Học sinh không đi học thêm và nỗi lo con bị giáo viên ‘trù dập’ của phụ huynh
Nhiều phụ huynh phản ánh con bị giáo viên dùng từ ngữ nặng nề, bạo hành tinh thần chỉ vì lý do không đi học thêm.
Chị V.T.M ( quận Thanh Xuân, Hà Nội) suýt chút nữa mất đi đứa con gái H.K.V (7 tuổi) từ chuyện học thêm, dạy thêm. V có thành tích học tập tốt, gia đình đã thuê gia sư phụ đạo riêng tại nhà nên không có nhu cầu đi học thêm.
Không biết đây có phải là lý do khiến cô giáo chủ nhiệm ác cảm với con gái hay không, nhưng chị M. thấy con thường xuyên bị cô giáo đối xử theo kiểu bạo hành tinh thần. Chị kể, có lần cô giáo chủ nhiệm xé vở và đánh vào tay con. Con phải trốn vào nhà vệ sinh gọi điện cho mẹ khóc nức nở.
Một lần khác, cô giáo kể chuyện gia đình chị M trước lớp. Con chị chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn khóc. Đỉnh điểm cô giao bài kiểm tra yêu cầu kể một câu chuyện về bố. Không ngờ cô còn nói: ” Riêng bạn V không cần làm vì bạn V không có bố” .
Nghe vậy, các bạn khác nhốn nháo quay sang hỏi: “Cô ơi, bạn thế V không có bố à”.
” Tôi không thể tưởng tượng giáo viên hơn 50 tuổi lại có thể cư xử và dùng những thứ gọi là nhục mạ để đánh vào tâm lý của đứa trẻ 7 tuổi “, chị M chua xót.
Tinh thần và sức khỏe của V ngày càng đi xuống. Thấy con như vậy, chị M làm đơn phản ánh lên ban giám hiệu và nhận được câu trả lời gọi là cho có: “Chúng tôi sẽ kiểm tra sự việc có đúng hay không? Nếu có thì cô giáo sẽ bị kỷ luật”.
Kết quả, 5 lần 7 lượt hòa giải không thành công, cô giáo kia vẫn ung dung đi dạy, còn chị M quyết định chuyển trường cho con. ” Sau khi chuyển trường cháu vui hơn hẳn và không còn bị sức ép về tâm lý. Nếu biết như vậy, gia đình đã chuyển trường cho con sớm hơn “, chị M nói.
Hành vi sử dụng chiêu trò o ép học sinh đi học cần phải lên án. (Ảnh: V.N)
N.M.T (Thanh Trì, Hà Nội) đang học lớp 2 cũng từng chịu sức ép khủng khiếp từ giáo viên, vì lý do không đi học thêm. Cách đây vài ngày, anh N.T.D, bố của T làm đơn cho con xin nghỉ học và chuyển sang một ngôi trường khác.
T là học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với lực học giỏi. Gia đình anh D. đặt nhiều niềm tin vào con gái. Anh D cũng đầu tư nhiều tiền cho việc học của con. Tuy nhiên việc học thêm ở trường, anh D. tuyệt đối nói không. Với anh, việc học thêm ở trường không chất lượng bằng việc thuê gia sư bên ngoài. Vậy tại sao phải học một lớp không hiệu quả, học phí lại cao? Ngoài ra, việc cho con đi học thêm để lấy lòng giáo viên là việc anh cực lực phản đối vì anh cho rằng sẽ dạy hư con mình thói xu nịnh, giả tạo.
Chuỗi ngày khủng hoảng tâm lý của T bắt đầu. Ban đầu chỉ là những lời nói bóng gió xa xôi mà một đứa trẻ lớp 2 không thể hiểu được. Tiếp theo là những hình phạt, nhưng câu nói mang tính chất “gây sự” của giáo viên.
Video đang HOT
Đau lòng hơn, T có dấu hiệu bị cô lập ngay trong lớp, làm việc gì cũng không vừa mắt giáo viên. Đôi lần, anh D. gặp ban giám hiệu và giáo viên để phản ánh sự việc nhưng kết quả mọi chuyện chỉ tạm ổn một thời gian rồi đâu lại vào đấy.
