Học sinh Kon Tum thích thú học thực nghiệm tài liệu GD địa phương lớp 2
Ngày 26 và 27/4, Sở GD&ĐT Kon Tum đã phối hợp với 6 trường Tiểu học trên địa bàn TP Kon Tum và huyện Đăk Hà tổ chức dạy học thực nghiệm “Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2″.
Sở GD&ĐT Kon Tum tổ chức dạy học thực nghiệm “Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2″.
Theo đó, nhằm xem xét tính khả thi để hoàn thiện Tài liệu trước khi thẩm định và đưa vào thực tiễn, Sở GD&ĐT đã tổ chức dạy học thực nghiệm tài liệu “Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2″. Tại đây có nhiều giáo viên theo dõi, từ đó đưa ra ý kiến đóng góp để hoàn thiện tài liệu.
Bên cạnh đó, thông qua buổi dạy thực nghiệm, Sở GD&ĐT cùng thầy cô giáo đánh giá hiệu quả mang lại, khả năng học sinh vùng thuận lợi và khó khăn tiếp nhận tài liệu. Từ đó có những thay đổi phù hợp với học sinh trên địa bàn toàn tỉnh.
Các em học sinh trường Tiểu học THSP Ngụy Như Kon Tum học thực nghiệm tài liệu GDĐP lớp 2.
Em Hoàng Phương Trúc (lớp 2A7, Trường Tiểu học THSP Ngụy Như Kon Tum) cho biết, trong buổi thực nghiệm tài liệu GDĐP em được học bài “Văn hóa truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum”.
“Trong buổi học em cùng các bạn được biết đến nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc tại Kon Tum. Em rất vui và thích thú khi được tìm hiểu những kiến thức mới về văn hoá của dân tộc Việt Nam.”, em Trúc chia sẻ.
Video đang HOT
Học sinh lớp 2 hào hứng, say sưa tìm hiểu về Lễ hội mừng lúa mới.
Tương tự, em Nguyễn Kỳ Nam (lớp 2D, trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ) tâm sự, thông qua bài học em được biết đến “Lễ hội mừng lúa mới”. Qua đó, em biết được những hoạt động, nét văn hoá, ẩm thực… có trong lễ hội.
“Sau khi nghe cô giảng và xem hình ảnh, video em rất thích lễ hội. Em hy vọng thời gian tới sẽ được tham gia, trải nghiệm lễ hội cùng người dân.”, em Nam nói.
Sở GD&ĐT dạy thực nghiệm tài liệu GDĐP cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cô Huỳnh Thị Thu Vân – Trưởng phòng Mầm non – Tiểu học, Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, nhằm xem xét tính khả thi để hoàn thiện Tài liệu trước khi thẩm định và đưa vào thực tiễn đơn vị đã tổ chức dạy thực nghiệm ở một số trường thuộc vùng thuận lợi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo cô Vân, trong buổi dạy thực nghiệm, giáo viên sẽ linh hoạt thay đổi cách giảng dạy để phù hợp với học sinh từng vùng. Sau buổi dạy thực nghiệm, các giáo viên tham gia sẽ đóng góp ý kiến trước khi thẩm định và đưa vào thực tiễn. Từ đó, đơn vị sẽ có những điều chỉnh, phù hợp với học sinh trên địa bàn toàn tỉnh.
Các em học sinh vùng khó khăn được trải nghiệm múa xoang sau buổi học thực nghiệm.
Cô giáo thổi hồn vào những bài dạy Lịch sử
Để học sinh không còn ngại và "sợ" môn Lịch sử, cô Hoa đã đưa phim ảnh, đoạn nhạc lịch sử vào giảng dạy. Từ khi áp dụng phương pháp mới, các em hào hứng đón nhận và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng.
Học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh hào hứng khi học môn Lịch sử.
Thay đổi cách dạy
Gần 18 năm đứng lớp giảng dạy môn Lịch sử, cô Đặng Thị Thúy Hoa (giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh, thị trấn Đăk Tô, Kon Tum) luôn băn khoăn, trăn trở mãi với câu hỏi "Tại sao thế hệ trẻ không thích học sử nước nhà? Do đó, cô luôn muốn tìm ra những phương pháp dạy mới lạ để các em học sinh yêu thích và hứng thú hơn với môn học này.
Theo cô Hoa, môn Lịch sử có một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Qua đó, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em.
