Học sinh Lâm Đồng háo hức trở lại trường sau kỳ nghỉ dài phòng dịch Covid-19
Ngày 4.5, học sinh các cấp tại Lâm Đồng háo hức trở lại trường sau kỳ nghỉ dài phòng dịch Covid-19, riêng học sinh THPT đi học trở lại đạt tỷ lệ 98%.
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Trãi trở lại trường sau hơn 3 tháng nghỉ để phòng dịch Covid-19 – LÂM VIÊN
Cuối giờ chiều 4.5, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết ngày đầu tiên học sinh các cấp trong tỉnh trở lại trường sau kỳ nghỉ dài để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có 98% học sinh THPT đến lớp, riêng học sinh khối lớp 12 đạt 98,4%.
Với cấp THCS, tỷ lệ học sinh đến lớp đạt 97,5%, riêng khối lớp 9 đạt 97,6% . Với cấp tiểu học, tỷ lệ học sinh đến lớp đạt 97,3% và bậc mầm non đạt 70,3%.
Các trường học chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định như khử trùng, làm vệ sinh lớp học để đón học sinh trở lại trường; tổ chức đo thân nhiệt đối với giáo viên, nhân viên và học sinh; thực hiện nghiêm việc sát khuẩn tay và đeo khẩu trang…
Sở GD-ĐT Lâm Đồng chỉ đạo các trường thực hiện việc triển khai day học theo chương trình chính khóa đã được tinh giản; đồng thời xây dựng kế hoạch rà soát, có phương án bổ sung kiến thức cho học sinh đã được dạy qua internet, trên truyền hình trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch Covid-19.
Sở cũng chỉ đạo các trường tổ chức dạy phụ đạo, ôn tập cho học sinh khối lớp 12 ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường hiện nay phải tạm ngừng để tập trung cho việc dạy chính khóa sau khi học sinh trở lại trường.
Lễ chào cờ đặc biệt ngày học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết kỷ lục
Những lớp học chỉ có thầy, cô giữa mùa dịch Covid-19
Khi học sinh nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch Covid-19, hình ảnh những lớp học trống vắng, chỉ có thầy, cô truyền bài giảng qua mạng Internet đã dần dần trở nên quen thuộc.
Dạy học online giữa mùa dịch bệnh
Hơn 1 tháng qua, trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, học sinh tỉnh Quảng Trị buộc phải nghỉ học để hạn chế dịch bệnh lây lan.
Để giúp học sinh củng cố kiến thức, đội ngũ giáo viên các trường học đã tận dụng môi trường internet, các ứng dụng mạng xã hội để trao đổi với học sinh, ra bài tập cho các em làm ở nhà.
Khi học sinh nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch Covid-19, các thầy, cô giáo đã chuyển tải thông tin môn học qua internet để giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức do chưa thể đến trường.
Khi học sinh đang nghỉ học để phòng dịch, các thầy cô giáo vẫn đến trường.
Sau khi Bộ GD&ĐT có công văn về việc tăng cường dạy học qua internet trong thời gian nghỉ học, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã triển khai ngay việc dạy học trực tuyến cho học sinh.
Trước khi triển khai việc dạy học trực tuyến, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình dạy học qua internet và tiếp sóng dạy học qua truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 cho học sinh THPT.
Các thầy, cô giáo triển khai dạy trực tuyến cho học sinh.
Hội nghị tập huấn nhằm trang bị những kĩ năng về lập kế hoạch, thiết kế bài giảng trực tuyến và sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến trên hệ thống mạng xã hội học tập Viettel Study cho toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên của ngành GD&ĐT.
Kế hoạch học tập được công bố để học sinh nắm bắt.
Để có kết quả tốt cho việc học tập của học sinh, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị yêu cầu các cơ sở giáo dục củng cố, ôn tập và dạy học theo chương trình, đảm bảo vừa bám sát và hỗ trợ cho học sinh.
Các ứng dụng giúp học sinh học tập trực tuyến.
Đặc biệt, đối với học sinh lớp 12 tập trung cho các môn thi THPT quốc gia và lớp 9 gồm: các môn Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh. Đối với các khối lớp còn lại sẽ hỗ trợ ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
Học trò nghỉ, thầy cô vẫn đến trường
Thầy giáo Đặng Hoàng Quý - Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, TP Đông Hà cho biết, thực hiện kế hoạch số 442/KH-GDĐT của Sở GD&ĐT Quảng Trị về việc dạy học qua internet trong thời gian nghỉ học, trường THPT Đông Hà đã tích cực chỉ đạo và triển khai công tác dạy học qua internet trên hệ thống mạng xã hội học tập Viettel Study đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
Cô giáo Nguyễn Hoa Lộc truyền đạt kiến thức cho học sinh qua phương tiện online.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tiến hành dạy học qua internet trên hệ thống mạng xã hội học tập Viettel Study, như: cấp tài khoản mạng xã hội cho 100% cán bộ giáo viên (CBGV) và học sinh, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật dạy học qua internet cho CBGV. Tổ chức cho CBGV nghiên cứu tài liệu, thực hành tập trung, phân nhóm theo tổ chuyên môn. CBGV tạo các khóa học, chuyên đề để thực hành giảng dạy trực tuyến trên hệ thống Viettel Study, phân thời khóa biểu cho học sinh các lớp 12 và đăng trên cổng thông tin điện tử của nhà trường để học sinh thực hiện, phụ huynh theo dõi, nhắc nhở học sinh tham gia học...
