Học sinh hưởng lợi từ đổi mới sáng tạo mô hình giáo dục
Những vườn rau xanh mướt, nhiều loại gia súc gia cầm được nuôi thả phong phú trong nông trại nhà trường. Đó là mô hình giáo dục gắn với lao động sản xuất được nhiều trường học vùng cao áp dụng thành công.
Sự đổi mới sáng tạo trong mô hình giáo dục đã giúp HS được học kiến thức một cách trực tiếp, sinh động.
HS Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận ( Hà Giang) nuôi lợn từ thức ăn dư thừa. Ảnh: TG
Từ kiến thức đến ruộng vườn
Khu vườn rộng vài trăm mét với ngút ngàn rau xanh, trong chuồng lợn luôn thường trực 3 – 5 con lớn nhỏ là mô hình “vườn ao chuồng” được các thầy cô và HS Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ – Hà Giang) duy trì nhiều năm nay.
Cô giáo Đinh Loan Vân – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Thành quả lao động sản xuất này sẽ được nhà trường dùng để tăng cường vào những bữa ăn bán trú cho HS. Thậm chí, vào những kì cuộc như Tết, lễ, tổng kết nghỉ hè… HS đều được liên hoan vui vẻ bằng chính những sản phẩm có mình góp công làm ra. Dẫu chỉ mang dáng dấp một mô hình trang trại nhỏ song hiệu quả thu được lại tốt trên cả phương diện kinh tế lẫn trải nghiệm kiến thức cho HS.
Qua trao đổi, cô Đinh Loan Vân cho biết: Tiền mua giống cây và con vật ban đầu được trích ra từ nguồn quỹ nhà trường. Với đặc thù trường nội trú, hàng ngày có hơn 200 HS ăn ở, sinh hoạt tại trường nên lượng cơm canh thừa từ khẩu phần ăn của HS được thu gom tận dụng nuôi lợn. HS các lớp sẽ được GV cắt cử luân phiên và hướng dẫn cách chăm sóc, tưới rau, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại.
Là con em nông dân, nên các em không ngại công việc này, thậm chí đây là cách giúp HS được trải nghiệm và đưa kiến thức trong sách vở ra thực tiễn một cách tự nhiên hiệu quả. Nhiều HS, sau 5 năm học tại trường bên cạnh kiến thức đã thành thạo những công việc chăn nuôi trồng trọt để có thể ứng dụng và hỗ trợ gia đình, người thân.
Video đang HOT
Cô Đinh Loan Vân cũng chia sẻ: Sau thời gian nuôi lợn bằng phương pháp truyền thống, GV, HS nhà trường đã học hỏi và cho lợn ăn bằng cách ủ chua cơm canh thừa mà không cần nấu chín. Qua theo dõi, lợn phát triển nhanh, khỏe mạnh và chất lượng thịt không thua kém, thậm chí lớn nhanh hơn.Với mô hình trường học nông trại này, mỗi năm trường có thể thu hoạch từ 2 – 3 lứa lợn, rau xanh thu hoạch theo tuần, tháng. Lượng rau xanh và thịt lợn sạch do chính tay HS và GV tạo ra đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú.
Trường Tiểu học Bản Xen (xã Bản Xen, huyện Mường Khương, Lào Cai) cũng là một trong những cơ sở thành công về thực hiện giáo dục qua mô hình trường học nông trại.
Trường Tiểu học Bản Xen nằm giữa khu dân cư sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và nuôi cá, gia cầm, gia súc. Nhà trường đã bàn bạc với cộng đồng xây dựng khu nông trại trong trường học gồm ao cá, chuồng nuôi chim bồ câu Pháp, chuồng nuôi ngỗng, gà, khu nuôi dê, vườn rau xanh…
Bà Trần Thị Minh Thu – Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT Lào Cai) cho biết: Từ thực tế triển khai, Trường Tiểu học Bản Xen đã xây dựng được cuốn tài liệu của mô hình gồm 4 bài (4 tiết/bài). Mỗi bài được xây dựng về kĩ thuật chăm sóc và nuôi chồng cây, con cụ thể như chăm sóc dê, gà, ngỗng, chim bồ câu, cá; trồng và chăm sóc rau, hoa. Đáng nói, cuốn tài liệu đã được nhiều trường tiểu học tham khảo và áp dụng hiệu quả.
