Học sinh Khánh Hòa với ‘Rô bốt dọn rác trên đầm hồ’
Theo Hoàng Khuê, sản phẩm “ Rô bốt dọn rác trên đầm hồ” giúp việc thu gom rác trên mặt nước hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ môi trường.
Được sự quan tâm của UBND tỉnh Khánh Hòa trong công tác bảo vệ môi trường và cấp nguồn kinh phí hằng năm để tổ chức các hoạt động truyền thông dành cho học sinh trong toàn tỉnh, Sở GD-ĐT đã chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT và các ban ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung hoạt động truyên thông có hiệu quả.
Nói về các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường của Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, trao đổi với báo Đất Việt, bà Hoàng Thị Lý – Phó Giám đốc phụ trách Sở này cho biết, từ năm 2015 đến năm 2019, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa liên tục phát động và tổ chức các cuộc thi sáng tạo các giải pháp bảo vệ môi trường dành cho học sinh khối các Trường THCS và THPT trên toàn địa bàn tỉnh.
Theo bà Lý, năm 2016, Sở tô chưc lê phát động Ngay chu nhât xanh – chung tay vi môi trương” tai các trường THCS va THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (lần thứ I)
Tại lễ phát động, đai biêu, hôi đông nha trương cung các em học sinh đã tiến hành tổng vệ sinh trường học như: nhổ cỏ, thu gom rác, vệ sinh phòng học, sân chơi và trồng cây xanh tạo bóng râm trong khuôn viên trường.
Năm 2017, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cũng phat đông va tô chưc cuôc thi sang tao cac giai phap bao vê môi trương, danh cho hoc sinh khôi cac trương THCS và THPT trên đia ban tinh Khanh Hoa, năm 2017 (lần thứ II).
Học sinh tham dự Cuộc thi sáng tạo các giải pháp bảo vệ môi trường lần II, năm 2017.
Tại Cuộc thi cấp tỉnh có tổng số 117 mô hình, sản phẩm tham gia dự thi, trong đó có 71 sản phẩm đạt giải cá nhân; có 23 đơn vị đạt giải toàn đoàn. Nhiều sản phẩm đã tiếp tục được các nhà trường đầu tư tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và đạt giải cao cấp quốc gia như sản phẩm:
“Xử lý rác thải nhựa dựa vào quá trình phân rã sinh học của 1 số loại sâu” của em Trần Hoàng Mai và em Thái Mỹ Huyền học sinh lớp 9, Trường THCS Võ Văn Ký thành phố Nha Trang đã đạt giải Nhất Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp toàn quốc; Sản phẩm “Hệ thống xử lý nước phèn giúp bà con nông dân” của Nguyễn Chí Phương Thanh, học sinh lớp 11D3, Trường THPT Lý Tự Trọng đạt giải Khuyến khích cấp toàn quốc năm…
Tại cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh năm 2019, bằng kiến thức đã học cùng sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, nhiều học sinh đã biết áp dụng khoa học công nghệ, tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường dùng cho học tập, phục vụ cuộc sống…
Video đang HOT
Theo em Trần Hoàng Khuê (Trường THPT Trần Bình Trọng, Cam Lâm), hàng ngày, các em đi học, đi chơi thường xuyên đi qua đầm Thủy Triều, thấy rác thải sinh hoạt nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lượng rác ngày một nhiều đã ảnh hưởng đến môi trường.
Mô hình sản phẩm “Rô bốt dọn rác trên đầm hồ” được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.
Không ít lần Hoàng Khuê chứng kiến các anh chị đoàn viên, thanh niên ra quân dọn rác theo phương pháp thủ công khá vất vả nhưng hiệu quả chưa cao, do rác thải liên tục di chuyển theo dòng nước, gây khó khăn cho việc thu gom.
Từ thực tế đó, Hoàng Khuê đã chia sẻ với bạn học cùng lớp Lê Trần Trâm Anh về ý tưởng của mình. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo bộ môn Vật lý Nguyễn Thị Thu Huệ, sau thời gian thực hiện, các em đã hoàn thành mô hình sản phẩm “Rô bốt dọn rác trên đầm hồ”. Sản phẩm giúp việc thu gom rác trên mặt nước hiệu quả hơn, thích hợp với nhiều hệ sinh thái nước, góp phần bảo vệ môi trường.
Hoàng Khuê cho biết, khi máy được thả trên mặt nước, người điều khiển chỉ ngồi trên bờ bấm nút điều khiển từ xa, máy sẽ tự động gom rác một cách liên tục. Bộ điều khiển từ xa gồm 2 bộ phận chính: nút điều khiển băng chuyền và nút điều khiển chân vịt.
“Sản phẩm được xem như một trải nghiệm thực tế, chúng em đã vận dụng những gì đã học tập và nghiên cứu thêm những kiến thức về lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ tự động, lập trình. Sau khi sản phẩm hoàn chỉnh, chúng em đã cho chạy thử nghiệm ở đầm, bước đầu máy hoạt động tốt.
