Học sinh không có điều kiện học trực tuyến thì học qua truyền hình
Đối với những học sinh không có điều kiện học trực tuyến, các trường phối hợp cùng cha mẹ học sinh triển khai thực hiện giải pháp học tập qua truyền hình.
Dành 2 tuần học trực tuyến giới thiệu chương trình, sách giáo khoa
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng vừa có báo cáo gửi UBND TP Đà Nẵng về công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới và dạy – học đầu năm học 2021-2022.
Theo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, khai giảng năm học 2021-2022 sẽ diễn ra vào lúc 7h ngày 5/9. Cụ thể, Chương trình “Đà Nẵng – Chào năm học mới” được phát trên sóng Danang TV vào lúc 7h và Chương trình Khai giảng trực tuyến do các trường thực hiện vào lúc 7h30.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng nhận thức dạy – học trực tuyến là một hình thức hỗ trợ chứ không phải là hình thức chủ đạo nên xác định thời gian đầu sau khai giảng (khoảng 2 tuần), việc dạy – học trực tuyến chủ yếu là giới thiệu chương trình, sách giáo khoa (SGK), phương pháp học tập và củng cố kiến thức cũ.
Sau đó, nếu tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát, Sở sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc dạy – học bài mới trực tuyến cho học sinh trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Năm học 2021-2022, Đà Nẵng tiếp tục khai giảng trực tuyến và trên truyền hình như năm học trước do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo các trường khảo sát tình hình học sinh (về SGK, đồ dùng học tập, trang phục, điều kiện học trực tuyến…) để có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ các em cũng như báo cáo, đề xuất các cấp có thẩm quyền hỗ trợ học sinh trong việc học trực tuyến.
Video đang HOT
Đối với những học sinh không có điều kiện học trực tuyến (điều kiện về máy móc, đường truyền, là F0 đang điều trị, F1 đang cách ly tập trung…), các trường phối hợp cùng cha mẹ học sinh triển khai thực hiện giải pháp học tập qua truyền hình (nội dung do Bộ GD-ĐT thực hiện, phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV7) và Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đang trao đổi để phát sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng).
Đồng thời hướng dẫn giáo viên (đặc biệt là giáo viên lớp 1, lớp 2) gửi bài giảng, bài tập đến phụ huynh học sinh qua các ứng dụng phổ biến, thông dụng như Facebook, Zalo, Email… để phối hợp cùng giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động học tập ở nhà phù hợp với khung thời gian, điều kiện cụ thể và khả năng đáp ứng của gia đình học sinh.
Giáo viên cũng có thể gửi tài liệu giấy để hướng dẫn học sinh học tập (khi điều kiện cho phép). Những em học sinh này khi đi học lại sẽ được khảo sát, đánh giá kỹ để có hình thức hỗ trợ kịp thời nhằm giúp các em theo kịp chương trình.
Khi học sinh đến trường để học trực tiếp, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng sẽ có hướng dẫn các trường việc rà soát, củng cố kiến thức qua thời gian học trực tuyến hoặc tự học, cũng như cần linh hoạt trong việc thực hiện các quy định về nền nếp, kỷ luật nhà trường, tránh tạo áp lực cho học sinh (như học sinh chưa có đồng phục đầu năm học, thiếu đồ dùng học tập…).
Cung ứng SGK, đồ dùng học tập… cho học sinh theo hình thức shipper
Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, nhiều học sinh hiện nay vẫn chưa được trang bị SGK và đồ dùng học tập, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã chủ động hướng dẫn các trường lưu ý đến vấn đề này trong thời gian 2 tuần đầu sau khai giảng.
Sở GD- ĐT TP Đà Nẵng cũng đã báo cáo lãnh đạo UBND thành phố về việc sau khai giảng năm học, nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp, UBND thành phố xem xét cho phép các công ty sách, các nhà sách được hoạt động, cung ứng SGK, đồ dùng học tập… cho học sinh theo hình thức shipper giao hàng hoặc tổ dân phố mua giúp như mua lương thực, thực phẩm thời gian qua, đảm bảo cho học sinh có SGK và đồ dùng học tập khi được học bài mới.
