Học sinh khối 4,5 học chỉ 8 tuần nhưng vẫn phải làm kiểm tra đến 2 lần
Đã tinh giản thời gian và thời lượng học tập sao lại không thể bỏ đi một lần kiểm tra giữa học kỳ cho học sinh?
Không giãn cách học sinh nhưng vẫn bố trí thời gian các khối lớp về so le
Ngày 11/5, là thời điểm cho học sinh tiểu học của tỉnh Bình Thuận đến trường. Dù không phải thực hiện việc giãn cách giữa các lớp nhưng trường học vẫn thực hiện nghiêm túc việc ra về so le giữa các khối lớp.
Tinh giản chương trình tránh áp lực, cũng nên bỏ bớt số lần kiểm tra cho học sinh tiểu học (Ảnh minh họa: Báo Người lao động)
Giáo viên được phân công hướng dẫn học sinh các khối lớp ra về theo quy định một cách trật tự.
Các khối lớp ra về cách nhau 5 phút, buổi sáng bắt đầu từ 10 giờ 5 phút và kết thúc lúc 10 giờ 25 phút.
Buổi chiều bắt đầu ra về từ lúc 16 giờ 25 phút và kết thúc lúc 16 giờ 45 phút.
Vừa ôn tập để củng cố kiến thức, vừa học để kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ
Với thời gian học không nhiều (sau khi đã tinh giản kiến thức tới 7 tuần) nhưng học sinh vẫn phải kiểm tra đủ 2 lần như bình thường là kiểm tra giữa kỳ 2 và cuối kỳ 2.Tính từ ngày 11/5 tới thời điểm kết thúc năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 15/7 các em học sinh sẽ phải học tổng cộng 8 tuần.
Đây cũng là áp lực không chỉ với học sinh còn cho tất cả các thầy cô giáo dạy khối 4 và 5.
Bởi vì, ngay thời điểm học sinh trở lại trường, giáo viên sẽ phải nỗ lực rất nhiều để ôn lại kiến thức cho các em.
Video đang HOT
Sẽ có không ít em quên hết những gì đã học, thầy cô vừa ôn tập để củng cố lại kiến thức, vừa dạy chương trình mới và tiếp tục ôn tập để các em làm bài kiểm tra giữa học kỳ.
Kiểm tra vừa xong cũng là lúc bắt đầu ôn tập tiếp để cho đợt kiểm tra cuối học kỳ. Chỉ trong một khoảng thời gian khá ngắn, học sinh khối 4 và 5 sẽ phải trải qua 2 lần kiểm tra học kỳ khá căng thẳng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tinh giản thời gian và thời lượng học tập, sao lại không thể bỏ đi một lần kiểm tra giữa học kỳ cho học sinh?
Giãn cách học sinh, 3 thầy cô chia nhau quản 4 lớp
Các trường học tại Đắk Nông thực hiện giãn cách học sinh theo quy định khi đi học trở lại. Song chính điều đó lại gặp áp lực khi các trường không đủ phòng và thiếu giáo viên.
"Áp lực" 1,5 m
Thực hiện giãn cách học sinh, các trường chia mỗi lớp thành 2 lớp học, đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 1,5m giữa các học sinh. Điều này đồng nghĩa, tổng số lớp học của mỗi trường sẽ tăng gấp đôi.
Trường tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) hiện có 419 học sinh các khối với 16 lớp. Thực hiện giãn cách học sinh, nên trường tăng lên 26 lớp. Trong khi đó, trường chỉ có 21 giáo viên đứng lớp.
Đối với khối 1 và 2, trường ưu tiên phân công đủ 1 giáo viên/lớp. Riêng các khối lớp 3, 4, 5 phải thực hiện 3 giáo viên phụ trách 4 lớp.
Tất cả các giáo viên phải thực hiện đứng lớp 2 buổi/ngày mới bảo đảm được cho học sinh học đủ số tiết quy định. Như vậy, trước đây mỗi giáo viên dạy 16 tiết/tuần, hiện nay số tiết tăng lên hơn 30 tiết/tuần.
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) chia 16 lớp thành 26 lớp nhỏ.
Cô Lương Thị Hằng, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho biết, phần lớn học sinh của trường là con em dân tộc thiểu số nên việc nâng cao chất lượng giáo dục bình thường cũng đã gặp nhiều khó khăn. Hiện nay thực hiện giãn cách học sinh cũng phần nào vất vả cho giáo viên hơn.