Theo tính toán của chúng em, khi pin được sạc đầy bình, máy thu gom được khoảng 10kg rác thải. Thực tế, sản phẩm hiện mới chỉ dừng lại ở mô hình, chúng em mong muốn tiếp tục được nghiên cứu hoàn chỉnh hơn để có thể đưa sản phẩm vào áp dụng thực tế”, Hoàng Khuê nói.
Đánh giá chung kết quả tại các buổi phát động, tuyên truyền bảo vệ môi trường giai đoạn 2015-2019, bà Lý cho rằng: “Đây là những hoạt động rất có ý nghĩa đối với học sinh, với nhà trường, tổ chức đoàn thể và cả các bậc phụ huynh. Các cuộc thi, lễ phát động cũng như các buổi truyền thông đã được các nhà trường phát huy ý thức trách nhiệm, tích cực triển khai thực hiện, phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, các cơ quan truyền thông để đạt hiệu quả cao”.
Tuy nhiên, cũng theo bà Lý, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, còn tồn tại một số hạn chế, đó là: Số đơn vị được tham gia và nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị tham gia còn hạn chế. Toàn tỉnh có hơn 500 đơn vị trường học nhưng với nguồn kinh phí có hạn mỗi năm chỉ tổ chức được trong khuôn khổ trên dưới 30 đơn vị trường học.
Được biết, ngày 1/11, tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra sự kiện Thiếu nhi Việt Nam tìm hiểu và tuyên truyền bảo vệ môi trường Kun Siêu Phàm.
Đây là một trong những hoạt động tuyên truyền cuộc thi CHIẾN BINH XANH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG với sự phối hợp của Bộ GD&ĐT, Bộ TN&MT, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) cùng Hội đồng Đội Trung ương, nhiều cơ quan truyền thông và những người nổi tiếng… tổ chức.
Đây là chương trình tìm hiểu, tuyên truyền bảo vệ môi trường của các em nhỏ tại Đà Nẵng vào tháng 10/2019
Với sự định hướng của Hội đồng Đội trung ương, cuộc thi sẽ trở thành một phong trào thiếu niên mang ý nghĩa thiết thực được tổ chức trên quy mô lớn. Các hình thức dự thi phong phú sẽ góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh sinh động về môi trường sống và những nỗ lực bảo vệ môi trường sống gắn bó mật thiết với các em học sinh mọi vùng miền.
Cuộc thi hứa hẹn tạo bước khởi đầu cho hàng loạt các hoạt động ngoại khóa ở cấp Liên chi Đội hoặc cấp trường… hướng đến những kế hoạch, dự án thường nhật, lâu dài để cải thiện môi trường sống do chính các em học sinh xây dựng, phát triển và thực hiện.
Thu Hoài
Theo baodatviet
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia - Thu hẹp dự án vào vòng chung kết: Học sinh và phụ huynh hoang mang
Năm học 2019-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại thu hẹp số lượng dự án vào vòng chung kết khiến nhiều học sinh thất vọng và phụ huynh hoang mang lo lắng.
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức với mục tiêu khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tế, đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc phổ thông.
Qua 7 năm tổ chức, cuộc thi đã thu hút được đông đảo hoc sinh phổ thông tham gia. Tuy nhiên, năm học 2019-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại thu hẹp số lượng dự án vào vòng chung kết khiến nhiều học sinh thất vọng và phụ huynh thì hoang mang, lo lắng.
Học sinh hoang mang trước việc Bộ GD-ĐT thu hẹp số lượng dự án vào vòng chung kết. Ảnh minh họa
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông là các cuộc thi trưng bày và trao giải cho các phát minh, giải pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ có ích cho đời sống của các học sinh, nhóm học sinh. Các dự án dự thi ở 22 lĩnh vực khoa học như: Khoa học động vật, Hóa Sinh, Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin, Khoa học Trái đất và Môi trường...
Kể từ khi tổ chức trên phạm vi toàn quốc, cuộc thi đã thu hút đông đảo học sinh tham gia ngày càng tăng qua từng năm.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2018-2019, cuộc thi đã thu hút trên 10.000 dự án tham gia ở cấp cơ sở và cấp quốc gia có gần 500 dự án của gần 900 học sinh của 63 tỉnh, thành phố. Qua 7 năm tổ chức, cuộc thi này được nhiều giáo viên, học sinh và chuyên gia đánh giá đã góp phần khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông...