Thu hoạch rau xanh từ mô hình trường học nông trại tại Trường PTDTBT TH Tả Gia Khâu (Mường Khương – Lào Cai). Ảnh: NTCC
Hướng đi cho trường vùng khó
Theo bà Nguyễn Thị Minh Xuân – Trưởng phòng GD&ĐT Mường Khương: Mô hình trường học nông trại được thực hiện tại trường Tiểu học Bản Xen đã giúp HS có cơ hội được học và cùng nhau làm việc. HS được tiếp cận những điều liên quan mật thiết đến cuộc sống, bên cạnh sự giúp đỡ, hướng dẫn và cổ vũ của thầy cô, cha mẹ và cộng đồng trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như thực hành nghề chăn nuôi, trồng trọt…
Đặc biệt từ khi triển khai thực hiện, nhiều HS đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng giúp mô hình thêm phát triển. Ví như em Lò Văn Đức, HS lớp 4 Trường Tiểu học Bản Xen đã đề nghị dùng dê ăn cỏ thay dao cắt cỏ trên sân trường. Em Lưu Thị Huệ, HS lớp 3 -Trường Tiểu học Bản Xen đề nghị làm máng đựng phân dạng ngăn kéo dưới chuồng chim bồ câu để vừa dễ lấy phân vừa giữ vệ sinh chung cho khu chuồng trại.
Trường học Nông trại của Trường Tiểu học Bản Xen được đánh giá là mô hình giáo dục kết hợp hài hòa giữa học kiến thức nhà trường và học kiến thức từ cha mẹ, cộng đồng. Đặc biệt mô hình này đã và đang được các trường PTDTBT Tiểu học và các trường thuộc vùng nông thôn tỉnh Lào Cai quan tâm và thực hiện.
Cô Đinh Loan Vân – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận cũng bày tỏ quan điểm: Trong số hơn 400 HS của trường thì 99% HS dân tộc và có hoàn cảnh khó khăn. Sau giờ học và những ngày nghỉ, HS vẫn lao động nhiều công việc. Vì vậy, dạy kiến thức là nhiệm vụ quan trọng song dạy kĩ năng sống để các em có thể ứng dụng vào thực tế, hỗ trợ và giúp đỡ gia đình cũng vô cùng cần thiết.
Rõ ràng đổi mới, sáng tạo trong giáo dục đích cuối không chỉ là kiến thức trên sách vở mà còn giúp HS được trải nghiệm và thu nhận nhiều kĩ năng cuộc sống, biết ứng dụng kiến thức, kĩ năng vào thức vào thực tế để tạo ra những giá trị mong muốn. Trường học nông trại chính là một trong những mô hình giáo dục đáp ứng được yêu cầu này. Giúp HS khi ra trường vừa có cả kiến thức vừa có kĩ năng cần thiết để sinh tồn và phát triển.
Với mô hình trường học nông trại, nhà trường không chỉ huy động được sự tham gia của GV trong việc hướng dẫn HS các kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, lao động sản xuất mà bản thân GV và HS cũng phát huy được sự sáng tạo, linh hoạt kiến thức trên sách vở vào thực tế. Những giá trị tạo ra từ mô hình trường học nông trại đóng góp thiết thực vào sinh hoạt đời sống của HS vùng khó, mang tới hiệu quả đa chiều cho HS trong và sau khi ra trường. – Thầy Phùng Thế Tùng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Tả Gia Khâu.
Điểm trường nhiều không trên đỉnh sương mù
Đó là điểm trường làng A Lao thuộc Trường tiểu học xã Lơ Pang (Lơ Pang, Mang Yang, Gia Lai). Nói là điểm trường, nhưng ở đây các em lại thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất. Thiếu phòng học nên nhiều em phải học tập trong ngôi nhà tạm bằng tôn, phòng không quạt, không đèn...
Điểm trường A Lao nằm tựa mình bên dãy núi Lơ Pang, được bao bọc bởi dãy núi Lơ Pang hùng vĩ. Điểm trường có 6 phòng học, với 147 học sinh, trong đó 5 phòng xây và 1 phòng học tạm (ở đây 100% là học sinh đều là người Ba Na).