"Mỗi giáo viên phải cùng lúc dạy trên lớp và quản học sinh ngoài lớp. Do học sinh đông nên buổi sáng giáo viên phải đi sớm để đo thân nhiệt cho từng em, sau đó dạy 5 tiết nên phải 11h trưa mới được về.
Chiều giáo viên lại phải lên sớm để đo thân nhiệt cho học sinh các lớp khác nên gần như thời gian nghỉ ngơi rất ít", cô Hằng nói.
Nhiều giáo viên đứng lớp gấp đôi thời lượng so với ngày bình thường
Thầy Mai Được, giáo viên Trường THCS Quảng Hòa (xã Quảng Hòa, huyện Đắk G'Long) cũng chia sẻ, vì dạy cả ngày, hầu như buổi nào cũng 5 tiết nên giáo viên nào cũng mệt. Nhiều giáo viên cuối ngày là mất giọng vì giảng nhiều.
"Vì học sinh nên tất cả các thầy cô đều cố gắng, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cán bộ, giáo viên và chất lượng dạy, học chung", thầy Được nhận định.
Tại Trường THPT Đắk G'Long, huyện Đắk G'Long, theo lãnh đạo trường này, hiện nay nhà trường phân phối để đảm bảo các em được đi học đầy đủ.
Tuy nhiên, do có một số môn đang thiếu giáo viên nên có người phải dạy đến 26 tiết/tuần, mỗi tiết kéo dài 45 phút. Việc dạy liên tục trong nhiều ngày liền khiến giáo viên này bị mất tiếng khi trở về nhà.
Không đủ phòng, học sinh chỉ học 3 buổi/ tuần
Cũng tại Trường THCS Quảng Hòa, khi thực hiện giãn cách học sinh, trường tăng lên 20 lớp. Vì vậy, để bảo đảm số phòng học, trường phải trưng dụng thêm các phòng chức năng khác làm phòng học.
Thầy Lê Lương Nhiên, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa cho biết: "Vì sử dụng phòng chức năng dạy học nên diện tích có phần hạn chế.
Thời tiết nóng bức trong khi số phòng học tạm này không được trang bị đầy đủ các thiết bị như quạt. Quá trình học, giáo viên và học sinh lại phải đeo khẩu trang nữa nên ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập".
Nhiều trường gặp áp lực về phòng học, bàn ghế khi phải giãn cách lớp học
Ông Đoàn Văn Phương, Trưởng Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Đắk G'Long cho biết, nhiều năm nay các trường trong huyện luôn trong tình trạng thiếu phòng học và thiếu giáo viên.
Một số trường vì thiếu phòng học nên thực hiện giãn cách ngày học, nghĩa là mỗi lớp chỉ học 3 buổi/tuần. Điều này lại dẫn đến khó khăn trong triển khai các nội dung dạy học vì thực tế dù đã thực hiện giảm tải chương trình nhưng phần lớn học sinh lại quên kiến thức quá nhiều.
Hiện tại, tình trạng thiếu phòng học, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Để khắc phục tình trạng này, các trường đã chủ động cho học sinh học xen buổi theo lịch thứ 2, 4, 6 hoặc 3, 5, 7; thậm chí có trường lên kế hoạch học cả chủ nhật.
Việc thực hiện giãn cách học sinh tại các cơ sở đã phần nào ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động dạy, học của các cơ sở giáo dục.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông (áo vàng) đi kiểm tra tình hình thực hiện giãn cách lớp học.
Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Đắk Nông cho biết, qua kiểm tra thực tế, Sở cũng nắm được những khó khăn của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, trong thời điểm chưa công bố hết dịch nên việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch là hết sức cần thiết.
"Mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh chúng ta cùng chia sẻ phần nào khó khăn để đáp ứng được mục tiêu đề ra là vừa học vừa chống dịch, bảo đảm hoàn thành được chương trình học trước ngày 15/7.
Dựa vào tình hình thực tế, Sở cũng sẽ đề xuất UBND tỉnh phương án tổ chức dạy học lại bình thường trên cơ sở bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh", ông Hải thông tin.
Ảnh: Bỏ qua quy định giãn cách, học sinh 'túm năm, tụm ba' sau giờ tan trường Được gặp lại bạn bè sau thời gian dài nghỉ vì COVID-19, nhiều học sinh bỏ qua quy định giãn cách tụ tập đông đúc, trò chuyện rôm rả sau giờ học. Từ đầu tuần này, học sinh cả nước hào hứng đi học trở lại. Để đảm bảo an toàn cho các em, Bộ GD&ĐT ban hành 15 tiêu chí đánh giá...