Theo cô Hoa, trong thời gian giảng dạy tại trường cô đã thực hiện nhiều phương pháp đổi mới tích cực, áp dụng dạy học theo hướng tích hợp trong môn Lịch sử. Đặc biệt là "Lồng ghép phim hoạt hình lịch sử và âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử lớp 6, trường THCS Lương Thế Vinh". Qua đó, làm cho tiết học trở nên sinh động, học sinh trở nên thích thú hơn, giúp các em khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học.
Cô Đặng Thị Thuý Hoa thực hiện nhiều phương pháp đổi mới tích cực, áp dụng dạy học theo hướng tích hợp trong môn Lịch sử.
Cô Hoa tâm sự, trong một lần theo dõi chương trình "Hào khí ngàn năm" cô nghĩ đến việc đưa những thước phim lịch sử, đoạn nhạc hào hùng của dân tộc ta vào giảng dạy cho các em học sinh.
Sau đó, cô thường xuyên xem chương trình và phát hiện nội dung là hàng loạt bộ phim hoạt hình lịch sử từ lớp 6 - lớp 7. Năm 2015, cô chính thức đưa nguồn kiến thức mới để áp dụng vào bài giảng trên lớp của mình.
Thời gian đầu các em học sinh tò mò nhiều hơn về những thước phim lịch sử. Sau dần, các em có những chuyển biến tích cực, ghi nhớ kiến thức vừa học ngay tại lớp. Đến khi về nhà, học sinh tốn ít thời gian hơn để học bài. Đặc biệt nhiều em học sinh dân tộc thiểu số xung phong trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
"Chương trình như là một cuộn phim trải dài theo chiều thời gian, từ thời Vua Hùng dựng nước đến hết thời Lê - Trịnh gồm hai nghìn tập. Đồng thời kết hợp với một số bài hát ca ngợi về các anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Sự kết hợp này làm cho môn Lịch sử không còn khô khan, giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Tiết học Lịch sử cũng trở nên nhẹ nhàng hơn mà vẫn đảm bảo được các đơn vị kiến thức trọng tâm của bài học", cô Hoa chia sẻ.
Thư nghiêm "5W 1H"
Qua thời gian học môn Lịch sử bằng phương pháp mới, thành tích học tập của học sinh tiến bộ hơn trước.
Theo cô Hoa, mỗi khi đến tiết học môn Lịch sử các em học sinh rất hào hứng, đón chờ để xem video. Một số đoạn phim cô khai thác có nhiều kiến thức, bổ trợ cho chương trình trong sách giáo khoa khiến học sinh hứng khởi, say mê học tập hơn.
"Trong quá trình dạy môn Lịch sử cho học sinh, tôi chọn lựa một số bài học trong sách giáo khoa để đưa phim ảnh vào. Từ những thước phim trong chương trình "Hào khí ngàn năm" tôi học cắt, ghép và dựng để chọn lấy phần phù hợp nhất giảng dạy cho các em học sinh. Những ngày đầu học tập bằng hình thức mới tôi thấy các em đón nhận rất nhiệt tình. Qua những thước phim, đoạn nhạc các em có thể đoán được nhân vật, trận chiến lịch sử. Từ đó, học sinh có thể ghi nhớ phần nào kiến thức trong quá trình học trên lớp.", cô Hoa chia sẻ.
Em A Rin Siu Kwa (lớp 6A6, dân tộc Xơ Đăng) trước đây thành tích học tập môn Lịch sử chỉ được khoảng 5.0. Tuy nhiên, sau khi học kiến thức thông qua việc xem phim ảnh và đoạn nhạc, kết quả học tập đã tăng lên 8.5.
"Ban đầu em ngại học môn Lịch sử vì nội dung nhiều và khó ghi nhớ kiến thức. Nhưng khi được xem phim, đoạn nhạc lịch sử thì thấy dễ học và ghi nhớ hơn. Do đó trên lớp em đã ghi nhớ được một phần kiến thức, đến khi về nhà chỉ cần bỏ thêm ít thời gian để học.", em A Rin Siu Kwa nói.
Ngoài giảng dạy kiến thức bằng phim, âm nhạc cho các em học sinh lớp 6, cô Hoa còn sử dụng phương pháp này để ôn tập cho các em lớp 9 thi học sinh giỏi.
Cô Hoa cho hay, thời gian tới sẽ thử nghiệm dạy Lịch sử bằng Tiếng anh cho các em học sinh. Theo đó, các em học sinh sẽ trả lời câu hỏi theo công thức 5W 1H. Với công thức này có thể khai thác toàn bộ nội dung liên quan của bài học.
Kon Tum: Tập huấn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Ngày 24/4, Sở GD&ĐT Kon Tum đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2021. Kon Tum tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2021. Tham dự...