Trước tình hình có học sinh các địa phương khác đang ở Đà Nẵng và học sinh Đà Nẵng đang ở địa phương khác không thể về địa phương mình để bắt đầu năm học mới do dịch Covid-19, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết, đã có công văn chỉ đạo các trường phối hợp tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập tại nơi cư trú.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng đã yêu cầu các trường học báo cáo số lượng giáo viên đang ở các địa phương khác không thể về Đà Nẵng kịp năm học mới hoặc là F0 đang được điều trị, các trường hợp đang cách ly tập trung hoặc đang ở khu vực cách ly y tế để chủ động xử lý. Các trường vẫn phân công nhiệm vụ để giáo viên nhận lớp và tổ chức dạy – học trực tuyến theo hướng dẫn; những giáo viên nào không đảm bảo các điều kiện dạy trực tuyến thì nhà trường chủ động bố trí dạy thay theo đúng các yêu cầu về chuyên môn.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng tiếp tục theo dõi tình hình, trước lúc học sinh có thể đến lớp học trực tiếp, Sở GD-ĐT sẽ đề nghị UBND thành phố cho phép và hướng dẫn để giáo viên và học sinh đang ở ngoài thành phố được trở về Đà Nẵng theo đúng quy định phòng, chống dịch và tham gia trực tiếp vào quá trình dạy – học.
Hà Đông: Chuẩn bị sẵn sàng 2 phương án cho năm học mới 2021-2022
Năm học 2021 - 2022 đang đến gần, trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, quận Hà Đông đã chuẩn bị sẵn sàng chuẩn bị 2 phương án dạy và học.
Sẵn sàng dạy và học online
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, để triển khai tốt việc dạy và học năm học 2021 - 2022, quận Hà Đông đã chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị 2 phương án dạy và học. Trước đó, các trường đã tiến hành họp phụ huynh trực tuyến để truyền đạt phương pháp dạy và học online để cha mẹ học sinh nắm được.
Đến nay, các nhà trường đã chuẩn bị sẵn cho học sinh học trực tuyến ngay từ ngày đầu khai giảng. Quận đã bồi dưỡng xong cho đội ngũ giáo viên trên toàn quận. Đặc biệt, bồi dưỡng cho giáo viên lớp 2 và lớp 6 trong suốt thời gian hè và kết thúc vào ngày 30/8 để chuẩn bị sẵn sàng cho dạy và học trong năm học mới.
Các cô giáo tại Trường Tiểu học Vạn Bảo, Vạn Phúc dọn vệ sinh chuẩn bị sẵn sàng để đón học sinh đến lớp học.
Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng Giáo dục quận Hà Đông: Hiện nay, khó khăn nhất là việc dạy và học online cho học sinh lớp 1. Năm đầu tiên bước vào học và phải tiếp cận học online, quận Hà Đông đã hỗ trợ giáo viên triển khai chương trình dạy học trực tuyến và đã truyền đạt đến phụ huynh hỗ trợ com em của mình tiếp cận với chương trình dạy và học trực tuyến. Giáo viên lớp 1 thời gian đầu dạy học trực tuyến chủ yếu giúp các phụ huynh và học sinh làm quen với công nghệ và chuyển tải phần nào kiến thức có thể chuyển tải được để phụ huynh dạy cho học sinh.
Bà Hằng cũng cho biết, những phần tập viết, uốn nắn chữ thì sẽ tổ chức dạy lại ngay sau khi hết giãn cách, học sinh trở lại trường. Số lượng học sinh tựu trường dự khai giảng ngày đầu tiên trong năm học năm nay là hơn 11.000 học sinh. Hà Đông sẽ thực hiện khai giảng trực tuyến theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.
Được biết, Trường tiểu học Vạn Bảo, phường Vạn Phúc mới đi vào hoạt động năm nay là năm thứ 2. Số học sinh lớp 1 bước vào năm học mới có 170 em. Tổng số học sinh trong nhà trường và 1.000 em.