Bức xúc vì cách hành xử của trường và giáo viên, anh D làm đơn gửi Phòng Giáo dục. Trong thời gian chờ đợi câu trả lời, anh chủ động cho con xin nghỉ. Đứa trẻ vui sướng như được giải thoát khỏi gông cùm suốt bao lâu nay.
Câu chuyện của V và T không phải là trường hợp hiếm gặp, phản ánh mặt trái của việc dạy thêm, học thêm. Sự việc nữ sinh lớp 10 tại An Giang mới đây uống thuốc tự tử cũng được cho là bắt đầu từ câu chuyện không đi học thêm tại trường. Đây là hồi chuông báo động, cảnh tỉnh một số cá nhân vì lợi ích bất chấp o ép học sinh đi học.
Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trẻ rất dễ bị tổn thương bởi những lời nói, tác động của người lớn. Trong độ tuổi từ 6 đến 10, trẻ như trang giấy trắng. Người lớn làm gì, nói gì đều ảnh hưởng đến nhân cách và sự phát triển của trẻ.
Việc bạo hành tinh thần bằng lời nói, hành vi…sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm. Trường hợp trẻ đi học, giáo viên cần phải có hướng tiếp cận nhẹ nhàng, ôn hòa, tránh lạm dụng những lời nói tiêu cực sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Phụ huynh cũng cần chú ý đến bất kỳ sự thay đổi tâm lý, tinh thần của trẻ.
Theo Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng, những chuyện lạm thu, dạy thêm hầu hết chỉ xảy ra ở các trường công lập, ít khi xảy ra ở trường tư thục. Bản thân thầy cực lực phản đối việc lạm dụng chiêu trò o ép học sinh đi học thêm. Đây là hành vi lệch chuẩn, sai quy định của Bộ GD&ĐT, làm trái đạo đức người thầy.
Ngoài ra, do cơ chế của các trường tư thục như một đơn vị cung cấp dịch vụ. Nếu phụ huynh, học sinh không hài lòng với việc giảng dạy hoàn toàn có thể dừng dịch vụ. Nhưng tại các trường công thì khác. ” Việc dạy thêm, học thêm không dựa trên tinh thần tự nguyện mà sử dụng chiêu trò sẽ làm mất đi hình ảnh của người giáo viên trong mắt học sinh “, thầy Hòa nói.
Giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa đừng so bì với bác sĩ mở phòng khám tư
Dạy thêm vẫn là hoạt động gây bức xúc, là do tính minh bạch của nó chưa đạt được sự đồng thuận của xã hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cho hay, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định về dạy thêm, học thêm nhưng trên thực tế vẫn diễn ra cả ở trong và ngoài trường bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất là ở khu đô thị.
Do đó, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có biện pháp hạn chế việc học thêm, dạy thêm tràn lan và xử lý bệnh thành tích trong giáo dục.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, đang nghiên cứu, xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm nhằm bảo đảm các quy định quản lý về hoạt động này trong và ngoài nhà trường phù hợp với yêu cầu thực tiễn và các quy định của pháp luật.
Hiện nay chương trình, sách giáo khoa của chúng ta vẫn còn rất nặng, mang nặng tính hàn lâm. Thi cử, bằng cấp vẫn đang là áp lực nặng nề lên xã hội, hình thành nhu cầu học thêm, học thêm là nhu cầu có thật, chính đáng của học sinh.
Thế nhưng dạy thêm vẫn là hoạt động gây bức xúc, là do tính minh bạch của nó chưa đạt được sự đồng thuận của xã hội.
Bác sĩ làm thêm, sau khi hoàn thành công tác trong bệnh viện, chữa bệnh cho hai thực thể khác nhau, rất minh bạch.
Giáo viên sáng dạy chính, chiều dạy thêm trên cùng một đối tượng, điều đó làm cho tính minh bạch không có, không đạt như mong muốn.