Phòng học tạm của lớp 2D được dân làng dựng lên bằng những tấm tôn cũ. Phòng học có khoảng 20 em học sinh do thầy Chhơi phụ trách. Giữa cái nắng hơn 35 độ, nhưng phòng học tạm không có quạt. Không những thế, học sinh phải học trong một không gian thiếu ánh vì không đèn điện.
Dù thiếu thốn đủ bề nhưng các em học sinh khá ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô
Trò chuyện với chúng tôi, thầy Chhơi cho biết: Theo kế hoạch được phân công, tôi đã vào dạy tại điểm trường A Lao gần 2 năm. Vì thiếu phòng học nên nhà trường đã tận dụng phòng này để học sinh học tạm, phòng học được làm bằng tôn nên học sinh ngồi học rất nóng, mùa mưa thì bị tạt ướt hết sách vở. Đầu năm 2020, cái bóng đèn duy nhất cũng bị trộm.
A Lao là làng khó khăn nên điều kiện kinh tế và nhận thức của bà con chưa cao. Chính điều này đã gây khó khăn trong việc huy động trẻ tới lớp và duy trì sĩ số. Hằng ngày, các giáo viên thường đến sớm để điểm danh và đi từng nhà để vận động các học sinh vắng học. Việc dạy học ở đây cũng rất khó khăn, bởi các em là người Ba Na, tiếp thu bài còn chậm và tiếng Việt còn chưa rành.
"Bên cạnh đó, vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên các em đều thiếu sách vở, đồ dùng học tập. Giáo viên và nhà trường đã huy động mọi nguồn lực và vận động các nhà hảo tâm nhằm xin quần áo, sách vở, dép... cho các em. Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết với ngành giáo dục vùng cao mà tỷ lệ duy trì sĩ số của trường đạt hơn 90%. Dù khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng các em rất biết nghe lời và chăm ngoan học tập khiến tôi cũng như các giáo viên càng có tâm huyết để bám làng dạy học" , thầy Chhơi chia sẻ.
Lớp học tạm không đèn, không ánh sáng trên đỉnh Lơ Pang
Ngoài phòng học tạm được lợp bằng tôn, tại điểm trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ bề như: nước sạch, sân bê tông, khu vui chơi, thư viện...
Cô Vũ Thị Hợi - Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lơ Pang (huyện Mang Yang, Gia Lai) cho biết: "Trường có giếng khoan nhưng không có nước vì lúc khoan gặp đá bàn. Nhiều năm nay, nhà trường đều phải dẫn nước từ trên núi về cho học sinh sử dụng. Lúc hạn hán, chúng tôi phải đi xin nước của người dân trong làng. Ngoài ra, sân của điểm trường A Lao chưa được bê tông hóa, nên vào mùa mưa học sinh thường bị dính đất đỏ khiến quần áo và sắp vở đều bẩn".
Sân trường bằng đất, không khu vui chơi...
Ông Nguyễn Vĩnh Hoàng - Phó Phòng GD-ĐT huyện Mang Yang cho biết: "Nếu học sinh đi học trái buổi nhau thì sẽ không thiếu phòng. Tuy nhiên, vì người đồng bào đi làm cả ngày nên nhà trường phải bố trí cho đi học vào buổi sáng hết. Chính vì lượng học sinh đông đã khiến cho việc thiếu phòng học xảy ra. Nhiều năm qua, nhà trường đã tận dụng phòng học tạm mà dân làng xây dựng để cho học sinh học. Dự kiến, trong thời gian tới, UBND xã sẽ bố trí nguồn vốn để xây dựng thêm phòng học tại điểm trường A Lao ".
Bàng hoàng phát hiện một lái xe tử vong trong tư thế treo cổ Người dân phường Quang Trung, TP. Hà Giang bàng hoàng phát hiện một nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ sáng ngày 24/4. Hiện trường phát hiện vụ việc Ngày 24/4, lãnh đạo UBND phường Quang Trung, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang cho biết, khoảng 5h50 sáng cùng ngày, người dân trên địa bàn đi qua khu vực tổ...