"Nhà trường đã chuẩn bị 2 phương án, dạy học online và dạy trực tiếp. Đối với lớp 1 nhà trường đã chuẩn bị phương án dạy và học là: Tuần đầu tiên sẽ giúp cho các em làm quen với cô, hướng dẫn tắt bật tiếng trên màn hình máy tính, hoặc điện thoại khi học online, tạo thói quen cho học sinh vào lớp học. Nhà trường không đặt nặng và ép buộc học sinh phải học, để các em từ từ tiếp thu kiến thức. Các giáo viên đã trao đổi với các phụ huynh về giúp cho nhà trường cách truyền đạt đến học sinh cách tiếp cận với các thiết bị công nghệ khi học. Nhà trường đã tổ chức 1 buổi cho các cô - trò làm quen với nhau qua trực tuyến. Các học sinh đã tích cực tham gia, còn bố mẹ học sinh cũng rất ủng hộ giúp đỡ giáo viên và học sinh tiếp cận với nhau", bà Trần Thị Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Bảo cho hay.
Chuẩn bị đủ điều kiện đón học sinh đến lớp
Quận Hà Đông gia tăng dân số khá nhanh, số lượng học sinh năm học này với trên 117.000 học sinh, tăng 6.382 em so với năm học trước. Để đảm bảo các trường, lớp đón học sinh đến học trực tiếp, năm học 2021 - 2022, quận Hà Đông có 137 trường, tăng 4 trường, trong đó có 1 công lập và 3 tư thục, tăng 177 lớp so với năm học trước.
Đến nay, các nhà trường đã chuẩn bị phương án sẵn sàng để đón học sinh trở lại trường sau khi hết giãn cách xã hội. Tại các nhà trường đã chuẩn bị các cơ số về trang thiết bị y tế, như nước khử khuẩn, khẩu trang, đồ bảo hộ, phòng cách ly y tế tạm thời và xây dựng kế hoạch đưa, đón học sinh theo quy định 5K.
Các lớp học được bố trí rộng rãi, thoáng mát và chỉ 2 học sinh/bàn đảm bảo giãn cách trong học tập.
"Nhà trường đã chuẩn bị phương án sẵn sàng để đón học sinh trở lại trường để học trực tiếp như phòng cách ly tạm thời nếu các em có biểu hiện ho, sốt, khó thở và các trang thiết bị y tế, nước khử khuẩn, đo thân nhiệt. Ngay từ năm học trước, nhà trường đã thực hiện đưa và đón học sinh giãn cách, mỗi lớp cách nhau chừng 10 phút, đi theo 2 cổng. Trong lớp sỹ số học sinh chỉ từ 30 - 35 học sinh/lớp nên dễ dàng bố trí cho các em ngồi giãn cách", Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Bảo chia sẻ.
Không để học sinh và phụ huynh phải vất vả trong việc tìm mua sách trong những ngày giãn cách, ngay từ tháng 5 và 6, quận Hà Đông đã chuyển toàn bộ sách giáo khoa tới tận tay các phụ huynh học sinh cho năm học 2021-2022. Cuối tháng 8, các nhà trường cũng đã rà soát lại, một số học sinh chưa nhận được sách thì các nhà trường đã chuyển qua đường bưu điện đến tận nhà học sinh.
Khó khăn nhất của quận Hà Đông khi bước vào năm học này đó là lực lượng giáo viên chưa đáp ứng đủ cho yêu cầu dạy và học. Cụ thể, toàn quận có 3.828 giáo viên. So với biên chế được giao, Hà Đông vẫn còn thiếu khoảng 700 giáo viên. Các nhà trường hiện nay đang chủ động ký hợp đồng giáo viên dạy, nhưng vẫn còn thiếu. Dù đã cận kề năm học mới, nhưng các trường vẫn đang tìm giáo viên để ký hợp đồng, đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy trong năm học 2021 - 2022.
Địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó Covid-19 Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở chủ động báo cáo UBND tỉnh, TP xin ý kiến về việc cho học sinh đi học hay tạm dừng đến trường khi tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp. Học sinh học trực tuyến trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 - M.T Trong nội dung công văn gửi các sở GD-ĐT và các...