Theo thầy Qúy, về thời gian học đối với khối 12 thì các môn Toán, Văn, tiếng Anh dạy 2 tiết/tuần, các môn còn lại 1 tiết/tuần, các khối còn lại mỗi môn 1 tiết/tuần.
Thầy Đặng Hoàng Quý đánh giá, bước đầu triển khai, các giáo viên mới tập huấn, làm quen nên đang trong quá trình thích nghi. Nhiều giáo viên đã chủ động lên bài giảng của mình. Tuy vậy, khó khăn về cơ sở vật chất của học sinh ở nhà phục vụ việc học trực tuyến nhà trường cũng chưa có điều kiện nắm bắt được.
Về tốc độ đường truyền, có thể gặp những lúc truy cập vào ứng dụng quá đông người nên đường truyền không ổn định, nhưng Sở cũng khuyến khích sử dụng các ứng dụng khác để giảng dạy.
Thầy Qúy nói rằng, qua nắm bắt, các lớp nhà trường triển khai dạy trực tuyến có đông học sinh tham gia, sĩ số cơ bản đảm bảo.
Học sinh học tập tại nhà.
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Ngọc - giáo viên trường THPT Đakrông cho biết, sau khi tham gia lớp tập huấn của Sở GD&ĐT và nhà trường về dạy học trực tuyến, các giáo viên đã bắt tay ngay vào thực hiện việc dạy học. Thời gian học tập được triển khai từ ngày 26/3 đến nay.
"Hiện giáo viên đang làm quen với việc dạy học online, trong quá trình vừa dạy học, giáo viên vừa điều chỉnh cho phù hợp. Đối với việc dạy trực tuyến, giáo viên sẽ kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh", cô Ngọc cho hay.
Nói về khó khăn, theo cô giáo Minh Ngọc, các em học sinh chủ yếu học qua ứng dụng cài trên điện thoại, lại học nhiều môn nên tiêu tốn khá nhiều dung lượng, một số thiết bị không đủ bộ nhớ lưu dữ liệu, đường truyền có lúc kém ổn định...
Đối với địa bàn miền núi, nhiều em không có thiết bị để học tập. Chính vì vậy, số em đăng ký học trực tuyến chỉ chiếm hơn một nửa sĩ số của lớp.
Thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 khá dài nên mỗi trường tại Quảng Trị đã chọn cho mình một cách làm riêng trong việc hướng dẫn học tập cho học sinh tại nhà.
Một số trường đã triển khai cho giáo viên đưa bài tập, bài kiểm tra đến tận các thôn, bản để hướng dẫn các em học tập, đồng thời thu lại những bài tập phát ra để đánh giá kết quả, chất lượng trong thời gian các em học tập tại nhà.
Ông Lê Văn Tính - Trưởng Phòng GDTH-GDTX (Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị) cho biết, việc học trực tuyến sẽ tạo điều kiện cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và học chương trình học kỳ II năm học 2019-2020, trong thời gian nghỉ học kéo dài do dịch Covid-19. Đối với việc dạy học qua internet, các giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự tham gia và đánh giá được chất lượng học tập của học sinh...
Đối với việc dạy học qua truyền hình, Sở GD&ĐT phối hợp với Đài PTTH tỉnh Quảng Trị tổ chức tiếp và phát sóng chương trình dạy học qua truyền hình. Căn cứ vào chương trình, các đơn vị hướng dẫn và thông báo thời gian tiếp sóng đến giáo viên, học sinh và phụ huynh để được tiếp cận rộng rãi.
Các thầy, cô sử dụng nhiều phương thức để học sinh tiếp cận nội dung bài học. Ảnh: Sở GD&ĐT Quảng Trị.
Để việc dạy học trực tuyến được triển khai thực hiện hiệu quả, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan. Đặc biệt, lưu ý Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố căn cứ kế hoạch của Sở, chỉ đạo các trường lập kế hoạch triển khai đảm bảo phù hợp với tình hình của địa phương và các trường học; phối hợp với Viettel Quảng Trị tổ chức tập huấn cho giáo viên và hướng dẫn học sinh, phụ huynh cùng thực hiện.
Thông báo khung thời gian tiếp sóng của Đài PTTH tỉnh, địa chỉ các nguồn tham khảo cho các trường học trên địa bàn được biết để phối hợp với giáo viên, phụ huynh nhắc nhở, đôn đốc học sinh tham gia học nghiêm túc; chỉ đạo các trường nghiêm túc thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dạy học qua internet và truyền hình đối với học sinh lớp 9 và dạy học hỗ trợ cho các đối tượng học sinh còn lại.
Đăng Đức
Học trực tuyến, trên truyền hình: Cha mẹ có trách nhiệm giám sát Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc học trực tuyến, học trên truyền hình, cha mẹ phải có trách nhiệm giám sát việc học, hỗ trợ học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Đã có rất nhiều ý kiến giáo viên phản ánh, Bộ cần có hướng dẫn cụ thể về việc học trực tuyến, học trên truyền hình, tránh...