Cô Lê Thị Hòa, giáo viên dạy môn Hóa học, trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy cho biết: "Đối với học sinh trung học, đặc biệt là trung học phổ thông, nếu như các con tham gia vào cuộc thi Khoa học kỹ thuật thì các con sẽ khơi gợi đươc niềm đam mê khoa học, thậm chí các con sẽ sử dụng kiến thức được nhiều môn để giải quyết những vấn đề mà các con đang nghiên cứu. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho những bạn có thiên hướng là đi theo ngành nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học cơ bản".
Em Lê Nguyễn Duy Linh, học sinh lớp 11A, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nam) cho hay: "Đi tham gia thi Khoa học kỹ thuật giúp cho chúng em nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết hơn và cũng được và tăng thêm kiến thức. Đối với các bạn không chỉ nghiên cứu lý thuyết, mà ngoài ra chúng em còn được thực hành, không chỉ giúp cho tầm hiểu biết rộng hơn mà tăng thêm khả năng giao tiếp và kiến thức tốt hơn".
Tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2018-2019, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cũng khẳng định: "Mục tiêu của cuộc thi là giúp cho học sinh khuyến khích các em nghiên cứu khoa học và hướng tới việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học đó vào trong thực tiễn và đây cũng chính là việc chuyển một nền giáo dục từ việc truyền thụ kiến thức sang hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực các em. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường, đổi mới cách đánh giá, đổi mới cách dạy cách học và đây cũng là một chủ trương lớn theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. Có thể nói cuộc thi đã thực sự đi đúng vào những điểm cần trong các nhà trường".
Không chỉ tác động tích cực đến hoạt động dạy và học trong các trường phổ thông mà cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông còn góp phần tạo lập được mối liên hệ, đưa các nhà khoa học cùng các phòng thí nghiệm của các trường đại học, các viện nghiên cứu về gần với trường phổ thông. Thế nhưng, năm học 2019-2020 này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thu hẹp số lượng các dự án được vào vòng thi chung kết so với các năm trước đây.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo, mỗi đơn vị dự thi (là Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục trung học trực thuộc Bộ Giáo dục- Đào tạo, đại học, trường đại học) chỉ được cử 2 dự án dự thi, riêng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh và đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi được cử không quá 4 dự án dự thi, trong khi năm ngoái các đơn vị được cử từ 6 đến 33 dự án vào vòng thi chung kết. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo thu hẹp số lượng các dự án vào vòng thi chung kết khiến nhiều phụ huynh, học sinh thất vọng và lo lắng vì các em đã nghiên cứu, làm dự án tham gia kỳ thi này từ năm học trước.
Một phụ huynh có con học tại trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: "Năm nay nhà trường phát động từ tháng 8, các cháu phấn khởi, nộp hồ sơ theo hướng dẫn của nhà trường, nhưng chỉ khoảng 1 tháng sau lại có thông báo tiếp theo làm cho phụ huynh và học sinh khá hoang mang. Tôi cũng biết việc thu hẹp các đội nhằm nâng cao chất lượng của các dự án nhưng mà việc thông báo này quá muộn, làm cho sự chuẩn bị của học sinh và phụ huynh trong cả thời gian dài từ đầu năm khoảng tháng 1-2 có nhiều dự án có thể bắt đầu từ năm ngoái, đến thời điểm này là gần như các dự án đã xong hết rồi thì cũng khá bất ngờ, các cháu gần như suy sụp luôn".
Thạc sỹ Khổng Minh, giảng viên Khoa Cơ khí- Cơ điện tử, Trường Đại học Phenikaa đã tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu đề tài tham gia cuộc thi cho biết, mục tiêu mà nhiều dự án hướng đến đó là được tham gia vòng chung kết cấp quốc gia. Việc giảm số lượng dự án dự thi vòng chung kết ngay trong năm học này sẽ khiến các em hụt hẫng: "Tôi lấy làm tiếc về việc đấy mình nghĩ rằng càng có nhiều dự án càng có nhiều sân chơi, càng có nhiều cơ hội cho học sinh. Thực ra cũng có thể vì lý do này, lý do khác người ta muốn chọn ra những dự án có chất lượng hơn nhưng mình nghĩ là cứ mở rộng hơn vì là nó cũng là một cách để người học người ta có sự đam mê và sự chủ động. Mình nghĩ là không nên thu hẹp các dự án được lựa chọn để thi cấp quốc gia".
Một số ý kiến cũng cho rằng, viêc nâng cao chất lượng các dự án vào vòng chung kết cấp quốc gia là hợp lý, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên siết chặt khâu chấm thi theo hướng minh bạch, công bằng, đánh giá đúng chất lượng của các dự án chứ không nên thu hẹp số lượng dự án vào vòng chung kết như đã thông báo trong năm học này./.
Theo VOV
Đề xuất cơ chế, chính sách nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ Để thúc đẩy giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học cần xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển tài sản trí tuệ của đơn vị mình cũng như tiến hành thương mại hóa các nghiên cứu khoa học. Giáo sư-tiến sỹ Tạ Ngọc Đôn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo...