thêm, cả ở lớp 1 đầu cấp. Không ít trường hợp cô giáo tìm mọi cách ép trò phải đi học thêm.
Cảnh từng đoàn HS nối nhau theo chân cô giáo từ trường về lớp học thêm sau giờ tan học ngày càng trở nên quen thuộc, nhất là ở những khu vực đông dân cư. Xung quanh trường TH Bành Văn Trân có hàng chục lớp dạy thêm. Trên một con đường khoảng 700m tại P.Phước Bình (Q.9) chúng tôi cũng đếm được gần chục lớp dạy thêm – học thêm, chủ yếu là bậc TH.
Theo quyết định số 21/2014/ QĐ-UBND ngày 6/6/2014 của UBND TP.HCM, UBND phường, xã và hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát thực hiện quy định về dạy thêm – học thêm nói trên.
Vậy, ban giám hiệu các trường có biết không? Chính quyền địa phương có biết không? Chắc chắn là biết, nhưng vì nhiều lý do, họ đã làm ngơ. Về phía phụ huynh, một phần do nhận thức có hạn, một phần không muốn làm mất lòng cô giáo, không muốn con mình trở thành khác biệt… nên nhắm mắt cho con đến lớp học thêm.
Theo Trần Triều/ Phụ Nữ TP HCM
Vì sao con tôi phải học thêm?
Tâm sự của hai phụ huynh trải lòng mình sau buổi họp đầu năm học...
Lớp con tôi mới họp phụ huynh đầu năm học. Nhiều khoản đóng góp "tự nguyện" được ban đại diện phụ huynh thông báo và đề nghị, mọi người thống nhất đóng trong lặng lẽ, chẳng ai có ý kiến gì.
Sau giờ học chính khóa, đông đảo học sinh tập trung chuẩn bị học thêm tại nhà một giáo viên - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Rồi cô giáo thông báo cho phụ huynh biết chương trình lớp 6 đầu cấp rất cực nhọc và khó khăn, vì các em không còn là học sinh tiểu học nữa, bài vở nhiều, kiến thức nặng, các em không chú tâm là đuối ngay.
Tháng qua thầy cô đã rất cảm thông nên có sự tập trung cho một số em bị hổng kiến thức nền, tuy vậy không thể kéo dài mãi được nếu khi làm bài kiểm tra các em cứ bị điểm kém, ảnh hưởng đến kết quả tổng kết cuối năm của học sinh. Các em này cần phải có nhiều thời gian để phụ đạo thêm! Sau đó cô cầm tờ giấy A4 đọc to danh sách học sinh có điểm môn văn, toán, lý từ 0 tới 3 điểm!
Vậy là không ai bảo ai, phụ huynh nào có con vừa được xướng tên trước lớp cuối phiên họp lũ lượt xếp hàng dài đăng ký cho con học thêm tại trường sau 5g chiều, một môn 350.000 đồng/tháng, tuần ba buổi!
Tôi thất vọng và thương cho các bậc phụ huynh đang lặng lẽ đứng gần bục giảng, có ai không cảm giác nặng nề khi nghe con mình bị bêu tên vì học kém hay không? Có nhiều cách tế nhị để giáo viên nhắc nhở phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhưng cách ứng xử của cô giáo lớp con tôi không có chút gì là tôn trọng phụ huynh. Liệu cô có biết một số trẻ điểm kém sẽ bị cha mẹ trút sự giận dữ sau phiên họp này không?
Phụ huynh bây giờ muốn con không học thêm có được không? Môn văn lớp 6 mà có đến hơn nửa sĩ số trong lớp học yếu, rồi một tuần học thêm ba buổi, mỗi buổi học 2 giờ, liệu có bớt yếu chăng? Mà đó là môn Văn, nếu có khá lên thì phải cần một quá trình dài hơi để đọc, học, hiểu và cảm thụ. Còn môn Toán thì không thể thoát học thêm vì bài khó, dạy trong lớp cứ như đuổi bắt.
Con điểm thấp, phụ huynh lãnh đủ!
Con tôi học lớp 8 tại một trường ở trung tâm TP HCM. Học lực của cháu không đáng lo. Cứ cuối mỗi học kỳ và cuối năm cháu đều đem giấy khen về khoe gia đình. Bảy năm qua, cháu có 14 giấy khen học sinh giỏi. Hè, chúng tôi cho cháu vui chơi nhưng vẫn chú ý để cháu rèn luyện thêm môn tiếng Anh tại một cơ sở dạy ngoại ngữ gần nhà.
Cũng như khi cháu học chính khóa, tất cả giáo viên ở cơ sở ngoại ngữ đều khen cháu sáng dạ, chịu khó. Ở nhà tôi vẫn thường xuyên kèm thêm cho cháu bằng cách nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, tập cho cháu luyện nghe...
Đầu năm học, thầy chủ nhiệm, cũng là giáo viên môn tiếng Anh, cho kiểm tra thử 15 phút với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Con tôi lần lượt được 2, 4, 6 và 8 điểm. Lớp 34 cháu thì có 16 cháu bị điểm thấp như vậy. Giáo viên đã mời phụ huynh họp để thông báo tình hình sức học của các cháu. Tại buổi họp, giáo viên yêu cầu phụ huynh kèm thêm hoặc tìm người giúp các cháu.
Tôi là một giáo viên, đã đứng lớp gần 30 năm nên hiểu nỗi lòng của giáo viên. Thầy cô lo cho học sinh, lo cho chất lượng học tập của con em mình là điều đáng mừng. Nhưng sao tôi cảm thấy có cái gì đó không ổn.
Thứ nhất, các cháu mới vào học chưa đầy một tháng, chắc chắn chưa đủ thời gian để hiểu kỹ những kiến thức mới. Vậy có nên mời phụ huynh để thông báo việc các cháu "học hành sa sút" không? Thứ hai, đây chỉ là kiểm tra 15 phút - một dạng kiểm tra chớp nhoáng và mới chỉ một lần, làm sao có đủ cơ sở để "thông báo tình hình sức học" mà mời phụ huynh?
Cuối buổi họp giáo viên nói thêm: "Phụ huynh cũng đừng hoang mang vì nhiều em kém hơn nhưng tôi đã rèn luyện và trở thành học sinh khá giỏi". Mới nghe, tất cả phụ huynh chúng tôi đều mừng, nhưng sau mới biết giáo viên có một "cơ sở" dạy thêm ở nhà!
Với tư cách là một phụ huynh, tôi biết ơn vì thầy cô đã quan tâm đến con em mình. Với tư cách là một giáo viên, tôi thông cảm cho cái lo của giáo viên. Nhưng rất mong các thầy cô hãy tìm những biện pháp hữu hiệu hơn để giúp học sinh vươn lên, đừng vì những lý do khác mà gây áp lực với học sinh và phụ huynh. Nếu làm được điều này thì đó mới chính là những thầy cô giáo giỏi, và chúng ta đã có một nền giáo dục tích cực.
Theo Thụy Hiền - Mai Xuân/Tuổi Trẻ
TPHCM: Chuyển cơ sở bồi dưỡng văn hóa sang hình thức dạy thêm, học thêm Ảnh minh họa GD&TĐ - Sở GD&ĐT TPHCM đã đề nghị tất cả các cơ sở bồi dưỡng văn hóa đang hoạt động trên địa bàn thành phố đều phải lập hồ sơ, thực hiện thủ tục giải thể để chuyển sang hình thức dạy thêm, học thêm. Đến nay về cơ bản, các cơ sở bồi dưỡng văn hóa do các trường...