Xã hội có thể nhìn nhận giáo viên dành việc của buổi sáng để chiều làm, chẳng khác nào học trò phải trả tiền cho cùng một đơn vị kiến thức hai lần.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có biện pháp hạn chế việc học thêm, dạy thêm tràn lan và xử lý bệnh thành tích trong giáo dục. (Ảnh minh họa: Daidoanket.vn)
Nên sửa đổi quy định dạy thêm như thế nào?
Hiện nay, hoạt động dạy thêm, học thêm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, Quyết định số: 2499/QĐ-BGDĐT. Thế nhưng thực tế hoạt động dạy thêm, học thêm vẫn là bức xúc của xã hội.
Thứ nhất: Nên cấm hẳn dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Tại sao lại cấm hẳn dạy thêm, học thêm trong nhà trường? Cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường là chúng ta minh bạch hóa công việc của giáo viên.
Giáo viên không thể dành việc của buổi sáng để chiều làm thêm, tính tiền làm thêm cho học trò phải trả.
Trong nhà trường chỉ dạy phụ đạo cho học sinh yếu, dạy bồi dưỡng nâng cao cho học sinh giỏi, hai hoạt động này tuyệt đối không thu tiền.
Khi dạy thêm ngoài nhà trường là hoạt động kinh doanh có điều kiện sẽ dễ quản lý thời lượng, thời gian học thêm của học trò, giảm áp lực học thêm cho học sinh.
Đặc biệt, tuyệt đối cấm dạy thêm vào ngày lễ, ngày chủ nhật, dạy quá 21 giờ đêm, giúp học sinh giảm áp lực tâm lý, coi học là gánh nặng của mình. Hành vi học sinh tự tử, nhảy lầu... cũng có phần nguyên nhân từ dạy thêm học thêm quá nhiều.
Thứ ba: Cấm các tổ chức kinh doanh dạy thêm bố trí giáo viên dạy thêm lớp có học sinh chính khóa của giáo viên.
Điều này sẽ giúp tránh được hiện tượng giáo viên "lùa" học sinh chính khóa ra các lớp học thêm.
Thứ tư : Văn bản thay thế nên là văn bản mới, không giữ lại văn bản cũ; văn mới thêm hay bớt nội dung sẽ giúp người đọc hiểu rõ văn bản, không phải đối chiếu văn bản đã hết hiệu lực, tránh nhầm lẫn khi thực thi.
Thứ năm : Với chương trình mới (2018), cấm tuyệt đối dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
Chương trình mới có mục tiêu giáo dục cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu như Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm và 10 năng lực cốt lõi, đó là Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ;
Năng lực tính toán; Năng lực tìm hiểu tự nhiên; Năng lực tìm hiểu xã hội; Năng lực Công nghệ; Năng lực Tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất.
Để đạt được mục tiêu của chương trình mới, giáo viên là người phải có phẩm chất và năng lực trước, nếu còn dạy thêm thu tiền chẳng khác gì người thầy không có phẩm chất và năng lực, vậy lấy gì để dạy học trò?
Thực tế hiện nay, giáo viên chưa sống được bằng lương của mình, vì vậy song song với các biện pháp chấn chỉnh dạy thêm tràn lan hiện nay cần có chính sách thu nhập cho giáo viên sống được bằng lương của mình.
Tài liệu tham khảo:
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/cu-tri-de-nghi-bo-gd-dt-co-bien-phap-han-che-day-them-hoc-them-696674.html
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-17-2012-TT-BGDDT-day-hoc-them-139414.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Quyet-dinh-2499-QD-BGDDT-2019-cong-bo-het-hieu-luc-cac-Dieu-Thong-tu-day-them-hoc-them-422996.aspx
Hòa Bình yêu cầu giáo viên không tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu tất cả giáo viên trên địa bàn viết cam kết, đồng thời sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm. Ảnh minh họa Cụ thể, Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu hiệu trưởng các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT, phổ thông dân tộc nội trú THCS, phổ thông liên cấp chỉ đạo...